Bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch và Tổng Giám đốc XNK Việt Phát
Mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam đã bán giải chấp cổ phiếu của lãnh đạo CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HoSE: VPG).
Cụ thể, người bị bán giải chấp cổ phiếu là Chủ tịch Hội đồng quản trị VPG Nguyễn Văn Bình và thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Đức.
Số lượng cổ phiếu bị bán giải chấp của 2 cá nhân trên lần lượt là 31.000 cổ phiếu và 43.000 cổ phiếu. Thời gian thực hiện bán giải chấp từ 13h45 ngày 4/6.
Trong cơ cấu cổ đông, ông Nguyễn Văn Bình có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 36,6%, ông nguyễn Văn Đức sở hữu 5% vốn điều lệ của VPG. Bà Lê Thị Thanh Lệ, vợ ông Nguyễn Văn Bình đang sở hữu hữu 10% vốn Công ty.
Video đang HOT
Được biết, Việt Phát có hoạt động kinh doanh chính là xuất khẩu các loại khoáng sản như quặng, than và các hoạt động thương mại khác.
Trong quý 1/2020, doanh thu của VPG đạt gần 544 tỷ đồng, tuy vậy Công ty chỉ báo lãi sau thuế 328 triệu đồng, giảm gần 98% so với cùng kỳ.
Mới đây, Việt Phát vừa có đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng không mấy thành công. Cụ thể, Công ty có kế hoạch phát hành 26,45 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, thấp hơn đáng kể so với mức giá hơn 22.000 đồng/cp tại thời điểm phát hành.
Mục đích tăng vốn là nâng cao năng lực về vốn tương xứng với tổng giá trị tài sản hiện tại mà công ty đang sở hữu. Đồng thời để tái cơ cấu nguồn vốn, nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính.
Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu được cổ đông hiện hữu đăng ký mua là 31.296 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong kế hoạch đề ra. Mặc dù phát hành với mức giá chỉ bằng nửa thị giá nhưng toàn bộ ban lãnh đạo của Việt Phát không đăng ký mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm.
Số lượng cổ phiếu không phân phối hết, Công ty phân phối 8,52 triệu cổ phiếu cho 5 cá nhân gồm và dự kiến thu về 85 tỷ đồng. Số lượng 17,8 cổ phiếu còn lại sẽ không tiếp tục phân phối.
CTIN được chấp thuận niêm yết HoSE
HoSE đã chấp thuận niêm yết cho 32,2 triệu cổ phiếu của CTIN.CTIN ước lợi nhuận năm 2019 đạt 103,5 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. CTIN vẫn theo đuổi kế hoạch sáp nhập Kasati, Tập đoàn VNPT định hướng nắm 35% vốn công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo chấp thuận niêm yết lần đầu cho CTCP Viễn Thông - Tin học Bưu điện (CTIN) với mã chứng khoán ICT. Khối lượng đăng ký là gần 32,2 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ 322 tỷ đồng. Trước đó, CTIN đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HoSE từ giữa tháng 8.
CTIN là một đơn vị thực hiện các dự án mạng di động tại Việt Nam như xây lắp, tích hợp hạ tầng cơ sở cho các nhà khai thác Vinaphone, MobiFone, Viettel. Hiện nay, CTIN vẫn là đơn vị thành viên thuộc VNPT và VNPT cũng là thị trường truyền thống số 1 trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Theo báo cáo tài chính 2018, CTIN ghi nhận doanh thu thuần 2.367 tỷ đồng, giảm 23% và lợi nhuận sau thuế 93 tỷ đồng, giảm 45% so với năm 2017.
Sang năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng 10% lên 2.674 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 10% lên 102 tỷ đồng. Theo báo cáo đến hết tháng 11, lũy kế công ty đạt 1.850 tỷ doanh thu và 70 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Dù còn kém xa kế hoạch năm nhưng CTIN ước lợi nhuận trước thuế cả năm 2019 là 103,5 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm, do đó khả năng cao công ty có lợi nhuận lớn trong tháng 12. Năm 2020, công ty đưa ra kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ và lãi 160 tỷ đồng.
CTIN có chủ trương nhận sáp nhập Công ty Kasati ( HNX: KST ) và nâng tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn VNPT tại CTIN lên 35%. Công ty cho biết vẫn đang theo đuổi đề án sáp nhập và trong trường hợp VNPT có quyết định khác, CTIN sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ theo đúng quy trình.
Theo Huy Lê
NDH
Đặt "cửa sáng" cho TTCK năm 2020 Nhận định về TTCK năm 2020 tại cuộc tọa đàm do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức ngày 26/12/2019, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, lãnh đạo ngành chứng khoán và nhiều thành viên thị trường chia sẻ cái nhìn lạc quan, khi đây là năm làm mới nền tảng pháp lý, nền tảng công nghệ...