Bàn tay vàng trong làng ra đề: Mã đề giống hệt nhau nhưng đến khi nhận kết quả thì mấy đứa đi chép bài mới khóc hết nước mắt
Giờ đây, có lẽ việc tìm sự khác nhau giữa các đề còn mất thời gian hơn việc ngồi hoàn thành cả bài kiểm tra, tốt nhất là chúng ta nên tính nước tự lực cánh sinh đi thôi!
Mã đề sinh ra là để ngăn chặn học sinh chép bài, hỏi bài nhau trong giờ thi cử kiểm tra, tuy nhiên với sự láu cá của lũ “nhất quỷ nhì ma” thì việc tìm được đúng mã đề giống nhau để trao đổi dường như vẫn không quá khó khăn.
Nhằm đối phó với tình trạng này, rất nhiều thầy cô đã nghĩ ra những phương pháp làm mã đề siêu lầy lội và độc đáo, từ “không nói đâu, má la” , cho đến thêm một dấu chấm đằng sau chữ cái…, thế nhưng có lẽ tất cả sẽ phải xin hàng trước chiêu thức mã đề đỉnh cao dưới đây!
(Ảnh: Huỳnh Nhi)
Biết được lũ học sinh giờ đã cảnh giác với các chiêu trò quanh phần mã đề thi, giáo viên bá đạo này quyết định từ bỏ việc chỉnh sửa mã đề, mặc kệ để cho chúng giống nhau hàng loạt.
Thế nhưng không có nghĩa là nội dung trong đề sẽ giống nhau đâu nhé, đừng ngây thơ như vậy! Điểm phân biệt sự khác nhau giữa các đề được nhét vào một chỗ mà hầu như học sinh nào cũng nhìn thấy nhưng chẳng bao giờ thèm quan tâm chú ý, đó chính là phần tổng kết số lượng câu trắc nghiệm và tự luận trong bài.
Thế mới nói, chỉ cần thay đổi một chữ số là số phận của các “con dân” học sinh đã được định đoạt. Giờ đây, có lẽ việc tìm sự khác nhau giữa các đề còn mất thời gian hơn việc ngồi hoàn thành cả bài kiểm tra, tốt nhất là chúng ta nên tính nước tự lực cánh sinh đi thôi!
Video đang HOT
Ngay sau khi được chia sẻ trên MXH, phương pháp ra mã đề bá đạo này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm chú ý cũng như bình luận từ các bạn học sinh.
“IQ vô cực, đúng là lũ học sinh có láu cá đến mấy cũng không thể hơn được các thầy cô giáo dạn dày kinh nghiệm!”
“Các giáo viên ngày càng cao thủ, thế này thì xác định các con dân “ngã ngựa” hàng loạt cho mà xem.”
“Trời ơi hy vọng cô giáo của mình không vô tình nhìn thấy chiêu này trên mạng, cô mà học tập thì…ôi thôi thôi không muốn nghĩ đến nữa…”
Theo soha.vn
Chỉ thêm 1 dấu chấm vào mã đề thi, giáo viên khiến học sinh điêu đứng vì làm giống nhau mà kẻ 10 điểm, người 3 điểm
Không thể không ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc sáng tạo đề thi của thầy cô để giảm thiểu tối đa tình trạng gian lận của học sinh.
Một trong những lỗi lầm lớn nhất mà đám học sinh đứa nào cũng mắc phải chính là quay cóp, gian lận trong thi cử. Nhỏ thì nhìn bài đứa kế bên, to hơn chút thì trao đổi bài, to to nữa là mở tài liệu ra chép.
Thầy cô ắt hẳn cũng đau đầu về vụ này lắm, phải nghĩ ra trăm phương nghìn kế để ngăn chặn những "trò mèo" của lũ nhất quỷ nhì ma, khiến chúng trung thực tuyệt đối trong thi cử, kiểm tra.
Thời gian trước, khắp các trường học ở Việt Nam rộ lên trào lưu điền mã đề kiểm tra theo kiểu: Đừng Hỏi Tao, Thầy Nhìn Kìa, Tao Không Biết...
Nhưng đó vẫn chưa là tất cả, mới đây, một học sinh đã chia sẻ lên mạng mã đề cực kỳ bá đạo với IQ vô cực của giáo viên dạy Giáo dục Công dân lớp họ. Thoạt nhìn, ai cũng thấy 2 bài kiểm tra tiết kia có cũng mã đề B. Tuy nhiên, nhìn kỹ lại nào, zoom kỹ lên... Không phải B đâu, mà là B và B. (B chấm). Một dấu chấm bé tí tẹo chẳng ai để ý trở thành ác mộng của mấy đứa quay bài.
Thử nghĩ mà xem, hai đứa ngồi gần nhau, hý hửng vì cùng mã đề B, hý hửng làm, hý hửng chép đến khi nhận kết quả mới chưng hửng vì 2 mã đề chẳng giống nhau chút nhau. Một dấu chấm nhưng có sức mạnh thay đổi cục diện ghê gớm.
Được biết, mã đề bá đạo này là đề kiểm tra môn Giáo dục Công dân 1 tiết của lớp 12A10, của một trường THPT ở TPHCM.
Mã đề B và B. bá đạo như thế này ai mà nhìn ra cơ chứ. (Ảnh: Lâm Phúc Vinh)
Nếu ảnh trên nhìn chưa ra thì nhìn lại dưới này nha!
Nhân chuyện này, dân mạng cũng đua nhau chia sẻ chuyện chép bài ngày xưa. Mấy đứa học giỏi, chăm chỉ học, nghiêm túc làm bài nhưng điểm thường thấp hơn mấy đứa chép bài. Vì đứa chép chỉ cần chép, chữ nghĩa sạch đẹp, đứa tự làm tẩy đi tẩy lại, xoá đi xoá lại nên bài nhận điểm thấp hơn hẳn.
À mà không thể không kể đến mấy đứa chép bài nhưng thích hỏi tại sao làm như thế này, tại sao làm như thế kia, thậm chí còn cãi lại cơ. Nghĩ cũng tội cho mấy đứa nghiêm túc làm bài lắm.
Nghía lại một chút những mã đề bá đạo của thầy cô từng là nỗi ám ảnh của bọn hay chép bài vì chẳng biết hỏi bọn bạn đề gì, hay nhận được câu trả lời cũng hoang mang vô cùng.
Không phải fan bóng đá hay anti mấy đội bóng này thì làm bài làm sao?
Mã đề: Không nói đâu, má la!
Những nỗ lực không ngừng nghỉ chống học sinh gian lận của thầy cô
Theo soha.vn
Thêm một kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM Sáng 18-3, Trường Trung học thực hành thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo sẽ tuyển 105 học sinh lớp 10 chuyên Toán, Văn và Anh văn cho năm học 2019-2020. Học sinh lớp 9 tại TP.HCM. Năm nay các em có thể đăng ký tham dự thi vào lớp 10 với 3 kỳ thi tuyển sinh khác nhau - Ảnh: H.HG....