Ban giám hiệu phải dạy phụ đạo lớp 1 nếu thiếu giáo viên, kết quả thế nào?
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kéo giảm tỷ lệ học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán từ 9,4% xuống còn 4.9%.
Ảnh minh họa
Ngày 24/2/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có văn bản số 368/SGDDT-MNTH về việc tổ chức dạy phụ đạo bắt đầu từ 01/3/2021 cho học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 gửi các phòng giáo dục huyện, thị xã, thành phố.
Theo đó, học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 được học phòng học riêng, giáo viên dạy phụ đạo tập trung cho các em.
Các trường không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu.
Có bao nhiêu học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1?
Tính đến hết học kì I, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 23.798 học sinh lớp 1. Trong đó số học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán là 2.239 em, chiếm tỷ lệ 9.4%, rải đều trên tất cả các địa phương, từ thành thị đến nông thôn.
Với tỷ lệ bình quân 9.4% học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 của năm học 2020-2021 là tỷ lệ khá cao so với những năm trước đây.
Số học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 phải dạy phụ đạo để giúp các em đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán cũng gây áp lực cho phân công chuyên môn, nhân sự của các trường tiểu học.
Video đang HOT
Thế nhưng với tinh thần “không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu” các trường vẫn nghiêm túc thực hiện.
Thống kê tổng hợp kết quả dạy phụ đạo cho học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Lãnh đạo phải dạy phụ đạo học sinh lớp 1 chưa đạt kĩ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1, kết quả thế nào?
Các đơn vị tiểu học trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nghiêm túc thực hiện văn bản số 368/SGDDT-MNTH về việc tổ chức dạy phụ đạo bắt đầu từ 01/3/2021 cho học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1.
Cô giáo H. (xin không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ “Thật ra dạy phụ đạo những em học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 vất vả hơn nhiều so với dạy bình thường trên lớp.
Để giúp các em đạt được kỹ năng đọc, viết, tính toán mình phải cố gắng nhiều hơn, đặc biệt là phải rất kiên nhẫn, không nóng vội được.
Có em, mình chỉ đi chỉ lại nhiều lần, hôm nay làm được, ngày mai đã quên gần hết. Vì thế, ngoài trách nhiệm, cần phải yêu thương các em, thấy các em tiến bộ, mình thấy vui vô cùng.
Tiếc thay, vẫn còn một số em chưa đạt, dù vất vả, nhưng phải nghiêm túc đánh giá, báo cáo, tiếp tục phụ đạo giúp các em đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán.
Nếu cuối năm vẫn chưa đạt, nhà trường tiếp tục có kế hoạch phụ đạo cho các em trong hè. Nhà trường kiên quyết không cho học sinh chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán lên lớp 2″.
Sau thời gian thực hiện, từ 01/3 đến 15/4/2021, đã có 1096/2.339 em đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán (48.5%); vẫn còn 1.156 em tiếp tục được phụ đạo riêng.
Như vậy, sau khi thực hiện văn bản số 368/SGDDT-MNTH, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kéo giảm tỷ lệ học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán từ 9,4% xuống còn 4.9%.
Có thể nói Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đầu tiên trên cả nước có thống kê số lượng học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán khi thực hiện chương trình mới.
Đặc biệt hơn, đã có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo tiền đề thành công khi thực hiện chương trình giáo dục 2018.
Việc để học sinh “ngồi nhầm lớp” không thể phủ nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành giáo dục địa phương.
Để học sinh “ngồi nhầm lớp” bị phát hiện mới “quy trách nhiệm” chỉ là giải quyết phần ngọn, thiệt thòi học sinh phải gánh chịu suốt cuộc đời, trách nhiệm đó không ai gánh nổi.
Vì vậy, nên chăng các địa phương học tập Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện giải pháp phòng chống ngồi nhầm lớp cho học trò ngay từ lớp 1.
Tài liệu tham khảo:
http://bariavungtau.edu.vn/Default.aspx?sname=SoGDDT&sid=4&pageid=3048&p_steering=29060
"Cô ơi cho con tôi ở lại lớp"
Trong các trường học hiện nay, hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp không hiếm. Xung quanh vấn đề này có khá nhiều câu chuyện mà chỉ những người trong ngành mới hiểu tường tận.
Ảnh minh họa
Cô ơi cho con tôi ở lại lớp
Đang bước đi giữa sân trường, cô giáo H. (xin được dấu tên) nghe tiếng nói sau lưng: "Cô ơi! Cho tôi xin cho cháu Tuấn ở lại lớp". Quay lại, cô giáo H. nhận ra đó là mẹ của Tuấn, một học sinh có lực học yếu nhất lớp. Cũng vì cậu học sinh này, cô đã gây mâu thuẫn với Ban Giám hiệu nhà trường về việc lên lớp và ở lại của em, nhưng cuối cùng chính cô cũng phải nhượng bộ.
Lên lớp 2 nhưng Tuấn không thể đọc được chữ vì không nhớ chữ cái, không thuộc âm vần nên không thể đọc được. Thương Tuấn, cô giáo H. đã phải vừa dạy cho học sinh cả lớp vừa phải kiếm bộ sách lớp 1 để hướng dẫn cho Tuấn học.
Tuy nhiên dù cố gắng cả năm nhưng cuối năm Tuấn vẫn chưa thể đọc thông viết thạo. Em vẫn đọc ngắc nga ngắc ngứ mà chúng tôi thường nói "đọc tháng năm một tiếng, tháng mười một tiếng".
Cô H. đã cho Tuấn ở lại lớp 2 nhưng khi danh sách nộp về trường, cô đã được Ban Giám hiệu mời lên phòng làm việc. Không lấy quyền để ra lệnh buộc giáo viên phải cho học sinh lên lớp mà phó hiệu trưởng nhà trường nói rằng, giáo viên phải dạy kèm trong 2 tháng hè rồi tổ chức thi. Nếu thi lần đầu không đỗ thì thi lần hai, nếu lần hai không đỗ thì thi lần ba...
Cô H. nói đây là cách nhà trường gây áp lực cho giáo viên nhưng chính nhà trường không phải chịu trách nhiệm. Dạy cả năm trời em vẫn không tiến bộ thì 2 tháng hè có nghĩa lý gì?
Vậy là, cô H. đành cho em lên lớp thẳng và dẫn đến việc mẹ em chạy theo xin cho con ở lại lớp.
Muốn con ở lại lớp thì phải chuyển trường
Một phụ huynh có con học lớp 2 một trường tiểu học thấy con học yếu mà vẫn được lên lớp nên đã đến trường xin cho con được ở lại lớp. Giáo viên không dám giải quyết đã chỉ lên nhà trường. Chị phụ huynh sau khi trình bày nguyện vọng muốn cho con được học lại cho chắc kiến thức. Bất ngờ, hiệu trưởng nhà trường nói rằng, nếu muốn cho con ở lại lớp thì phải chuyển trường vì trường chuẩn quốc gia, học sinh không thể ở lại lớp.
Nhưng chuyển trường thì con chị phải đi học rất xa nên cuối cùng phụ huynh đành chấp nhận để con lên lớp. Chị nói trong xót xa, lên lớp thì dễ sao ở lại lớp lại khó đến thế?
Không biết đọc vẫn lên lớp, cứ giao ban giám hiệu phụ đạo để hiểu thực tế Ban giám hiệu trực tiếp dạy kèm học sinh đọc viết yếu sẽ hiểu hơn có những học sinh cần được lưu ban, có những em dù cố gắng hết sức cũng không thể theo kịp... Học sinh ngồi nhầm lớp thì bậc học nào cũng có nhưng dễ nhận biết nhất là bậc tiểu học. Bởi, học yếu những môn học khác...