Bạn đọc viết: “Vỡ mộng” với trường điểm

Theo dõi VGT trên

Năm nay con tôi lên lớp 6. Ngôi trường mà con đang theo học có điểm xét tuyển rất cao. Học sinh muốn trúng tuyển phải đạt hầu hết các điểm 10 ở những kì thi cuối năm của bậc tiểu học và ít nhất là 1 giải thưởng trong cuộc thi học sinh giỏi cấp quận ở một môn học nào đó.

Bạn đọc viết: Vỡ mộng với trường điểm - Hình 1

Ảnh minh họa

Rõ ràng, để có được kết quả ấy, hành trình học tập của các con không hề đơn giản. Thế nên, cả cha mẹ lẫn con đều cảm thấy vô cùng phấn khởi, tự hào nếu vào được ngôi trường này.

Vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn, bao nhiêu háo hức ban đầu dần tiêu tan hết, thay vào đó là nỗi ấm ức, thất vọng vừa ngấm ngầm vừa công khai.

Trước hết là “nạn” quá tải sĩ số. Theo thông báo tuyển sinh ban đầu chỉ tiêu số lượng là 6 lớp với 210 học sinh tức là trung bình mỗi lớp chỉ có 35 em. Đó con số mơ ước, lý tưởng cho một lớp học chất lượng cao. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến ngôi trường hấp dẫn ngay từ ban đầu khiến phụ huynh tha thiết cho con em mình vào học bằng được. Nhưng thực tế thì sĩ số hiện nay đã lên đến 50 em một lớp, không khác gì các lớp học đại trà khác. Hiện tượng “chạy” trường, “chạy” lớp xưa nay không phải hiếm trong xã hội ta nhưng từ 35 lên tới 50 thì là một con số quá đáng, nghĩa là cứ mỗi lớp có tới 1/3 học sinh xin vào.

Từ ngày khai giảng chính thức đến nay đã hơn 2 tháng mà lớp học vẫn “rả rích” vài hôm lại có thêm bạn mới. Như thế rõ ràng là bất công, vô lý với những đứa trẻ phải đổ mồ hôi công sức học tập vất vả để đủ điểm xét tuyển vào trường.Tất nhiên trong số các bạn xin vào có nhiều em học tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả đều tốt và việc tuyển sinh ồ ạt sai khác so với thông báo ban đầu là đúng đắn.

Sau đó là nỗi thất vọng về cơ sở vật chất. Gọi là trường điểm, mới xây, cơ ngơi khang trang nhất quận nhưng thiết kế các phòng học lại không có đầu dây chờ để lắp điều hòa, rèm treo cửa cũng không có. Học sinh phải tự đóng tiền chi phí toàn bộ. Thậm chí hệ thống điện của trường không đủ khả năng để tải được 1 lớp hai chiếc điều hòa, muốn lắp phải thuê đơn vị khảo sát, thiết kế, làm dây dẫn từ cột điện kéo vào từng lớp, vô cùng tốn kém.

Ngoài ra, nhà trường tuy được đầu tư kinh phí xây dựng bể bơi nhưng học sinh lại không hề được sử dụng đại trà, ai muốn bơi thì phải tham gia lớp học bơi với mức phí đóng háng tháng khá cao. Vậy con nhà nghèo sẽ không bao giờ có cơ hội được thụ hưởng loại hình cơ sở vật chất này. Phòng học chức năng tuy có nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh. Bằng chứng là lớp của con tôi bị cắt bỏ môn tin học do trường thiếu máy tính, để nhường cho các anh chị lớp trên cần hơn.

Video đang HOT

Không chỉ vậy, trường còn tồn tại vấn đề nổi cộm là hiện tượng lạm thu. Bất cứ khoản tiền nào cần đóng góp cũng cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các trường khác. Từ tiền ăn bán trú đến tiền đóng điều hòa, tiền học thêm, tiền quỹ các loại. Nhà trường cũng giống như nhiều nơi khác thông qua lá bài là hội đại diện cha mẹ học sinh để đưa ra thập cẩm các khoản thu, trên danh nghĩa không trực tiếp thu nhằm né tránh dư luận nhưng ai cũng hiểu trường đã bật đèn xanh cho hội phụ huynh từ trước rồi. Phần lớn các bậc cha mẹ vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con nên cắn răng đóng góp cho xong.

Chất lượng học tập thì chưa biết ra sao. Chỉ thấy kết quả bài kiểm tra giữa kì theo đề chung của Sở cho tất cả các trường trong quận tương đối thấp, mà lượng kiến thức thì rất đơn giản, nằm hoàn toàn ở những bài đầu của chương trình lớp 6, không có gì liên quan đến bậc tiểu học. Trung tâm tiếng Anh mà trường liên kết cũng không đạt chất lượng như phụ huynh và học sinh kì vọng. Nhiều em bỏ giữa chừng để ra học thêm ở trung tâm khác.

Tóm lại, tôi và nhiều phụ huynh khác có con được vào lớp 6 của trường khi trước kì vọng bao nhiêu thì nay lại thấy thất vọng bấy nhiêu. Qua đó mới thấy trường điểm không có nghĩa là tốt, ngôi trường mơ ước không có nghĩa là đẹp như ước mơ nên các bậc phụ huynh đừng buồn nếu con em mình không vào được những ngôi trường ấy và cũng đừng quá thúc ép con phải học thật giỏi để vào bằng mọi giá.

Hà Đông

Theo Dân trí

Căng mình với quá tải sĩ số

Năm học 2018-2019, TPHCM tăng hơn 67.000 học sinh. Trong đó, tăng nhiều nhất là bậc tiểu học với 26.812 học sinh, kế đến là mầm non tăng 20.225 học sinh, THCS tăng 10.406 học sinh...

Bình quân, mỗi năm TPHCM tăng thêm 15.000 học sinh không có hộ khẩu tại thành phố. Trước bài toán quá tải sĩ số, mỗi đơn vị có một cách ứng phó riêng, nhưng về lâu dài vẫn cần thêm hướng dẫn từ các sở, ngành.

Đủ kiểu đối phó

Báo SGGP nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5) về việc "học sinh sẽ bị cắt suất bán trú, buộc chuyển ra lớp thường nếu vi phạm nội quy bán trú".

Trao đổi với phóng viên, thầy Trần Đức Khanh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường không có khu vực dành riêng cho bán trú. Năm học 2018-2019, trường chỉ tổ chức bán trú đối với học sinh 2 khối 6 và 7, đáp ứng nhu cầu bán trú của hơn 20% học sinh toàn trường.

Căng mình với quá tải sĩ số - Hình 1

Học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5) trong giờ thể dục

"Số lượng hồ sơ phụ huynh đăng ký cho con học bán trú rất cao nhưng căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, trường ưu tiên xét bán trú đối với các trường hợp con cán bộ, viên chức nhà nước đang cư trú, công tác trên địa bàn quận 5, học sinh có hoàn cảnh neo đơn, học sinh chỉ có cha hoặc mẹ/cha mẹ công tác xa, không có người đưa đón...

Ngoài ra, các lớp tăng cường tiếng Anh, lớp tiếng Anh tích hợp và song ngữ tiếng Pháp cũng được ưu tiên tổ chức bán trú vì đã dạy học 2 buổi/ngày", thầy Trần Đức Khanh cho biết. Do đó, đối với các trường hợp học sinh không chấp hành quy định bán trú sẽ được xem xét, nhắc nhở, kết hợp trao đổi thêm với phụ huynh để tìm ra hình thức quản lý phù hợp, đồng thời bảo đảm quyền lợi chung cho tất cả học sinh.

Đây là một trong những ngôi trường có số lớp học thuộc hàng "khủng" trên địa bàn TP với 81 lớp, chia đều ở 4 khối 6, 7, 8 và 9.

Đồng cảnh ngộ, Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12) năm học này có tổng quy mô hoạt động 90 lớp với hơn 4.500 học sinh. Đáng nói, vào thời điểm khánh thành (năm 2005), trường được xây dựng khang trang với mục tiêu trở thành một trong những trường đạt chuẩn quốc gia của TPHCM (không quá 30 lớp học, 100% học sinh đều được học 2 buổi/ngày...).

Đến nay, so với mục tiêu xây dựng ban đầu, số lớp học đã vượt chuẩn 3 lần, tỷ lệ học sinh bán trú giảm dần qua từng năm và hiện còn... 0%, một số phòng chức năng được chuyển đổi công năng thành phòng học. Một giáo viên dạy lớp 1 tại đây cho biết, năm học này sĩ số nhiều lớp đã vượt mốc 50 học sinh/lớp khiến giáo viên phải vất vả hơn khi đứng lớp.

Thầy cô phải giảng bài với âm lượng to hơn để học sinh ngồi bàn cuối cũng nghe thấy, thay thế các bài tập làm việc nhóm bằng thảo luận tại chỗ với bạn ngồi bên cạnh để hạn chế học sinh di chuyển trong lớp...

Trong khi đó, Trường Tiểu học An Hội (quận Gò Vấp) và Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3) áp dụng hình thức chia đôi tổng số học sinh toàn trường. Mỗi khi tổ chức lễ hội, trường phải tổ chức 2 lần vào các buổi sáng, chiều để đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia.

Tại quận Bình Tân, hiệu trưởng một trường tiểu học cho biết, hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng không đủ thời gian dự giờ tất cả các lớp nên tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò như một phó hiệu trưởng, giáo viên sau mỗi giờ tan học có thêm nhiệm vụ bàn giao học sinh cho các cơ sở giữ trẻ ngoài giờ, phòng bảo vệ xin tăng thêm người để đảm bảo trật tự, an ninh vào giờ cao điểm...

Chờ đợi một giải pháp căn cơ

Mới đây, tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giáo dục của Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thừa nhận nhiều trường học ở thành phố đang duy trì sĩ số 60 học sinh/lớp. Tuy đây chưa phải tình trạng phổ biến, nhưng đã phần nào báo động về sự quá tải trong tổ chức giảng dạy.

"Đầu năm học 2018-2019, chúng tôi đưa thêm vào sử dụng hơn 800 phòng học nhưng do số lượng học sinh tăng quá cao khiến áp lực trường, lớp vẫn rất lớn. Trước mắt, thành phố yêu cầu các quận, huyện đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường, kết hợp thêm nhiều giải pháp dạy học linh động để đảm bảo chất lượng học tập của người dân", đại diện Sở GD-ĐT cho biết.

Trưởng phòng GD-ĐT một quận vùng ven chia sẻ: "Nhiều trường làm đơn xin phòng giáo dục phân bổ thêm biên chế hiệu phó nhưng tôi chỉ biết "thở dài" vì nhân sự quản lý ở phòng giáo dục cũng thiếu. Tôi hiểu cái khó của các trường phải quản lý số học sinh bằng 2 trường cộng lại, nhưng chính phòng giáo dục cũng đang đau đầu với bài toán quản lý khi số lượng học sinh chạm mốc quy mô học sinh của một tỉnh, thành phố".

Hiện nay, một số địa phương đang áp dụng biện pháp "chia tải" học sinh giữa các khu vực đông dân cư và khu vực có số dân cư ít hơn, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, các quận, huyện kiến nghị thành phố có thêm nhiều giải pháp căn cơ hơn về quy hoạch và phân bổ dân số, đặc biệt ở các khu vực cửa ngõ, có tỷ lệ dân nhập cư cao.

Hiện nay, đề xuất của UBND TPHCM về việc nâng giới hạn tầng cao đối với các công trình xây dựng trường học được kỳ vọng là một trong những giải pháp kéo giảm sĩ số học sinh, góp phần giảm tải áp lực cho các trường.

Song song đó, thành phố cần áp dụng thêm nhiều giải pháp như "mở cửa" hệ thống trường tư, đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các hình thức học tập, quy định linh hoạt về thời lượng, chương trình giảng dạy... giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn tiếp cận giáo dục.

MINH QUÂN

Theo sggp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động
13:46:42 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn

Sức khỏe

18:00:38 22/11/2024
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó chị M có đến một phòng khám nha tư nhân để nhổ răng khôn. Sau khi chích thuốc tê được 20 phút thì bệnh nhân cảm thấy rất mệt, tức ngực nên được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với 'chúa đảo' Tuần Châu

Pháp luật

17:29:01 22/11/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết quan hệ làm ăn với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh của ông Đào Hồng Tuyển từ năm 2016, và hai bên đã có giao dịch mua bán cổ phần, dự án bất động sản.

Messi ảnh hưởng đến ghế nóng Inter Miami, Xavi có ý định từ chối

Sao thể thao

17:20:41 22/11/2024
Ghế nóng tại Inter Miami nhiều khả năng được quyết định bởi Messi khi các lựa chọn hàng đầu điều có liên hệ mật thiết với siêu sao Argentina

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...