Bận rộn đến mấy bố mẹ cũng không nên bỏ qua 3 phút quý giá này trong ngày để dành thời gian cho con
Nguyên tắc 3 phút dành thời gian cho con mỗi ngày được chuyên gia tâm lý đưa ra vô cùng đơn giản mà đầy hiệu quả nhưng không phải bố mẹ nào cũng làm theo.
Trái với suy nghĩ thường thấy, không phải chỉ có cách dành hàng giờ mỗi ngày chơi với con thì tình cảm giữa ba mẹ và con cái mới có thể gắn bó khăng khít. Các chuyên gia tâm lí tiết lộ quy tắc 3 phút giúp ba mẹ và con cái luôn gần gũi dù ba mẹ có bận rộn đến đâu.
Nguyên tắc 3 phút bố mẹ nên áp dụng hàng ngày
Cha mẹ dường như lúc nào cũng bận rộn, nếu không phải công việc thì cũng là dọn dẹp nhà cửa hay các việc xã hội khác. Thời gian quý báu mà cha mẹ dành cho con dường như chẳng còn bao nhiêu, thậm chí khi ở bên cạnh con cha mẹ cũng không tập trung mà còn bận nghĩ về bao mối lo toan, hay đơn giản là mải mê check điện thoại.
Theo chuyên gia tâm lí Nataliya Sirotich, Giám đốc trung tâm nghiên cứu trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên Singapore, thói quen dành 3 phút mỗi ngày cho con vô cùng quý báu mà không nhiều cha mẹ làm theo. Nội dung của nguyên tắc 3 phút rất đơn giản, đó là khi bạn về đến nhà, hãy tập trung mọi sự chú ý cho con trong 3 phút. Và cần thực hiện đều đặn không bỏ sót ngày nào. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp các con luôn tin tưởng vào ba mẹ, kể cả khi lớn lên con vẫn giữ niềm tin ấy.
3 phút mỗi ngày có thể đem lại những lợi ích lâu dài (Ảnh minh họa).
Phương pháp thực hiện nguyên tắc 3 phút
1. Giao tiếp ngang tầm mắt
Khi bạn dành thời gian cho con trong 3 phút quý giá này, hãy nhớ giữ tương tác ở ngang tầm mắt của con. Dù là ngồi trên ghế, ngồi dưới sàn nhà hay đang đứng, điều quan trọng là luôn nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp.
Khi đi đón con, hãy nói chuyện về các hoạt động trong ngày của con (Ảnh minh họa).
2. Tuân thủ nguyên tắc 3 phút khi đón con từ trường về
Nếu con đang độ tuổi mẫu giáo thì điều này còn quan trọng hơn nữa. Cả ngày đã không được gặp con nên ba mẹ hãy dành trọn vẹn 3 phút để ôm con, nhẹ nhàng hỏi con về một ngày ở trường. Đừng coi thường những cuộc trò chuyện tưởng như đơn giản này bởi con sẽ nhận ra ngay nếu ba mẹ không thật sự chú ý. Tương tác khi nói chuyện là rất quan trọng. Một mẹo nhỏ để thể hiện sự quan tâm đó là sau khi con nói về những hoạt động của mình thì ba mẹ hãy hỏi cụ thể chi tiết hơn nữa.
Video đang HOT
Hãy nhớ nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp để thể hiện sự chú ý (Ảnh minh họa).
3. Không bỏ qua “3 phút” bất cứ ngày nào
Bạn không nên bỏ qua việc dành thời gian cho con, dù chỉ một thời gian ngắn bởi như vậy, các con cũng thấy việc mình làm hàng ngày không còn quan trọng nữa. Dần dần, con sẽ không muốn chia sẻ và chỉ muốn giữ cho bản thân mình. Đến lúc ấy ba mẹ muốn quan tâm xem con như thế nào thì cũng đã muộn bởi con không mở lòng nữa.
Những hoạt động ba mẹ và bé có thể cùng thực hiện để tăng cường gắn kết
1. Chia sẻ các sở thích của con
Vấn đề mấu chốt ở đây là hãy để con biết bạn muốn dành thời gian cho con và tham gia các hoạt động cùng nhau. Có thể đơn giản chỉ là chơi trò chơi, nấu ăn, làm thủ công… Trong khoảng thời gian này, hãy tập trung chú ý vào con. Những việc khác bạn có thể làm sau đó.
2. Giúp con thoải mái và tin tưởng bạn
Hãy lắng nghe một cách tích cực và chủ động khi nói chuyện với con. Lợi ích lâu dài có thể thấy đó là khi con lớn lên, con sẽ tin tưởng và tâm sự với bạn những khi gặp khó khăn, khi muốn được khuyên nhủ.
Đừng giả vờ tỏ ra phấn khích bởi các con chắc chắn sẽ nhận ra (Ảnh minh họa).
3. Chân thành
Đừng cố tỏ vẻ phấn khích nếu bạn không thật sự cảm thấy như vậy, bởi trẻ con thông minh hơn bạn tưởng rất nhiều, nếu bạn giả vờ chúng sẽ nhận ra ngay.
Tác hại của việc lơ là, bỏ bê con trẻ
Tất nhiên không phải cứ không thực hiện nguyên tắc 3 phút là không quan tâm con cái, nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường khi con lớn.
- Trẻ dễ hình thành tính cách khép kín, con thu mình vào vỏ ốc, không muốn chia sẻ với ai.
- Khi con cần bạn không ở bên thì khi lớn lên con sẽ không muốn nói chuyện với ba mẹ nữa.
- Con không muốn chia sẻ những điều quan trọng trong cuộc sống với ba mẹ.
Chỉ cần quan tâm con thêm một chút mỗi ngày là có thể mang lại những lợi ích lâu dài. Bí quyết là hãy thực hiện một cách liên tục nhất quán và để con biết bạn luôn sẵn sàng bên con trong mọi bước đường đời.
Nguồn: Parent, Zeptha, APA
6 hành động xấu của bé có thể bắt nguồn từ chính cách cư xử "lỗi" của cha mẹ
Các nhà nghiên cứu muốn nhắc nhở phụ huynh về một số hành động xấu mà bé có thể dễ dàng học theo từ chính bố mẹ mình.
1. Cha mẹ không báo trước tình huống - trẻ có thói quen ngắt lời người khác
Nếu bố mẹ có thói quen thường xuyên ngắt lời người khác khi đang nói chuyện, bé cũng dễ dàng học theo hành động xấu này. Hãy dạy con phải chờ đến lượt mình trong cuộc trò chuyện hàng ngày. Ở nhà trong khi ăn tối với gia đình hoặc nói chuyện điện thoại với các đồng nghiệp mình, nếu con muốn nói chuyện với cha mẹ, hãy nhắc con chờ đến lượt của mình.
Gợi ý: Trước khi gọi cho bất cứ ai, hãy nói với con: "Bố/mẹ sẽ nói chuyện điện thoại ngay bây giờ và bố/mẹ không muốn bị gián đoạn cuộc nói chuyện. Bố/mẹ sẽ nói xong khi kim dài trên đồng hồ chỉ đến số đó!"
2. Chiều chuộng mong muốn của con - trẻ khăng khăng đòi mua mọi thứ
Điều quan trọng là trẻ phải học cách kiềm chế ham muốn của mình vì bố mẹ không thể mua mọi thứ và bố mẹ cũng không thực sự cần làm điều đó. Nếu cha mẹ dễ dàng đáp ứng mọi thứ trẻ muốn, chúng sẽ học được rằng sẽ được sở hữu bất cứ món đồ nào ở siêu thị hay cửa hàng nào đó.
Trẻ có thể nghĩ những thứ trong cửa hàng này sẽ không có ở bất kỳ hệ thống nào khác. Chúng không hiểu bố mẹ có danh sách hàng hóa để mua. Vì vậy, bố mẹ hãy cùng con lên danh sách cần mua trước khi đi mua sắm.
Gợi ý: Lập danh sách hàng hóa, vẽ hình nếu bé chưa đọc được chữ. Hãy để con chịu trách nhiệm về danh sách này. Cho trẻ cùng theo dõi danh sách đồ cần mua khi đi mua sắm.
3. Đáp ứng yêu cầu của trẻ ngay tức thì - trẻ không nói những lời lịch sự
Bố mẹ cần bắt đầu dạy trẻ lịch sự càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một số người dạy trẻ dễ dàng, trong khi những người khác cảm thấy khó khăn ngay lần đầu tiên.
Bố mẹ hãy cho con thấy sự kỳ diệu của những lời lịch sự: đừng làm bất cứ điều gì con yêu cầu cho đến khi chúng nói "Làm ơn...", "Xin chào", "Tạm biệt" và "Cảm ơn". Đó là những lời đầu tiên trẻ cần ghi nhớ.
4. Cha mẹ không giới thiệu khái niệm "bí mật" - trẻ dễ nói năng thô lỗ
Một đứa trẻ chưa thể hiểu được rằng có những điều không nên chia sẻ với người khác. Chúng không biết xấu hổ hay bối rối, và chúng không có kinh nghiệm về phản ứng dữ dội của người khác nếu có những lời nói phát ra sai thời điểm. Ngay cả phụ huynh cũng có thể bị rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu nếu không để ý lời nói của mình.
Gợi ý:Bố mẹ cố gắng giới thiệu khái niệm "bí mật tại nhà", có nghĩa là tất cả những điều chúng ta không nên nói với người khác.
5. Cha mẹ đặt ra các rào cản - trẻ sợ rời khỏi bố mẹ
Một đứa trẻ lớn lên sẽ sợ rời khỏi cha mẹ của mình nếu cha mẹ đặt rào cản giữa chúng và các hoạt động bình thường. Như hình minh họa trên, khi bố mẹ ngăn con trượt xuống dưới chân cầu trượt, có một thiết lập trong đầu của trẻ: nếu mình trượt xuống cầu trượt này, mình sẽ bị ngã hoặc quần áo bị rách...
Đó là lý do tại sao khi một phụ huynh có tâm trạng tốt đột nhiên cho phép đứa trẻ đến sân chơi một cách tự do. Lúc đó, đứa trẻ có lẽ sẽ tự biết chọn những trò chơi không mạo hiểm đối với cuộc sống của chúng mà vẫn vui vẻ.
6. Cha mẹ thiếu sự quan tâm - trẻ tìm cách gây sự chú ý
Không có gì ngạc nhiên khi một đứa trẻ không thể biết được những mong muốn của người khác mà chỉ biết những điều chúng muốn. Khi không được chú ý, quan tâm, trẻ sẽ có hành động xấu để tìm cách gây sự chú ý với người khác.
Một tình huống điển hình là nếu cha mẹ dành tất cả thời gian cho con thứ thì đứa con lớn sẽ cảm thấy mình bị "ra rìa", không được đáp ứng những điều chúng mong muốn và tìm mọi cách gây sự chú ý. Chính vì thế, cách ứng xử của cha mẹ là điều rất quan trọng.
Nguồn: Brightside
Giáo dục Singapore: "Học" gắn với "hành" ngay từ mẫu giáo Yếu tố thực hành luôn được đặt lên hàng đầu trong việc giảng dạy và học tập tại Singapore. Một lớp học ở Singapore. (Nguồn: The Finder Singapore) Từ khi trẻ còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mẫu giáo (3 tuổi), trẻ đã được làm quen với các môn thực hành thông qua hình thức "learning journey" (hành trình học tập). Qua đó,...