Bắn hàng xóm, một người Mỹ gốc Việt lãnh án 7 năm tù
Một người đàn ông gốc Việt ở thành phố Cedar Rapids ( bang Iowa, Mỹ) bị kết án 7 năm tù vì đã nổ súng và làm bị thương một người hàng xóm.
Joseph Pham tại phiên tòa. Ảnh: Kwwl.com
Theo trang tin Kwwl.com, Joseph Pham, 44 tuổi, bị kết tội hăm dọa bằng vũ khí nguy hiểm và liều lĩnh sử dụng súng, trong phiên tòa ngày 18.2. Thẩm phán Mitchell Turner đã quyết định tuyên phạt Pham mức án cao nhất đối với các tội danh trên.
“Điều đáng bận tâm nhất là hành động bắn vào một ngôi nhà có các trẻ em 5 và 7 tuổi. Tôi không thể tưởng tượng một quyết định tồi tệ đến vậy lại có thể được đưa ra vào đêm đó”, ông Turner nói, theo tờ Gazette phát hành ở Iowa.
Nạn nhân Brian Wilson cho rằng bản án trên là chưa đủ. “Làm thế nào mà bạn bước sang sân nhà của một ai đó, tính giết cả gia đình họ, mà chỉ lãnh án 7 năm tù? Tôi biết ông ta hiểu mình đang làm gì từ lúc nhận giấy phép sử dụng súng cho đến khi ông ta kéo cò”, ông Wilson nói.
Vào tháng 6.2012, Pham đã cãi nhau với hàng xóm Wilson tại khu vực phía tây nam của thành phố Cedar Rapids. Vụ cãi nhau đã dẫn đến việc Pham dùng súng bắn Wilson lúc ông này đang ở nhà cùng bọn trẻ.
Theo TNO
Video đang HOT
Cô gái gốc Việt bị đánh đến chết: Bế tắc vì sự e dè của những người bạn Việt?
Kim Annie Phạm đã bị đánh đập và giẫm đạp đến chết vào sáng thứ bảy, 18.1.2014 ngay bên ngoài hộp đêm Crosby tạ Santa Ana ngay trước mặt những người Mỹ gốc Việt. Một vài người bạn của Kim có thể giữ các chứng cứ quan trọng để đưa những tên giết người ra ánh sáng. Nhưng cho đến nay, vẫn không ai đưa thêm thông tin.
Một vài người bạn của cô có thể đã nhìn thấy thủ phạm từ trong đám đông vây quanh và có các bằng chứng để tìm ra những tên giết người.
Nhưng cho tới nay, trong khi những thám tử vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm các lý do dẫn đến cuộc đánh nhau, thì các nhà điều tra cũng gặp khó khăn rất lớn do sự im lặng từ công chúng. Những người bạn của Kim đã không đứng ra. Một người thậm chí còn thẳng thừng từ chối gặp các điều tra viên dù cảnh sát đã kêu gọi hợp tác.
Những quan sát viên lâu năm tại Quận Cam (California, Mỹ) cho rằng sự thiếu hợp tác của cộng đồng Việt tại đây không làm cho họ ngạc nhiên vì qua nhiều thế hệ, cộng đồng này vẫn thiếu niềm tin đối với chính quyền và luôn miễn cưỡng nếu phải hợp tác với cảnh sát.
"Mọi người lo sợ sẽ bị trả thù", Trung tá Tim Vũ - Người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong lực lượng hành pháp tại Quận Cam cho biết. "Họ không hiểu rõ hệ thống tòa án và cảm thấy rất lo ngại".
Vũ nói sẽ rất khó để thuyết phục họ rằng nhân chứng bị trả thù là rất hiếm. "Chúng ta cần đảm bảo cho người di cư hoặc các nhân chứng tiềm năng rằng điều này không chỉ vì họ, mà vì tất cả các chứng cứ và các nhân chứng khác".
Dù rất nhiều người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi như Kim đã bị Tây hóa, nhưng một số khác vẫn sống với ông bà, cha mẹ - những người già cả không tin tưởng vào việc hợp tác với cảnh sát.
"Văn hóa đã thể hiện tầm quan trọng của nó khi họ chịu các tác động rất lớn từ cha mẹ, ông bà - những người không quên sự bất tín nhiệm (đối với cảnh sát). Nếu những người già nói "đừng nói!", họ sẽ không nói".
Hiện cảnh sát đã bắt được 2 nữ nghi phạm và đang tìm kiếm 3 người còn lại. Phần thưởng cho các thông tin chính xác đã lên tới 11.000 USD.
Ken Nguyễn - một liên lạc viên tình nguyện của Santa Ana tại cộng đồng người Việt nói rằng ít nhất 8 người Mỹ gốc Việt đã ở cùng Kim vào sáng sớm 18.1.2014 để chờ chúc mừng cho hộp đêm The Crosby khá nổi tiếng tại đây.
Một người bạn của Kim (không đi cùng cô) đã nói rằng cô bị tấn công vì đã vô tình đi ngang khi một nhóm người đang chụp ảnh, và bạn trai cũ của Kim đã cố gắng cứu cô nhưng bị đẩy ra bởi một kẻ to lớn.
Dù đã kêu gọi hỗ trợ công khai nhưng các thám tử vẫn không thể tìm ra bạn trai cũ hay bất cứ thông tin nào về những người bạn của Kim, ngoại trừ một người tên Katie.
Ken Nguyễn nói rằng anh đã khẩn khoản yêu cầu Katie và cha mẹ cô nhưng họ lại quá sợ hãi và thuê một luật sư.
Thậm chí lãnh đạo cộng đồng đã kêu gọi sự hỗ trợ, nhấn mạnh rằng họ sẽ được tôn trọng, giữ bí mật thông tin và có quyền gặp riêng cảnh sát trưởng hay thị trưởng nhưng cho đến nay, vẫn không có ai đứng ra làm chứng.
Cảnh sát cho rằng một số người tại "Sài Gòn nhỏ" ở trung tâm quận Cam vẫn bám vào "luật im lặng".
Nghĩa X. Nguyễn - chủ tịch Hiệp hội người Mỹ gốc Việt Nam California - một cộng đồng thúc đẩy hợp tác văn hóa và dịch vụ xã hội, hi vọng những nhân chứng sẽ nhận ra họ có thể giúp đỡ nhiều như thế nào.
"Chúng ta cần tin vào luật pháp".
T.V. Turner - cảnh sát tuần tra "Sài Gòn nhỏ" trong suốt 14 năm nói rằng rào cản văn hóa thường làm vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với các thám tử.
"Chúng tôi đã tới địa điểm chụp ảnh ở quán café - nơi có 20 người nhìn thấy vụ việc", "nhưng khi bạn nói chuyện với họ, tất cả đều đang tắm".
Turner nói rằng các nhân chứng có thể chỉ đơn giản là sợ hoặc chịu sức ép từ những người già khiến họ không ra làm chứng.
Họ không muốn đụng chạm các nhóm khác và họ cũng "không thấy bất kì lợi ích gì từ việc hợp tác với cảnh sát hoặc đến tòa án".
Turner chỉ ra một trường hợp nhân viên cảnh sát tại "Sài Gòn nhỏ", Anthony Duong Donner đã bảo kê và đe dọa giúp một kẻ cho vay nặng lãi tới 60%, vừa bị bắt vào tháng 8 vừa qua.
Sự thiếu tin tưởng đối với cảnh sát là rất sâu sắc ở thế hệ người Việt di cư đầu tiên. Dù đã giảm đi nhiều qua các thế hệ, nhưng những trường hợp tương tự vụ của Donner đã khiến người dân càng có cơ sở để giữ niềm tin xưa cũ đó - "họ vẫn còn lý do để không tin tưởng cảnh sát".
Theo Motthegioi
Philippines cho phép nhà báo, bác sĩ mang theo súng Các nhà báo, linh mục, luật sư, bác sĩ, y tá, kế toán và kỹ sư ở Philippines được phép mang theo súng khi ra khỏi nhà, theo một đạo luật có hiệu lực trong tháng này. Người dân tham dự một cuộc triển lãm súng ở thủ đô Manila, Philippines năm 2012 - Ảnh: Reuters Đạo luật Cộng hòa 10591, được thông...