Bạn sẽ phải cân nhắc hơn khi mua thực phẩm nếu biết chúng chứa những thành phần này
Thực phẩm chế biến sẵn rất tiện lợi với cuộc sống bận rộn của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong chúng có thể ẩn chứa những thành phần không được hấp dẫn cho lắm.
1. Dịch tiết hậu môn của hải ly
Vâng, bạn hoàn toàn không đọc nhầm đâu. Castoreum là một phụ gia được chiết xuất từ các chất dịch tiết từ các tuyến gần hậu môn hải ly. Chúng sử dụng chất này để đánh dấu lãnh thổ và thu hút bạn đời. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp thực phẩm, chất này lại được sử dụng như hương liệu thực phẩm. Hương vanilla ngọt, dâu tây và quả mâm xôi trong đồ uống hoàn toàn có thể có nguồn gốc từ nơi kinh dị này.
Thậm chí là dịch tiết hậu môn loài hải ly còn được phép ghi là “hương liệu tự nhiên” trên nhãn thực phẩm.
Theo trang befoodsmart.com, chất Castoreum có thể được tìm thấy trong đồ uống có cồn, các sản phẩm bơ sữa đông lạnh, kẹo cao su, các sản phẩm thịt, bánh pudding, gelatin, kem, hương liệu vani và hương quả mâm xôi…
Những viên kem mát lạnh và ngọt ngào này có thể ẩn chứa thứ nguyên liệu mà bạn không thể ngờ tới.
2. Tóc
L-Cysteine là tên một loại axit amin cấu tạo nên tóc của bạn. Nhưng loại axit amin này cũng đồng thời được sử dụng như một chất để tăng thời hạn sử dụng của nhiều loại bánh mì, bao gồm cả pizza.
Những miếng pizza ngon lành này lại chứa thành phần tương tự tóc.
Chất phụ gia này ngoài chiết xuất từ tóc người còn có thể được lấy từ lông lợn và lông vịt. Nghe thật kinh dị, nhưng may mắn là việc sử dụng chất này đã bị cấm tại châu Âu.
Nghiên cứu từ tổ chức Vegetarian Resource cho thấy rằng thương hiệu McDonalds đã sử dụng L-Cysteine chiết xuất từ lông vịt cho một vài loại bánh mì, tương tự như thương hiệu Dunkin Donuts.
3. Chất chống đông
Chất chống đông được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để chống lại sự vón cục trong quá trình trộn bột bánh. Propylene glycol là một trong những thành phần chính của chất chống đông.
Một lượng nhỏ chất chống đông thường không đủ gây hại cho con người. Tuy nhiên, chất này thực sự có hại với động vật.
Propylene glycol được sử dụng như chất làm đặc và tăng hương vị trong các món tráng miệng và các sản phẩm nướng bánh. Nó cũng được tìm thấy trong sơn, chất dẻo, chất chống đông và chất lỏng làm mát máy bay.
4. Bọ cánh cứng
Phẩm yên chi là loại màu thực phẩm được làm ra bằng cách sấy khô và nghiền rệp son thành bột. Rệp son thường được thu hoạch bằng tay từ những cây xương rồng.
Có thể rất nhiều người đã nghe đến việc phẩm nhuộm đỏ thường được làm từ rệp son, tuy nhiên có thể bạn chưa biết đến việc trên các nhãn thực phẩm chúng sẽ có tên là màu thực phẩm đỏ tự nhiên số 4 hoặc E120.
Bánh kẹo có màu đỏ hoặc hồng sẽ thường chứa phẩm yên chi được nghiền từ những con bọ cánh cứng.
5. Gỗ
Cellulose, hay chúng ta thường thấy gọi là “chất xơ ăn kiêng” có thể thu được từ bột gỗ và bông. Chúng được các nhà sản xuất thêm vào thực phẩm để giảm lượng chất béo và nghe có vẻ lành mạnh hơn. Lần tới khi bạn mua bánh tráng cho món tortilla hay sữa chua uống, hãy để ý thành phần.
Chất xơ có thể thu được bằng cách nghiền bông và gỗ.
6. Chất TBHQ
Tert-butylhydroquinone được sử dụng như là chất bảo quản cho các thực phẩm giàu chất béo. Ngoài ra, chúng còn thường được tìm thấy ở máy bơm xăng. Chất này cũng được sử dụng trong sản xuất xăng diesel sinh học và sơn dầu.
Đây chắc hẳn không phải là thứ mà bạn muốn ăn.
Chất TBHQ đã bị một số nước Châu Âu cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Nếu bạn có một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo, bạn hoàn toàn có nguy cơ nhiễm độc vượt quá mức an toàn.
Trong danh sách thành phần thực phẩm, Tert-butylhydroquinone được gọi bằng cái tên E319. Bánh quy, mì ăn liền, thức ăn nhanh và đồ đông lạnh là những món ăn hay chứa chất này nhất. TBHQ thường có nồng độ cao nhất trong sản phẩm cá đông lạnh.
Cá đông lạnh thường chứa nhiều chất bảo quản và không tốt cho sức khỏe.
7. Sáp
Sáp Carnauba thường được sử dụng để đánh bóng ô tô của bạn và thậm chí là cả kẹo nữa.
Sáp Carnauba được làm từ một loài cây tại rừng nhiệt đới Brazil và chúng được sử dụng với nhiều mục đích. Chúng là sản phẩm tạo độ bóng sáng cho kẹo, lớp phủ bánh ngọt và thậm chí là có trong xi đánh giày!
Thật khó để tin song trên thực tế chất làm bóng kẹo và làm bóng cả giày đều là một.
8. Chất chống cháy
BVO hay dầu thực vật chứa brom được sử dụng trong nước giải khát có chiết xuất cam chanh để ngăn chặn hương vị tách ra và nổi lên trên. BVO cũng được sử dụng như một chất chống cháy trong một số đồ nhựa và đồ nội thất. Uống quá nhiều chất hóa học này và có thể dẫn đến hội chứng nhiễm độc brom được gọi là Bromism, gây ra chứng động kinh.
9. Màu caramel nhân tạo
Được tạo ra bởi sự pha chế hóa học, màu caramel nhân tạo hay còn được biết đến với cái tên E510 là một loại phụ gia thực phẩm phổ biến. Chúng được sử dụng trong từ thịt đến bánh muffin, kẹo ngọt, nước giải khát để tạo ra màu nâu đậm.
Thật không may là chất này còn có khả năng gây ra bệnh đường ruột và khi sử dụng trong thời gian dài.
Ảnh minh họa.
Minh Hồng / Theo Trí Thức Trẻ
Mưa lớn ở Úc làm lộ diện loài giun đất khổng lồ ai xem qua cũng ngỡ là rắn
Không ít người dân ở Úc đã vô cùng ngạc nhiên, hốt hoảng khi bắt gặp loài giun đất to khủng sau khi cơn mưa lớn ở Úc "trút xuống".
Nói đến Úc, ta nghĩ ngay đến xứ sở của loài chuột túi kangaroo nhưng bạn có hay, nơi đây cũng được coi là vùng đất của loài giun khổng lồ?
Sở dĩ nói vậy là bởi khá nhiều lần, cư dân ở bang Queensland, Úc đã bắt gặp những sinh vật giun nhưng lại to như rắn.
Cụ thể, sau trận mưa lớn tại bang Queensland vừa qua, họ đã bắt gặp 1 loài vật kỳ quái - giun đất khổng lồ ở vùng núi Tamborine ở Úc.
Khảo sát cho thấy, chú giun mới được phát hiện này thuộc loài Gippsland. Gippsland là loài giun đất lớn nhất thế giới, chúng có chiều dài trung bình 1m và tối đa có thể lên tới 2m, đường kính thân lên tới 30mm.
Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng số lượng loài Gippsland đang ngày 1 suy giảm. Nguyên nhân là do sự thay đổi môi trường sống và tốc độ sinh sản chậm của chúng.
Để lý giải cho việc vì sao sau cơn mưa lại xuất hiện nhiều giun khổng lồ đến vậy, các chuyên gia nhận định rằng, giun đất có tập tính sống dưới hang sâu, nơi ẩm ướt.
Tuy nhiên, do mưa quá lớn, đất dễ sụt lở nên chúng đã phải bò lên mặt đất vì không thể sống trong điều kiện lòng đất thẫm nước được. Nếu sống trong môi trường thích hợp, giun đất Gippsland có thể sống tới 20 năm.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên người ta bắt gặp những cá thể giun đất khổng lồ.
Vào năm 2014, cô Tamara Simoneau sống tại bờ biển Sunshine, bang Queesland (Úc) đã phát hiện 2 cá thể giun đất khổng lồ - dài lần lượt 60 và 100cm - nằm trên nền gạch trong garage.
1 trong 2 cá thể giun được cô Tamara Simoneau tóm được trong garage.
Khi chụp hình 2 cá thể giun này khoe trên mạng, bạn bè cô đã vô cùng ngạc nhiên và đoán chúng là những con rắn.
Ken / Theo Trí Thức Trẻ
Tức giận vì bị cục đá rơi phá trang trại, người đàn ông không ngờ mình vớ được của hiếm Trong cái rủi lại có cái may, tưởng một cục đá tầm thường, không ngờ lại ẩn chứa những điều bí ẩn kỳ diệu. Bạn sẽ bất ngờ khi biết giá trị thực sự của "cục đá phá hoại" này. Đang sống yên ổn mà bất ngờ có vật thể lại từ trên trời rơi xuống, lại còn phá hỏng cả phần mái...