Bàn tay của những người hay đau ốm, dễ mắc bệnh thường “lên tiếng” cảnh báo qua 5 dấu hiệu này: Ai cũng từng mắc nhưng lại bỏ qua
Không chỉ giúp chúng ta cầm nắm hay làm những việc khác, bàn tay còn là một “trợ thủ đắc lực” của sức khỏe nhờ khả năng phản ánh sớm bệnh tật thông qua 5 dấu hiệu này.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bàn tay là một trong những bộ phận đầu tiên bị lão hóa trên cơ thể con người. Bởi vậy chỉ cần nhìn vào tay cũng đoán được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ độ dài ngón tay cho đến lực cầm nắm đều có thể tiết lộ những bất thường trong cơ thể.
Theo Wendy Denning – bác sĩ tại Trung tâm Y tế The Health Doctor ở London (Anh) chia sẻ, có những thay đổi tuy rất nhỏ nhưng lại ngầm cảnh báo nhiều bệnh đang “làm tổ” trong người, từ tuần hoàn kém cho đến bệnh gan thận. Vậy nên để phát hiện và chữa trị kịp thời, bạn cần phải nhận biết ngay 5 dấu hiệu sau:
1. Lòng bàn tay đỏ ửng lên
Bác sĩ Wendy cảnh báo rằng, lòng bàn tay đỏ tuy khá bình thường với nhiều người nhưng lại là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng làm các mạch máu bị giãn nở. Nó cũng là triệu chứng sớm của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bàn tay đỏ ửng lên bất thường luôn là dấu hiệu cảnh báo bệnh, đừng chần chờ nữa mà hãy đi khám ngay.
Thế nên một khi phát hiện tay mình đang đỏ ửng lên bất thường, bạn cần chủ động đi khám sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn và hạn chế bia rượu xem tình hình có thuyên giảm không.
Video đang HOT
Theo chuyên trang sức khỏe Heath, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì tay sẽ có xu hướng run rẩy nhiều hơn. Ngoài ra nó còn là dấu hiệu ban đầu của Parkinson – một loại bệnh khiến con người không thể kiểm soát được cơ bắp. Đôi khi run tay có thể do bạn đang lo âu, căng thẳng quá mức mà nên.
Nếu tình trạng run tay vẫn tiếp diễn, bạn nên đi khám sớm để tìm ra cách giải quyết triệt để nhất. Một vài phương pháp để cải thiện chứng này thường là tập vật lý trị liệu hoặc thay đổi lại chế độ ăn uống, tránh dùng quá nhiều cà phê, trà hoặc các chất kích thích như rượu bia.
3. Tay mất cảm giác, có cảm giác ngứa ran
Một hôm thức dậy, bỗng tay trở nên mất cảm giác và khi cử động thì nó ngứa ran khó chịu. Lúc này đừng vội hoảng hốt bởi thông thường, đây chỉ là dấu hiệu bạn ngủ đè lên dây thần kinh cảm giác trong thời gian dài, chỉ cần nghỉ ngơi là hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn lặp đi lặp lại mỗi ngày thì ắt hẳn bạn đã mắc bệnh.
Tay run và hay ngứa ran là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Theo đó, những triệu chứng tay mất cảm giác hay ngứa ran có thể là dấu hiệu của các loại bệnh như thoái hóa xương cổ tay, hội chứng ống cổ tay, huyết khối tĩnh mạch chi, thiếu máu hay thậm chí là tiểu đường… Vậy nên, bạn bắt buộc phải đến bác sĩ để xin thêm ý kiến kẻo bệnh trầm trọng hơn.
4. Tay ra mồ hôi liên tục
Đây là dấu hiệu ban đầu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật và cường giao cảm gây nên. Chưa kể mồ hôi còn tiết ra nhiều hơn nếu bạn đang trong trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.
Đổ mồ hôi tay liên tục cũng là triệu chứng khởi phát sau khi mắc bệnh cường giáp hoặc thiếu hụt vitamin D, canxi hay kẽm. Nguy hiểm hơn, đôi lúc triệu chứng này còn cảnh báo cơ thể bị nhiễm độc đến từ thực phẩm hay môi trường bên ngoài. Khi các chất độc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi nhằm đào thải chúng ra ngoài.
5. Tay khô, nhợt nhạt thiếu sức sống
Với phụ nữ nói riêng, bàn tay bị khô và thiếu sức sống “tố cáo” bạn đang uống quá ít nước, khiến tay lẫn làn da mất độ ẩm vốn có. Ngoài ra, tay khô cũng cho thấy chị em bị bệnh chàm, hoặc đang bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen hoặc đang bước vào thời kỳ mãn kinh.
Nếu muốn khắc phục chứng này, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt để cân bằng lại nội tiết tố, kiểm soát sự suy giảm estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để dưỡng ẩm cho bàn tay, ăn thêm nhiều các loại hạt và quả hạch trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Phytonutrient - dưỡng chất thực vật bảo vệ sức khỏe
Nghiên cứu gần đây cho biết uống vài tách cà phê mỗi ngày có thể giảm rủi ro tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm những bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường tuýp 2, trầm cảm, chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (bệnh Alzheimer), hội chứng liệt rung (Parkinson) cùng nhiều loại ung thư phổ biến.
Tăng cường tiêu thụ rau, củ, quả màu sắc đa dạng giúp tăng hấp thụ phytonutrient. Ảnh: Metagenics Institute
Lợi ích này và mối liên hệ với hai hợp chất axít caffeic và axít chlorogenic trong cà phê đặc biệt khiến các nhà khoa học lưu ý. Đây là hai trong số các "dưỡng chất thực vật" phytonutrient - thành phần dinh dưỡng tự nhiên tập trung nhiều ở lớp vỏ, tạo màu sắc, hương thơm và mùi vị cho ngũ cốc, rau củ, trái cây.
Trong các thí nghiệm trước, axít caffeic và chlorogenic được chứng minh có đặc tính kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư thông qua cơ chế trung hòa các gốc tự do, chuyển hóa các chất tiềm ẩn gây bệnh thành hợp chất ít độc hại hơn. Một số nghiên cứu trên chuột còn phát hiện hai loại axít này giúp kiểm soát tốt đường huyết sau khi ăn.
Ngoài cà phê, axít caffeic và chlorogenic được tìm thấy nhiều trong trái cây (như chà là, mận khô, việt quất, táo, lê, đào, ô liu), rau củ, các loại hạt cùng một số gia vị và thảo dược (gừng, quế, hoa hồi, thì là Ai Cập, cỏ xạ hương, lá bạc hà, rau kinh giới, cây xô thơm, hương thảo).
Bên cạnh hai dưỡng chất trên, quercetin và glucosinolate cũng là những phytonutrient quan trọng. Ngoài đặc tính kháng viêm và chống ôxy hóa, quercetin có tiềm năng điều trị ung thư với khả năng thay đổi cách tế bào bệnh phát triển, sinh sôi và di căn. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy bổ sung quercetin cũng giúp cân bằng huyết áp. Nguồn thực phẩm giàu quercetin gồm có ô liu đen, ca cao, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây, táo, mận, mận khô, hành tây, hành tím, hẹ tây, măng tây, bông cải xanh, bí ngòi, kinh giới, rau thơm, đậu xanh, rượu vang đỏ, đinh hương và nụ bạch hoa...
Tương tự, glucosinolate cũng có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và chống ôxy hóa, đặc biệt ngăn nguy cơ ung thư bằng cách kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Glucosinolate hiện diện nhiều trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, cải xoăn, củ cải trắng, cải thìa, xà lách rocket, mù tạt, xà lách xoong, cải bẹ xanh.
Theo các chuyên gia, phytonutrient chủ yếu từ thực vật, do đó khi chế biến cần lưu ý không để nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất. Ngoài ra, chúng ta nên dung nạp nhiều loại phytonutrient khác nhau bằng cách đa dạng hóa nguồn trái cây, rau củ hàng ngày.
Tâm trạng thất thường cảnh báo 9 bệnh này, đi khám ngay! Bạn có tin không, tâm trạng không chỉ là biểu hiện của cảm xúc, nhưng có khi nó cũng báo động những bệnh nghiêm trọng, theo Best Life. Nếu bạn có tâm trạng thất thường, có thể liên quan đến một số bệnh như: bệnh tim, bệnh phổi, tiểu đường, cường giáp, suy giáp, Parkinson, Alzheimer, thoái hóa thần kinh Huntington và rối...