Ban hành quy định về dạy và học thêm trước 30/3/2018
Tại Hội nghị các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo vừa qua, kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp chỉnh sửa Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm.
Không dạy thêm đối với HS tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống (ảnh: minh họa)
Tránh biến tướng của việc dạy thêm, học thêm
Kết luận của Bộ trưởng lưu ý, sau khi chỉnh sửa Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, yêu cầu ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trước ngày 30/3/2018 nhằm tăng cường trách nhiệm của Sở GD&ĐT trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của các cơ sở giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên, văn hóa, ngoại ngữ, kỹ năng sống… đảm bảo lành mạnh, tránh biến tướng hoạt động này.
Được biết, theo Thông tư số 17 do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm – học thêm, quy định một số đối tượng không được dạy thêm. Trong đó điều 4 quy định: Không dạy thêm đối với HS đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Không dạy thêm đối với HS tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
Video đang HOT
Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Theo dõi mạng xã hội, phát hiện bạo lực học đường
Về tình trạng bạo lực học đường, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đẩy mạnh tư vấn tâm lý học đường, theo dõi qua các mạng xã hội, các tổ chức Đoàn, Đội, các hội học sinh,… để phát hiện nguy cơ mâu thuẫn trong học sinh, theo dõi chặt chẽ các học sinh chưa ngoan, không để tái diễn tình trạng bạo lực học đường.
Về tình trạng đuối nước, tai nạn thương tích: Sở GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố từng bước đầu tư xây dựng bể bơi trong nhà trường, sử dụng bể bơi của các cơ sở thể dục thể thao và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước theo trường, cụm trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông rà soát, sửa chữa và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo an toàn, vệ sinh; cảnh báo nguy cơ tai nạn và sự cố có thể xảy ra cho học sinh; tăng cường giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận biết, ứng xử nguy hiểm và các tình huống không an toàn.
Theo Dân Trí
Tuyển sinh lớp 6: Thi đánh giá năng lực khác kiểm tra kiến thức
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng đánh giá năng lực là kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức của học sinh có được trong học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT, nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trong dự thảo của Bộ GD&ĐT, ở cấp THCS, trường nào có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Thế nào là 'đánh giá năng lực'?
Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, thông tư 11 năm 2014 quy định phương thức tuyển sinh vào THCS là xét tuyển. Tuy nhiên, một số trường có số hồ sơ đăng ký vào học nhiều hơn so với chỉ tiêu nên gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Năm 2015, bộ có công văn 1258 giao cho cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học đông hơn so với chỉ tiêu thì được quyền xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện. Dự thảo thông tư này nhằm cụ thể hóa quy định của bộ trước đó.
Ông Nguyễn Xuân Thành lý giải: "Chúng ta đang đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá năng lực học sinh khác với đánh giá kiến thức vì kiến thức là nguyên liệu để hình thành nên năng lực. Đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng sử dụng kiến thức mà học sinh có được trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể".
Theo ông Thành, hiện nay, chúng ta đang có định hướng sẽ phát triển 10 năng lực cho học sinh bao gồm: Tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; toán học; ngôn ngữ; tìm hiểu tự nhiên và xã hội; công nghệ; tin học; nghệ thuật; thể chất. Tùy mục tiêu, yêu cầu, nhà trường có thể lựa chọn để đánh giá năng lực nào đó của học sinh.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học ký giải nếu kiểm tra kiến thức ở môn Toán học có thể giao cho học sinh một phương trình hay nội dung nào đó dùng kiến thức để giải. Còn khi đánh giá năng lực, giáo viên sẽ giao cho học sinh vận dụng kiến thức mình làm để giải quyết vấn đề cụ thể. Học sinh phải lập phương trình để giải chứ không phải chỉ là giải phương trình cho sẵn.
"Việc thi và kiểm tra đánh giá sẽ có tác động trở lại đối với quá trình dạy học. Các thầy cô không chỉ trang bị kiến thức, mà con phải làm sao cho học sinh biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết tình huống phù hợp", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Với học sinh tiểu học, việc hình thành năng lực phải kéo dài từ lớp 1 đến lớp 5 chứ không phải trong một giai đoạn ngắn.
TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, lý giải một số trường như THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội) xây dựng phương án xét tuyển lớp 6 bằng cách dựa vào học bạ 5 năm tiểu học, kèm tiêu chí phụ là kết quả của các cuộc thi.
Ngoài ra, trường này cho học sinh làm bài đánh giá năng lực bằng cách viết bài luận tổng hợp bằng tiếng Anh. Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng bài luận này không phụ thuộc kiến thức học sinh có đi học thêm hay không.
Phương án hợp lý
Thầy Phạm Trung Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - nhà trường ủng hộ dự thảo này vì sẽ đảm bảo tính chính xác và công bằng hơn khi tuyển sinh vào các trường có hồ sơ nhiều hơn so với chỉ tiêu.
Những năm vừa qua, trường Lương Thế Vinh có nhiều học sinh ứng tuyển, dẫn đến việc "làm đẹp" hồ sơ.
Theo thầy Dũng, với bài thi đánh giá năng lực, dù hiện tại chưa có hướng dẫn chính thức, nhà trường có thể sử dụng phương thức cũ từng áp dụng như phỏng vấn, kiểm tra trắc nghiệm hay khảo sát. Các trường phải theo hướng dẫn cụ thể từ sở GD&ĐT để tổ chức thi sao cho không vi phạm quy định.
"Chúng ta có thể khảo sát học sinh thông qua bài thuyết minh với những kiến thức mà các em không phải học thêm, ví dụ như các kiến thức vệ tinh mà học trò đã học ở tiểu học. Những hiểu biết về Lịch sử - Địa lý, Luật giao thông... để các em có thể tiếp cận được ở cả gia đình nữa để đánh giá học sinh", thầy Dũng nói.
Theo Zing
Bỏ "cấm" thi vào lớp 6 trường top: Không lo bùng phát luyện thi Có ý kiến lo ngại, bỏ "cấm" thi tuyển vào lớp 6 trong năm tới liệu có nảy sinh việc học sinh đua nhau luyện thi vào trường top. Tuy nhiên, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, phương án làm bài thi đánh giá năng lực không phụ thuộc việc học sinh có đi...