Băn khoăn về điểm sàn

Theo dõi VGT trên

Đó là băn khoăn của nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh và đại diện nhiều trường ĐH ngoài công lập tại hội thảo về tuyển sinh được tổ chức tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sáng 20-12 với sự tham gia của lãnh đạo 40 trường ĐH ngoài công lập phía Nam.

Một lần nữa, đại diện các trường đề cập vấn đề bất bình đẳng giữa trường công và trường tư. TS Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, cho rằng trường ĐH công được “nuôi dưỡng”, còn ĐH tư phải “tự sống”, do đó trường ĐH ngoài công lập chịu thiệt thòi khi bị ràng buộc bởi điểm sàn. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng cho rằng duy trì điểm sàn là bất hợp lý, đây là rào cản lớn khiến các trường ngoài công lập khó duy trì vai trò đào tạo 40% nguồn nhân lực.

Băn khoăn về điểm sàn - Hình 1

Trong khi đó, một số đại biểu cho rằng với hoàn cảnh hiện nay, khó có thể bỏ “ba chung” và khó phá điểm sàn. Nếu không có điểm sàn, có thể xảy ra chuyện chỉ cần 1-3 điểm thí sinh cũng đậu ĐH. Do đó, điểm sàn cần được cân nhắc hợp lý, bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.

“ĐH ngoài công lập đang tự giết mình khi định vị mình ở vị trí phía dưới và chấp nhận khái niệm phân tầng. Tại sao lại định hình quan điểm sinh viên học trường công thì tốt, còn trường tư thì phải chịu thua kém, thiệt thòi? Không nên phân biệt ĐH công lập và ĐH ngoài công lập mà chỉ nên phân biệt trường nào đào tạo tốt và trường nào đào tạo chưa tốt” – TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, bức xúc.

Theo bà Phượng, các trường cần được đảm bảo thực hiện đúng Luật Giáo dục ĐH, như được quyền xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai phương án. TS Nguyễn Văn Phúc đề xuất các trường ĐH công lập cần trải qua cuộc tuyển sinh quy mô quốc gia để chọn được người tài, còn trường ĐH ngoài công lập cũng như các ĐH có vốn nước ngoài tại Việt Nam cần được tự tuyển sinh và không phụ thuộc vào kỳ thi ba chung.

Nhiều đại biểu cũng đề xuất có một buổi đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Bộ GD-ĐT để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc không chỉ vấn đề tuyển sinh mà còn nhiều vấn đề khác mà các trường ĐH ngoài công lập đang phải đối mặt.

Theo người lao động

Mầm non lao đao thuở "xã hội hóa"

Mười năm qua là một giai đoạn đầy biến cố đối với bậc học mầm non. Từ một bậc học bị đẩy ra "xã hội hóa" mạnh mẽ nhất, mầm non đã được Nhà nước gánh trách nhiệm trở lại.

Tuy nhiên, những hệ lụy hằn khắc vào đời sống tinh thần của xã hội do thiếu trường mầm non công một thuở không dễ gì xóa bỏ.

Video đang HOT

Mầm non lao đao thuở xã hội hóa - Hình 1

Phụ huynh xếp hàng chờ lấy đơn xin học cho con mùa tuyển sinh năm học 2012-2013 ở Trường mầm non Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Thanh)

Trong một buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận hồi đầu năm nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nhắc đến nghị quyết 05/2005/NQ-CP như một điển hình cho mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa một số chủ trương chính sách với thực tiễn khiến lãnh đạo chính quyền các địa phương phải đau đầu tính toán.

Theo ông Thảo, trong những năm gần đây bậc học mầm non của Hà Nội đã phát triển ngược hoàn toàn so với yêu cầu của trung ương. Nếu như nghị quyết 05 đặt ra chỉ tiêu đến năm 2010 số học sinh nhà trẻ học ở các cơ sở mầm non ngoài công lập đạt tỉ lệ 80%, trẻ mẫu giáo là 70% thì hiện nay 85% trẻ mầm non nói chung của Hà Nội lại được học trong các trường công lập. "Nhưng Hà Nội vẫn bị phê bình" - ông Thảo nói.

Thật ra cũng chẳng có cấp trên nào thực tâm muốn phê bình Hà Nội đã không thực hiện nổi nghị quyết. Thậm chí, như một cán bộ quản lý giáo dục cấp sở nói, trong các hội nghị về giáo dục mầm non người ta còn "lờ" đi nghị quyết 05. Có chăng, vào mỗi kỳ tuyển sinh, trên mặt báo đầy rẫy các thông tin kiểu như "trắng đêm xếp hàng" mô tả cảnh trần ai phụ huynh xin cho con vào trường mầm non...

Hà Nội: Gồng mình tìm lối khác

Từ năm 2007 đến nay là giai đoạn ngành mầm non thủ đô chịu áp lực đặc biệt căng thẳng mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Cao trào là năm 2011 khi hàng loạt báo mạng và báo giấy cùng đăng những phóng sự ảnh trắng đêm xếp hàng xin học của người dân ở nhiều trường mầm non công lập (những năm trước chỉ mới lác đác một vài báo phản ánh). Nhiều trường khác dù không có cảnh xếp hàng trắng đêm nhưng đường dây nóng của các cơ quan báo chí nóng rực lên bởi những lời kêu than của phụ huynh khi không biết gửi con ở đâu!

Trường công thì không có chỗ. Trường tư quá đắt đỏ. Các nhóm trẻ gia đình cũng chẳng rẻ hơn được bao nhiêu, lại không yên tâm về chất lượng... Kết thúc mùa tuyển sinh năm 2011, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã phải tổ chức chuyên đề về tuyển sinh mầm non trong một phiên họp báo định kỳ. Tại đây bà Nguyễn Thị Lan Hương, lúc đó là trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Hà Nội, đã "nã pháo" vào nghị quyết 05.

Giờ đây, vừa mới nghỉ hưu, bà Lan Hương vẫn còn ngùn ngụt xúc động khi nói về giai đoạn Hà Nội quyết tâm gồng mình rẽ lối khác khi đối mặt với thực tế nhu cầu nóng bỏng "được học mầm non công lập" của con em người dân thủ đô. Trước khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 150 trường mầm non bán công nông thôn phát triển rất èo uột với điều kiện cơ sở vật chất tạm bợ cũng như hệ thống giáo viên thiếu được đào tạo. "Nghị quyết 05 yêu cầu thúc đẩy xã hội hóa giáo dục mầm non, Luật giáo dục 2005 không cho phép tồn tại loại hình trường bán công.

150 trường bán công nông thôn đứng trước nguy cơ phải chuyển sang dân lập hoặc tư thục và nếu vậy xem như ngành giáo dục mầm non Hà Nội không thể ngóc đầu lên nổi, số trẻ huy động ra lớp dẫu có tăng nhưng chất lượng sẽ không đảm bảo vì người dân làm sao có tiền trả học phí cho những cơ sở tư thục tốt! Hà Nội phải "lách" chủ trương xã hội hóa bằng cách xin chuyển các trường mầm non bán công sang công lập có tự chủ tài chính. Mỗi khi có cơ hội được làm việc với bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân, ngành GD-ĐT Hà Nội lại đặt vấn đề này ra" - bà Lan Hương chia sẻ.

Hà Nội đã chuyển 150 trường mầm non bán công nông thôn sang công lập vào đầu năm 2008. Tháng 8/2008, do mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm 357 trường mầm non bán công nông thôn và số trường này cũng được chuyển sang loại hình công lập vào tháng 4/2009. Trước đó, từ năm 2007, trong làn sóng chủ trương xã hội hóa bổ vây tứ phía, ngành GD-ĐT Hà Nội vẫn kịp thuyết phục được chính quyền TP đầu tư thường xuyên cho các trường mầm non bán công với định mức 2 triệu đồng/học sinh/năm.

TPHCM: Phải xây thêm nhiều trường công lập!

Cùng với Hà Nội, TP.HCM cũng đã sớm giật mình trước tương lai ngành giáo dục mầm non TP khi nỗi lo chỗ học bị đẩy hết sang cho dân khi tiến hành mạnh mẽ chủ trương "xã hội hóa".

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, nhớ lại: "Những năm 2007-2008 là thời gian xảy ra một loạt vụ bạo hành trẻ ở các nhóm trẻ tư nhân, điển hình là vụ bà Quảng Thị Kim Hoa ở TP Biên Hòa, Đồng Nai (về sau bị kết án tù). Đó cũng là những năm hệ thống trường tư phát triển khá mạnh mẽ, nhưng chính từ đó mà chúng tôi nhận ra một số vấn đề.

Trường tư tốt thì học phí cao, ít ra cũng mức 2-3 triệu đồng/tháng/em trở lên. Dân mình phần đông chưa đủ khá giả để cho con học ở những trường tư đó. Trường công thì không đủ trong khi nhu cầu gửi con của người dân rất bức xúc. Vậy là đẻ ra một loạt nhóm trẻ gia đình hoặc trường tư thu giá rẻ ở mức mà dân nghèo có thể chịu được. Nhưng những nhóm, trường đó lại có vấn đề về chất lượng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ".

Trước thực trạng trẻ em bị ngược đãi trong các nhóm trẻ gia đình, đầu năm 2008, lãnh đạo UBND TP.HCM đã triệu tập cuộc họp bàn về giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non. Vấn đề xây thêm trường mầm non công cho TP đã được đặt ra. Một đại diện Hội đồng nhân dân TP.HCM cho rằng TP không thiếu tiền đầu tư xây trường cho trẻ nhưng vướng là nghị quyết 05 về chủ trương xã hội hóa giáo dục và quyết định 161 (ban hành tháng 11/2002) không cho phép tiếp tục xây thêm trường mầm non công lập ở vùng kinh tế - xã hội không thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Trong cuộc họp này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, lúc đó là phó chủ tịch UBND TP.HCM, vẫn tuyên bố: "TP.HCM phải xây thêm nhiều trường mầm non công lập!". Theo bà Hà, các quận huyện cứ mạnh dạn làm, nếu vướng chỗ nào cứ báo cáo, TP sẽ đưa ra thường trực UBND TP để chủ tịch quyết định, vì "nếu không làm là có tội với các cháu".

"Lúc đầu ngành GD-ĐT TP phải thuyết phục các cấp lãnh đạo khi đi ngược lại với chủ trương trung ương. Rất may TP.HCM là một TP năng động. Phó chủ tịch phụ trách văn xã của TP hồi đó đều là phụ nữ, là những người đã từng nuôi con nhỏ như chị Phương Thảo, chị Thu Hà... nên họ rất thông cảm với các phụ huynh. Vả lại, TP.HCM vốn dĩ là địa phương có phong trào xây trường mầm non từ ngay sau giải phóng.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn là chủ tịch UBND TP.HCM đã có câu nói nổi tiếng: "Dành những gì tốt nhất cho trẻ nhỏ". Nhờ thế mà ngành mầm non chúng tôi được sở hữu những trường học được xây, cải tạo từ những biệt thự mặt tiền rất đẹp mà Nhà nước trưng dụng. Tôi nghĩ là TP này chưa bao giờ tiếc tiền xây trường cho trẻ" - bà Kim Thanh tâm sự.

Mầm non lao đao thuở xã hội hóa - Hình 2

Các em học sinh Trường mầm non Đồng Xanh (cơ sở 2), xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM. (Ảnh: Minh Đức)

"Cái chết" của một chủ trương

Sau khi nghị quyết 05 ra đời, ngay trong không khí phấn chấn với chủ trương xã hội hóa này với nhiều bài viết ca ngợi nơi này nơi kia chuyển đổi trường bán công sang tư thục/dân lập ra sao, nhiều nhà chuyên môn, nhiều cán bộ quản lý cũng đã sớm nhìn ra những bất cập của nghị quyết này. Trên báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 5/7/2006, tác giả Ngô Đạt đã đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh chỉ tiêu với bậc học mầm non.

Theo ông Ngô Đạt, trong hướng dẫn triển khai nghị quyết 05, việc Bộ GD-ĐT chỉ đạo "không thành lập mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thành phố, thị xã, vùng kinh tế phát triển" là nguyên nhân vì sao mặt bằng xây dựng các trường mẫu giáo bị đóng băng. Ông Đạt đề xuất trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, Nhà nước phải nhận khó về mình, đóng vai trò chủ đạo, điều chỉnh chỉ tiêu định hướng nghị quyết 05 để nâng tỉ lệ trẻ em tuổi mầm non được nuôi dạy trong các cơ sở giáo dục công lập ít nhất phải đạt 40-50% và có xu hướng tăng dần để đến năm 2020, đa số trẻ em dưới 6 tuổi được nuôi dạy miễn phí trong các trường mầm non công lập.

"Phong trào phản biện" nghị quyết 05 từ Hà Nội, TP.HCM về sau lan dần khắp cả nước bằng một thực tế là chẳng địa phương nào đạt nổi chỉ tiêu 70-80% trẻ mầm non, mẫu giáo được học trong các cơ sở ngoài công lập. Thậm chí hầu như việc chuyển đổi các trường mầm non bán công sang dân lập/tư thục không nhúc nhích khiến vào tháng 5/2009, Bộ GD-ĐT phải ban hành thông tư 11 cho phép (và hướng dẫn) chuyển đổi các cơ sở mầm non bán công sang công lập.

Việc ban hành thông tư này như động thái thông đường giúp hàng ngàn trường bán công trong cả nước chuyển sang công lập. Nhưng động thái chính thức nhận trách nhiệm chăm lo cho thế hệ mầm non đất nước của Chính phủ chính là ở việc ban hành quyết định phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, ký ngày 9/2/2010. Theo đề án này, Chính phủ nhận nhiệm vụ đến năm 2015 sẽ đảm bảo gần 80% trẻ 5 tuổi được học trong các trường mầm non công lập, riêng các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khó khăn là 100%.

Một kết thúc có hậu khác của "phong trào phản biện" nghị quyết 05 là việc Chính phủ ban hành quyết định 60/2011/QĐ-TTg thay thế quyết định 161 với khẳng định "ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, gồm có: ngân sách chi thường xuyên giáo dục và đào tạo, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA".

Rốt cuộc, ít nhất là các bậc cha mẹ - mà trong đó có không ít người từng mặc áo mưa đứng suốt đêm trước cổng trường mầm non để nộp đơn xin học cho con - nay cũng đã tạm yên lòng.

Theo Thư Hiên

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
21:25:10 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệGia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ
21:35:40 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga chia mũi tiến công, bao vây trận địa nóng nhất Ukraine

Nga chia mũi tiến công, bao vây trận địa nóng nhất Ukraine

Thế giới

07:08:47 09/01/2025
Quân đội Ukraine xác nhận các đơn vị của Nga đang cố gắng tiến quân quanh thành phố Pokrovsk và gây sức ép lên mặt trận chiến lược này.
10 lỗi vi phạm mà người đi xe máy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

10 lỗi vi phạm mà người đi xe máy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Pháp luật

07:06:31 09/01/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1.
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Du lịch

07:04:31 09/01/2025
Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.
Công khai lương thực tập sinh ở Nhật, cô gái Việt khiến đồng hương "sốc"

Công khai lương thực tập sinh ở Nhật, cô gái Việt khiến đồng hương "sốc"

Netizen

06:55:48 09/01/2025
Lương thực tập sinh chỉ 16-18 triệu đồng mỗi tháng. Nói chẳng ai tin, đi Nhật làm việc nhưng thu nhập chỉ ngang ở Việt Nam , nữ thực tập sinh Minh Nhật than.
Cuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoái

Cuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoái

Góc tâm tình

06:47:36 09/01/2025
Dịp Tết tôi được chị chồng rủ làm ăn chung, nhưng nghĩ đến cảnh năm ngoái làm ăn cùng chị mà tôi thấy sợ hãi. Tôi kết hôn được 6 năm, chồng hơn tôi 3 tuổi.
Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Ẩm thực

06:37:37 09/01/2025
Hãy cùng vào bếp và chuẩn bị món ngon này, để Tết thêm rộn ràng và tràn đầy yêu thương qua từng miếng thịt thơm ngon!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Phim châu á

06:18:21 09/01/2025
Mới đây, Disney+ đã nhá hàng những hình ảnh đầu tiên trong bộ phim đình đám Tempest. Trong loạt ảnh, cặp đôi diễn viên chính Kang Dong Won và Jun Ji Hyun khoe nhan sắc ấn tượng và khí chất ngút ngàn ở tuổi 43.
Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Phim việt

06:16:58 09/01/2025
Phim điện ảnh Đèn Âm Hồn là bộ phim mang màu sắc tâm linh với một số yếu tố rùng rợn sẽ ra mắt vào mùng 10 Tết Nguyên đán sắp tới.
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Hậu trường phim

06:15:14 09/01/2025
Cô từng là bông hồng lai đẹp nổi tiếng trong giới giải trí. Nhưng vì không thể kiểm soát được cân nặng nên danh tiếng giảm sút, ít lời mời đóng phim.
Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Nhạc việt

06:12:25 09/01/2025
Khổ quá thì về mẹ nuôi - bài hát vừa ra mắt của Noo Phước Thịnh đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả trẻ.
Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Sao âu mỹ

06:11:54 09/01/2025
Angelina Jolie và Salma Hayek, Kate Winslet đã có những màn tương tác vui vẻ khi gặp nhau tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2025 ở Los Angeles (Mỹ) vào cuối tuần qua.