Băn khoăn khảo thí độc lập
Điểm đáng lưu ý của phương án thi THPT quốc gia sau năm 2020 (do Bộ GDĐT đề xuất) là học sinh sẽ thi trên máy tính nhiều lần trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo tiêu chí của Bộ GDĐT tổ chức.
Nhưng theo các chuyên gia, đến thời điểm này chưa thành lập trung tâm tâm khảo thí độc lập, trong khi muốn có những kết quả đáng tin cậy trong kỳ thi THPT quốc gia thì điều kiện cần là năng lực chuyên nghiệp của đội ngũ làm chuyên môn, điều kiện đủ là tính chất “độc lập” của quá trình tổ chức thực hiện khảo thí.
TS Lê Trường Tùng- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT bày tỏ băn khoăn, khi chưa có trung tâm khảo thí độc lập thì việc tổ chức thi ra sao? Nếu trung tâm khảo thí độc lập không thành lập được thì phương án thi mới không thực hiện được. Muốn thành lập được trung tâm khảo thí độc lập thì về mặt quản lý nhà nước cần có cơ chế đòn bẩy.
Còn TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng thì lo lắng liệu hình thức thi trắc nghiệm có đánh giá năng lực thực chất của học sinh không?
Video đang HOT
Theo Dự thảo phương án đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GDĐT. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, “độc lập” ở đây được hiểu là làm việc độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chịu ảnh hưởng, không bị sự can thiệp ở bên ngoài làm sai lệch kết quả.
Để có thể áp dụng kỳ thi THPT quốc gia trên máy tính, ngay từ bây giờ, Bộ GDĐT phải đặt ra lộ trình thực hiện để lứa học sinh đầu tiên trong Chương trình GDPT mới áp dụng được kỳ thi này. Trong khi hiện nay chỉ có một trung tâm khảo thí độc lập tham gia vào đánh giá các trường ĐH chứ chưa có thử nghiệm trên kỳ thi tốt nghiệp. Các trung tâm khác thuộc các tổ chức xã hội cũng chưa làm chuyện này, số chuyên gia hiểu sâu và làm khảo thí cũng chưa nhiều. Điều này không thể không khiến người dân băn khoăn…
Dung Hòa
Theo daidoanket
Nhiều ý kiến ủng hộ thi THPT quốc gia 2021 trên máy tính
Sau khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020, nhiều ý kiến đã ủng hộ tổ chức thi trên máy tính.
Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tại Văn phòng Chính phủ sáng 25/9, nhiều ý kiến thống nhất cần áp dụng công nghệ vào kỳ thi, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Xuân Phú
Cụ thể, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Kỳ thi rất mở, mở về đối tượng, mở về không gian, thời gian, mở về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đáp ứng được Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, Dự thảo cũng giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế, đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.
Tuy nhiên để triển khai, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho rằng, cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi. Năng lực của cán bộ tham gia tổ chức thi và các thầy cô giáo cũng phải được quan tâm, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin, tập huấn cho đội ngũ kĩ càng trước kỳ thi. Đồng thời phải phân cấp thật tốt: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, địa phương, các trường... trong tổ chức thực hiện.
Nói về phương án thi sau 2020, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng, cần tích cực chuẩn bị chu đáo nhất cho lộ trình từng bước tiến hành thi trên máy.
Trong khi thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch phát triển các vùng miền, tính toán từng bước cẩn trọng, có lộ trình hợp lý để tránh xáo trộn không cần thiết. Cần quan tâm xây dựng ngân hàng đề thi, hạ tầng công nghệ - nội dung này có thể huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là DN.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thanh Long cũng đồng tình có lộ trình phù hợp áp dụng thi trên máy tính, nhưng cần sớm hoàn chỉnh ngân hàng đề thi và có cập nhật, bổ sung hàng năm. Lộ trình đổi mới, hoàn thiện kỳ thi cần được công bố để người dân hiểu rõ.
Cơ bản nhất trí với dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 GS Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, như kiểu thi PISA, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.
Nhận định phương án tổ chức thi sau 2020, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội GS Nguyễn Văn Minh cho biết, cần phải xem tác động đối với xã hội, người học, tác động để có nguồn nhân lực trong tương lai ra sao và tác động đến đổi mới nói chung. Muốn hay không muốn cũng phải đưa công nghệ vào, nhưng cần quan tâm các điều kiện đảm bảo tính khả thi: Hình thức tổ chức ra sao, ngân hàng đề thế nào, hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị và cuối cùng là các chế tài và lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn ủng hộ áp dụng công nghệ vào kỳ thi và cho rằng việc này cần làm khẩn trương nhưng có lộ trình từng bước chắc chắn. "Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được" - ông Sơn nói.
Theo kinhtedothi
Thi trên máy tính: Cần có lộ trình chắc chắn Với việc thi trên máy tính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải có lộ trình để thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh; làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần. Phiên họp sáng 25-9 Tại phiên họp này 25-9 của Hội đồng Quốc...