Bạn đọc viết: Xếp loại thi đua giáo viên: Còn nhiều tranh cãi
Cuối năm học, bài viết “Băn khoăn xếp loại thi đua của giáo viên” của tác giả Loát Trần lại làm nóng lên một vấn đề tồn tại bao lâu nay trong giáo dục. Đó là tình trạng giáo viên phản ứng với cách xếp loại thi đua ở các đơn vị trường học. Xung quanh câu chuyện này có rất nhiều vấn đề cần bàn luận.
Ảnh minh họa
Thứ nhất, đánh giá giáo viên dựa trên kết quả học tập và chất lượng của học sinh có sát sao không? Chúng ta đang căn cứ vào tỷ lệ văn hóa, hạnh kiểm, tỷ lệ duy trì số lượng, các giải phong trào của lớp chủ nhiệm,… để xếp loại giáo viên là chủ yếu.
Có những người thầy suốt năm học ra sức phấn đấu dạy học, tham gia nghiêm túc, nhiệt tình các hoạt động. Vậy mà cuối năm chỉ cần chưa đạt chỉ tiêu duy trì số lượng hoặc là số lượng học sinh thi lại lớn hơn mặt bằng chung của trường là bị hạ thi đua.
Điều ấy quá vô lý khi mọi sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên đều bỗng nhiên “đổ xuống sông xuống biển”. Và không ít trường hợp, sau một thời gian phấn đấu, phát hiện chẳng đạt chỉ tiêu số lượng hoặc chất lượng, người thầy bỗng buông xuôi, lơ là công tác. Bởi thi đua trong năm học này dù cố gắng cũng hoài công.
Video đang HOT
Thứ hai, công tác đánh giá thi đua khen thưởng trong trường học hiện nay có thật sự công bằng và dân chủ không? Khi hội đồng thi đua nhà trường toàn là những cán bộ cốt cán gồm ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, bí thư chi đoàn, tổng phụ trách đội, không ai dám khẳng định mọi đánh giá, xếp loại sẽ đúng thực tiễn.
Đã có nhiều tiếng than của giáo viên vang lên khi hội đồng thi đua xét theo kiểu “nhìn mặt, đặt danh hiệu thi đua”. Trong lúc ấy, chỉ tiêu Chiến sĩ thi đua cơ sở trong trường học đang siết chặt. Bởi vậy, dễ dàng bắt gặp tình trạng giáo viên rất “ngại” đăng ký danh hiệu này. Bởi họ biết dù phấn đấu thế nào cũng không vượt qua được cái bóng quá lớn của những “cây đa, cây đề”.
Tình trạng đăng ký “cầm chừng” danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở tương ứng với chỉ tiêu mỗi trường đạt được dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc lẫn nhau. Người đăng ký danh hiệu thấp dù có năng lực đến đâu chẳng bao giờ chấp nhận tham gia các hội thi, hội giảng cấp huyện, thị, tỉnh bởi “Ai là Chiến sĩ thi đua phải thi”. Còn mình thì an nhàn, thảnh thơi với chuyên môn hằng ngày.
Bên cạnh đó, nó còn triệt tiêu nỗ lực phấn đấu của không ít giáo viên. Mất động lực phấn đấu, người thầy thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như một cái máy, đến giờ lên lớp, hết giờ về nhà. Không bồi dưỡng năng lực, không nhiệt huyết sáng tạo thì rất khó bàn đến chuyện nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục.
Thi đua, xét cho cùng chính là để thúc đẩy động lực cống hiến của mỗi người trong bất kỳ ngành nghề nào. Nhưng khi công tác thi đua tồn tại bất cập, hệ lụy sẽ nguy hại vô cùng. Phần thưởng không lớn nhưng các danh hiệu thi đua là món quà tinh thần quý giá mà bất kỳ một người thầy nào cũng mong mỏi nhận được sau một năm miệt mài cống hiến.
Bởi vậy, để công tác thi đua đi vào thực chất, công bằng, tôi thiết nghĩ một bộ quy chuẩn đánh giá, xếp loại giáo viên cần được xây dựng chỉn chu, hiệu quả, toàn diện.
Và quan trọng hơn hết là quy trình xếp loại giáo viên cần công khai và dân chủ hơn, tránh tình trạng giao hết “quyền sinh quyền sát” cho hội đồng thi đua nhà trường. Để tránh tình trạng khiếu kiện xảy ra sau mỗi kỳ họp bình xét thi đua, lãnh đạo các ban ngành trong nhà trường cần đặt chữ “tâm” sáng trong, mẫu mực của mình trong mỗi lần đề cử, biểu quyết, bỏ phiếu kín…
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Đã có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT) là học sinh có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên; Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;
Ảnh minh họa/internet
Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.
Cũng theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phương thức tuyển sinh của nhà trường là kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Cụ thể: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển đối với nhóm 1 - ngành Báo chí. Môn thi tuyển: Năng khiếu báo chí - tổ chức thi tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xét tuyển căn cứ kết quả thi Năng khiếu báo chí kết hợp với kết quả kỳ thi THPT quốc gia của 2 môn khác (theo từng tổ hợp).
Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia đối với nhóm 2, 3, 4. Nhóm 2 gồm các ngành: Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước;
Nhóm 3: Ngành Lịch sử; Nhóm 4 gồm các ngành: Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.
Xét tuyển theo học bạ tối đa 30% chỉ tiêu của từng ngành/chuyên ngành đối với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu (Danh sách các trường chuyên/năng khiếu xem Phụ lục), đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT. Thí sinh thuộc đối tượng này đăng ký xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) mới đủ điều kiện xét tuyển.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai: Sử dụng 2 phương thức tuyển sinh Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thông báo phương thức tuyển sinh hệ chính quy theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018 và xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc học THPT (xét Học bạ). Riêng đối với hệ cao đẳng liên thông hệ chính quy:...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
Sao việt
22:22:35 12/05/2025
Hot: "Nữ hoàng gợi cảm" Hyuna mang thai con đầu lòng sau 7 tháng cưới?
Sao châu á
22:18:09 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á
Thế giới
22:09:24 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok
Netizen
22:02:32 12/05/2025
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay
Sức khỏe
22:01:29 12/05/2025
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating
Phim châu á
21:53:05 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
Tin nổi bật
21:49:58 12/05/2025
Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc
Hậu trường phim
21:48:25 12/05/2025