Băn khoăn chứng chỉ ngoại ngữ giáo viên

Theo dõi VGT trên

Giáo viên phải mất cả gần tháng lương để ‘học’ ngoại ngữ nhằm có một tấm chứng chỉ bổ sung cho hồ sơ viên chức, liệu những tấm giấy chứng chỉ A2, B1 bây giờ có khác gì tấm chứng chỉ B ngày trước?

Băn khoăn chứng chỉ ngoại ngữ giáo viên - Hình 1

Thời gian gần đây, nhiều giáo viên phổ thông khi nghe thông tin phải có chứng chỉ A1, A2 (tùy cấp học) thì đổ xô đi học ngoại ngữ nhưng vẫn còn rất nhiều băn khoăn.

Chứng chỉ nào quan trọng để tốt nghiệp?

Khi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục thì ngoài chuyên môn, các cơ quan tuyển dụng đều yêu cầu phải có các văn bằng chứng chỉ về ngoại ngữ và tin học. Chính vì thế, sinh viên đều phải tranh thủ thời gian học thêm chứng chỉ ngoại ngữ nhằm đáp ứng với yêu cầu tuyển dụng sau này.

Những năm gần đây, các trường ĐH yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ mới được cấp bằng tốt nghiệp nên khi sinh viên ra trường thì chuyện chứng chỉ ngoại ngữ đã gần như đều hoàn tất.

Trong đó, có trường yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có kiến thức ngoại ngữ trình độ B, C, trường khác yêu cầu chứng chỉ TOEFL, IELTS, TOEIC nhưng có trường chỉ yêu cầu tối thiểu trình độ A. Nhưng phần nhiều các trường ĐH yêu cầu sinh viên ra trường những năm qua phải có chứng chỉ B.

Tuy nhiên, ngoài yêu cầu về chứng chỉ thì sinh viên sư phạm các trường ĐH phải học tiếng Anh tương đối nhiều. Đa số các trường ĐH sư phạm dạy tiếng Anh với thời lượng 300 tiết vừa thông dụng, vừa chuyên ngành.

Nhưng trớ trêu là học nhiều như vậy nhưng nhiều trường vẫn bắt buộc sinh viên phải học ở trung tâm thuộc quản lý của trường ĐH mà sinh viên đang theo học mới công nhận đạt yêu cầu để tốt nghiệp.

Như vậy, hàng chục năm qua chúng ta vẫn rất lúng túng trong cách chỉ đạo và công nhận chứng chỉ ngoại ngữ cho sinh viên, trong đó có sinh viên các trường sư phạm. Vô tình, sinh viên dù học trong các trường ĐH, CĐ công lập cũng đều phải đóng tiền để học thêm ngoại ngữ nhằm được công nhận có chứng chỉ ngoại ngữ.

48 tiết để làm “bùa hộ thân”?

Video đang HOT

Hiện chỉ có 10 cơ sở giáo dục đào tạo được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Những nơi này gồm: Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế), Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH CầnThơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Vinh.

Chính vì chỉ có 10 cơ sở được bộ cho phép nên các cơ sở phải liên kết với các sở GD-ĐT, các trung tâm ngoại ngữ ở các địa phương để đào tạo và cấp chứng chỉ.

Hàng loạt chiêu quảng cáo ở các trung tâm liên kết và cả những thông báo của sở GD-ĐT để mở lớp “rà soát” rồi đào tạo và dĩ nhiên là học viên đăng ký học ngày một nhiều vì ai cũng phải lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Chúng tôi đã liên hệ với một trung tâm ngoại ngữ liên kết với một trường ĐH kể trên để tham khảo thì thời gian học là 6 tuần vào thứ bảy và chủ nhật, học phí 3.200.000 đồng (chưa kể phí khi thi).

Như vậy, mỗi học viên phải nộp 266.000 đồng/buổi học, số tiền không hề ít đối với giáo viên. 12 buổi thì mỗi buổi giỏi lắm cũng chỉ có thể học được 4 tiết thì quá trình học cũng chỉ có tối đa 48 tiết.

Điều chúng tôi trăn trở là ở ĐH, sinh viên chỉ có mỗi chuyện học mà học những 300 tiết, cộng thêm mấy tháng trời học ở trung tâm mới có bằng B ngoại ngữ… còn chưa được tin tưởng mà bây giờ khó khăn gấp nhiều lần thời sinh viên thì các học viên là giáo viên sẽ lĩnh hội được bao nhiêu kiến thức ngoại ngữ?

Bộ GD-ĐT hướng dẫn thi, xét thăng hạng giáo viên đều phải có chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Rồi dự thảo chuẩn giáo viên các cấp học đều yêu cầu chứng chỉ bậc 1, bậc 2, bậc 3 (tùy vào cấp học). Liệu những tấm giấy chứng chỉ A2, B1 bây giờ có khác gì tấm chứng chỉ B ngày trước? Giáo viên phải mất cả gần tháng lương để “học” nhằm có một tấm chứng chỉ bổ sung thêm cho hồ sơ viên chức?

Chứng chỉ bậc 2, bậc 3 của khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam là vấn đề “cần có” hay “cần thiết” cũng là một câu hỏi.

Theo tuoitre.vn

Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công

GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999 đã đến TP Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 14. Tại đây, GS Gerard &'t Hooft đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu để thành công trong khoa học.

Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công - Hình 1

Giáo sư Nobel Vật lý

Giáo sư Gerard 't Hooft (sinh ngày 05 tháng 7 năm 1946 tại Hà Lan) là nhà vật lý lý thuyết và giáo sư tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1999. Các tác phẩm của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen , trọng lực lượng tử và các khía cạnh cơ bản của cơ học lượng tử. Đóng góp của ông cho vật lý bao gồm một bằng chứng rằng các lý thuyết đo được đều có thể tái chuẩn hóa, chuẩn theo chiều không gian, và tuân theo nguyên tắc holographic.

Gerard 't Hooft tỏ ra quan tâm đến khoa học khi còn rất trẻ. Khi giáo viên trường tiểu học của ông hỏi ông muốn gì khi lớn lên, ông mạnh dạn tuyên bố "một người hiểu biết mọi thứ".

Sau khi học tiểu học, Gerard đã tham dự Dalton Lyceum, một trường học áp dụng các ý tưởng của Kế hoạch Dalton, một phương pháp giáo dục phù hợp với ông. Ông dễ dàng vượt qua các khóa học về khoa học và toán học, nhưng đã phải vật lộn với các khóa học ngôn ngữ của mình.

Tuy nhiên, ông đã thông qua các lớp học của mình bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, cổ điển Hy Lạp và Latin. Ở tuổi mười sáu, ông đã giành được một huy chương bạc trong Olympiad Toán học thứ hai của Hà Lan.

Chia sẻ với báo chí ngày 9/5, bên lề "Gặp gỡ Việt Nam 2018", GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý cho biết, chúng ta phải có một hệ thống giáo dục đúng cho người dân. Ngay cả những người đoạt giải Nobel thì từ tiểu học phải được hưởng một nền giáo dục đúng cách, trong đó có ngôn ngữ.

" Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công", GS Gerard &'t Hooft chia sẻ.

Đây là lần thứ 2, GS Gerard &'t Hooft sang Việt Nam dự Hội thảo "Gặp gỡ Việt Nam" do GS Trần Thanh Vân mời, ông nhận định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển khoa học và đó là tiền đề tốt để cho khoa học phát triển.

"Khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Tôi cho rằng các bạn cần có nhiều hơn những cuộc thảo luận quốc tế như thế này, để bàn thảo nhiều vấn đề về phát triển khoa học, bao gồm cả những vấn đề khoa học với xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nắm bắt các vấn đề liên quan" - GS Gerard &'t Hooft nhấn mạnh.

GS Gerard &'t Hooft cho biết, các nhà khoa học có thể không tham gia vào xây dựng chính sách về khoa học, nhưng họ rất mong muốn có chính sách để phát triển khoa học, nhất là việc xây dựng chính sách để khích lệ nghiên cứu khoa học trong thế hệ trẻ, đó là điều rất quan trọng mà các quốc gia cần quan tâm.

"Giống như một con chim sải cánh ngoài biển khoa học bao la, nếu nó không có được sự khởi đầu sớm thì sẽ không thể bay cao, bay xa được. Một người nếu được khích lệ, đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học từ sớm thì chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt hơn" .

GS Gerard &'t Hooft chia sẻ, ông đã có dịp gặp gỡ và giao lưu với nhiều sinh viên Việt Nam, ông cho cho hay, sinh viên Việt Nam rất nhiệt tình. Tuy nhiên, các bạn trẻ Việt Nam cần đi ra ngoài nhiều để hiểu biết thêm về cuộc sống ngoài Việt Nam.

GS Gerard &'t Hooft lấy bằng tiến sĩ năm 1972. Sau khi nhận được học vị tiến sĩ của mình, ông có một học bổng tới CERN tại Geneva. Năm 1974, ông trở lại Utrecht là một trợ lý giáo sư.

Năm 1976, ông được mời vào vị trí khách mời tại trường đại học Stanford và là một giảng viên của trường Đại học Harvard với tư cách là giảng viên Morris Loeb.

Năm 2007, Ông trở thành tổng biên tập cho Foundations of Physics, nơi ông tìm cách đưa tạp chí này khỏi cuộc tranh luận về lý thuyết ECE và giữ vị trí này cho đến năm 2016. Ngày 1 tháng 7 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự của Đại học Utrecht.

Hai giáo sư đạt giải Nobel là GS vật lý Gerard t'Hooft và GS kinh tế Finn Kydland sẽ đến Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề "Khoa học để phát triển" diễn ra từ ngày 9 và 10-5 tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam với mục đích đối thoại khoa học giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đại diện của các tổ chức quốc tế. Hội thảo là một trong 18 hoạt động của chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14.

Hội thảo đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hội thảo sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Tại hội thảo, các cuộc thảo luận bàn tròn sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Cuộc sống của Quang Minh và vợ kém 37 tuổi sau khi sinh con trai
14:09:25 15/11/2024
Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
14:44:55 15/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến
15:41:44 15/11/2024
Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
16:27:43 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc

Thế giới

19:42:06 15/11/2024
Các yêu cầu được CUPW đưa ra là mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn, quyền nghỉ hưu với cuộc sống an nhàn và mở rộng các dịch vụ tại bưu điện công cộng.

Bạn gái nhất mực từ chối mặc váy khi đến sân xem Ronaldo thi đấu, lý do khiến tất cả bất ngờ

Sao thể thao

19:41:52 15/11/2024
Siêu sao Ronaldo từng là cầu thủ đào hoa nhất làng bóng đá, từng hẹn hò với các người mẫu và diễn viên nổi tiếng. Tuy nhiên sau cùng, CR7 lại quyết định gắn bó với một cô nhân viên bán hàng có tên Georgina.

Sao Việt 15/11: Chi Dân xin lỗi vì liên quan đến ma túy

Sao việt

19:36:18 15/11/2024
Tại cơ quan công an, Chi Dân nói sự việc lần này nghiêm trọng. Nam ca sĩ xin lỗi khán giả vì hành vi vi phạm pháp luật.

Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái

Netizen

19:35:43 15/11/2024
Với những bạn trẻ chưa lập gia đình, quản lý tài chính có thể chỉ đơn giản là câu chuyện bớt mua sắm linh tinh đi một chút, để có tiền dự phòng, để tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai

ILLIT bị lộ tài liệu chế giễu hàng loạt nhóm nhạc nữ Kpop

Nhạc quốc tế

19:33:18 15/11/2024
Trong kế hoạch ra mắt ILLIT, phía công ty đã có nhiều đánh giá và nhận xét tiêu cực về các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ 4.

Nam tân binh khóc nức nở, "gà cũ" Đông Nhi khoe diện mạo cực bén sau khi đầu quân về "nhà mới"

Nhạc việt

19:30:54 15/11/2024
Tại buổi showcase, Han Sara lên sân khấu trình diễn, khoe diện mạo mới lạ, cực kỳ cá tính. Han Sara đã khuấy động không khí với loạt ca khúc quen thuộc của mình như I Sara You, Bóng Hồng Lẻ Loi...

Thông tin mới vụ nữ người mẫu đình đám đang bị điều tra vì dương tính với ma túy đá

Sao châu á

19:05:48 15/11/2024
Sáng 15/11, Sở cảnh sát tỉnh Kyunggi (Hàn Quốc) thông báo Kim Na Jung đã bị bắt nhưng không giam giữ do vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

Sức khỏe

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Tin nổi bật

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

Sao âu mỹ

17:46:56 15/11/2024
Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.