Bạn đọc viết: Trẻ con cần được nghỉ hè đúng nghĩa
Tôi quyết định cho con nghỉ hè xả láng, con được chơi đùa thỏa thích với bạn bè cùng xóm. Ngoài giờ giúp bố mẹ làm việc nhà, con được đọc truyện, xem ti vi, chơi thể thao, đi bơi và chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn.
Khi các con nghỉ hè, tôi lên kế hoạch sẽ cho con về quê vài ngày thăm ông bà nội, ngoại. Lũ trẻ quanh xóm cũng lần lượt về quê chơi, đứa nhiều thì nửa tháng, đứa ít thì vài ngày. Thời gian nghỉ hè của các con kéo dài 2 tháng bởi tháng 8 các con đã tập trung học kỹ năng sống và văn hóa hè tại trường. Lũ trẻ rồng rắn chơi từ nhà này sang nhà kia, chơi đủ trò chơi: trốn tìm, đánh bài, cá ngựa, cờ vua, đọc truyện tranh. Tiếng cười đùa rôm rả, những đứa trẻ linh hoạt sôi nổi và vui vẻ hết mình với các trò nghịch ngợm.
Nhưng có một số em vẫn đều đặn đi học thêm hè, chủ yếu là học thêm tiếng Anh, Toán, Văn. Những em thích học tận dụng kỳ nghỉ hè để nâng cao kiến thức, mỗi tuần học thêm 2 buổi thật nhẹ nhàng. Một số em học kém thì đi học thêm suốt hè để bù đắp kiến thức bị hổng, chủ yếu làm bố mẹ yên tâm hơn. Lý do đưa ra thật xác đáng: Phải học thêm càng nhiều càng tốt, học nhuần nhuyễn thì mới thi được vào cấp 3. Phụ huynh nào không cho con đi học thêm thầy cô thì tự giao khoán bài cho con học mỗi ngày. Để con nghỉ hè xả láng, quên hết chữ, vào năm học mới lại dốt đặc thì sao?
Tôi cũng sốt ruột đưa ra kế hoạch bắt con tự học mỗi ngày khoảng 1 giờ học tiếng Anh trên máy tính hoặc tự ghi chép thuộc từ mới, mẫu câu. Tôi để ý thấy con học vẩn vơ, ngồi đọc sách, nghe đĩa mà cứ nói vọng ra ngoài với lũ bạn đang thập thò ngoài cửa, í ới giục con ra ngoài chơi. Trong đầu lũ trẻ, nghỉ hè chỉ có chữ chơi, làm gì có chữ học. Các con học hành căng thẳng suốt 9 tháng, vừa mới nghỉ hè xả hơi, bố mẹ lại bắt học, học gì mà nhiều thế không biết… Đấy là lũ trẻ trong lúc ngồi ghế đá trò chuyện đã vô tư kể với nhau như thế.
Tôi quyết định cho con nghỉ hè xả láng, con được chơi đùa thỏa thích với bạn bè cùng xóm. Ngoài giờ giúp bố mẹ làm việc nhà, con được đọc truyện, xem ti vi, chơi thể thao, đi bơi và chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn. Tôi gợi ý con nên dành thời gian đọc sách truyện thiếu nhi để tăng khả năng cảm thụ văn học, con sẽ viết văn tốt hơn.
Với điều kiện kinh tế eo hẹp, tôi cũng như nhiều phụ huynh khác chưa thể lo cho con đi du lịch, dã ngoại tới những địa danh nổi tiếng cũng như gửi gắm con đi trại hè. Tôi mong muốn kỳ nghỉ hè của các con thực sự thú vị, bổ ích và thực hiện dễ dàng nhất. Tôi nhớ tới mùa hè tuổi thơ của anh em tôi khi xưa, tuy lao động vất vả nhưng thật vui khi được thỏa sức khám phá thiên nhiên: Đó là cánh đồng lúa, con đường quê đầy bóng mát, tự tay gieo hạt trồng cây, nuôi gà vịt. Tôi và bạn bè đi hái rau nuôi lợn giúp bố mẹ, đi bắt cá, mò cua, người lấm lem nhưng thật vui, có cả kho kỷ niệm đầy ắp tiếng cười.
Lũ trẻ bây giờ nghỉ hè chỉ quanh quẩn ở nhà xem ti vi, chơi máy tính, điện thoại đến mụ mị đầu óc. Nhiều phụ huynh không muốn con lang thang nên cho con chơi game thoải mái để con đỡ mè nheo, phiền phức. Hết kỳ nghỉ hè, các con đứa thì tăng cân vù vù, đứa thì nghiện game, đứa thì cận thị. Tôi nghĩ tại sao mình không hướng dẫn lũ trẻ con biết thêm một vài trò chơi dân gian, đi khám phá những con đường mới quanh làng, chạy nhảy trên cánh đồng lúa chín?
Kế hoạch chơi cùng lũ trẻ con ngày hè thật dễ dàng. Tôi dạy các con chơi ô ăn quan, chơi chuyền chơi chắt. Thỉnh thoảng cuối tuần rảnh rỗi, tôi dẫn các con ra cánh đồng, dạy con phân biệt lúa nếp, lúa tẻ, bọn trẻ háo hức vồ châu chấu, cào cào…
Chỉ cần đưa trẻ con tới một chỗ chơi mới lạ cũng khiến con trẻ háo hức, sung sướng. Mà nào có xa xôi gì, tôi chở lũ trẻ tới khoảng sân chơi của nhà máy quân đội cách nhà tôi khoảng 500m. Lũ trẻ thích thú chạy nhảy, tìm hái hoa cỏ lau, bó thành từng bó hoa nhỏ xinh đem về tặng mẹ. Khi tôi đăng ảnh các con tung tăng trong mảnh vườn cỏ lau bời bời trắng, nhiều bố mẹ xuýt xoa khen đẹp và hỏi han địa chỉ.
Video đang HOT
Các con mải tìm hái hoa cỏ lau.
Bắt châu chấu.
Để trẻ con có một mùa hè vui nhộn, lý thú, thỏa sức khám phá thiên nhiên mà vẫn đảm bảo an toàn, tôi nghĩ không có gì quá khó. Chỉ cần phụ huynh bớt chút thời gian sáng tạo không gian vui chơi với các con hoặc đơn giản là hướng dẫn con vài phút một trò chơi đơn giản mà con chưa biết tới, đảm bảo con sẽ thích mê. Có lần, tôi chỉ cho lũ trẻ vạt cỏ gà xanh rờn, tôi tìm cỏ gà cho các con chơi suốt cả tiếng không biết chán.
Niềm vui nghỉ hè của trẻ con thật đơn giản biết bao!
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Để trẻ em có kỳ nghỉ hè bổ ích và ý nghĩa
Hè về, khi các em nhỏ được nghỉ ngơi, tạm rời xa sách vở, trường lớp, cũng là nỗi trăn trở, lo lắng của các bậc phụ huynh về việc làm thế nào để con em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú, lại tránh được những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đây là vấn đề cần sự quan tâm không riêng của mỗi gia đình, nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Hàng quán lấn chiếm khoảng sân chung tại Khu tập thể Thành Công (Hà Nội).Ảnh: THƯỜNG DUY
Cũng như nhiều gia đình, khi kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, chị Nguyễn Thu Thủy ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai (Hà Nội), khá đau đầu trước bài toán cho con làm gì, chơi ở đâu mỗi khi hè tới. ịa phương tuy có nhà văn hóa, nhưng thiếu trang, thiết bị và người dẫn dắt tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, hấp dẫn. Tình trạng các sân chơi dành riêng cho trẻ lại càng thiếu. Chính vì thế, dù không muốn, gia đình chị vẫn phải đăng ký các lớp học thêm cho con như một hình thức gửi trẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở khu tập thể Mai Dịch (Cầu Giấy), cũng đang lo tìm phương án nghỉ hè phù hợp, an toàn cho các cháu. Ông Huy cho biết: "Tôi có hai cháu đang là học sinh trung học cơ sở. Nghỉ hè, các cháu chủ yếu ở nhà đọc sách, xem ti-vi, vì sân chơi ở khu dân cư nhỏ hẹp, người lại đông. Tôi cũng đã tham khảo một vài chương trình trại hè như học kỳ quân đội, công an và một số kỳ học tiếng Anh kết hợp vui chơi cho trẻ trong dịp hè. Các gói trại hè tập trung, mặc dù rất hấp dẫn, bổ ích lý thú, giúp trẻ em biết được nhiều kỹ năng cũng như rèn tính kỷ luật trong sinh hoạt, nhưng phần lớn lại có mức phí quá cao (dao động từ năm đến bảy triệu đồng cho một kỳ khoảng từ 10 đến 15 ngày)". Mức phí này rất khó phù hợp đối với những gia đình công chức, viên chức, người lao động có mức thu nhập trung bình. Còn giải pháp cho các cháu vui chơi tại các sân chơi tại các nhà văn hóa hoặc sân khu chung cư, tập thể... cũ cũng rất khó khả thi. Nguyên nhân là do quỹ đất hạn hẹp, nhiều nơi sử dụng diện tích chung vào các mục đích khác. Và không chỉ ở các khu tập thể cũ, qua khảo sát, tình trạng này cũng xảy ra tại các khu chung cư cao cấp ở Mỹ ình, Trung Hòa - Nhân Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Văn Quán (Hà Nội). Mặc dù, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư các khu chung cư luôn quảng cáo về các tiện ích đi kèm như khu vui chơi công cộng rộng rãi, tuy nhiên trên thực tế, khoảng sân dưới các tòa nhà vẫn bị biến thành bãi trông giữ ô-tô, xe máy cho khách vào siêu thị, ngân hàng, nhà hàng... Do thiếu sân chơi, nhiều nơi các em chơi bóng đá và trượt pa-tin ngay trên vỉa hè tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nguy hiểm. Tại nhiều khu phố, cứ đến giờ tan tầm, trong khi các phương tiện giao thông đang chạy nườm nượp dưới lòng đường thì các em lại vô tư rủ nhau chơi đá bóng trên vỉa hè. Chắc hẳn, bất cứ ai khi nhìn thấy những hình ảnh này đều cảm thấy lo sợ, bởi chỉ cần sảy chân để bóng lăn xuống lòng đường, rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính các em.
Không chỉ ở các thành phố lớn, tại các vùng nông thôn, tuy được coi là nơi đất rộng, người thưa, song sân chơi an toàn cho trẻ em vẫn là bài toán khó. Bởi lẽ hiện nay, nhằm đáp ứng về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phần lớn các địa phương đều xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ các hoạt động hội họp, sinh hoạt của người dân, còn sân chơi cho thiếu nhi rất ít vì không có đồ chơi, dụng cụ, sách báo... Một số nơi có tủ sách, thư viện thì chủ yếu là sách báo cũ, đầu sách dành cho thiếu nhi nghèo nàn, lại không mở cửa thường xuyên. Nhiều hội trường nhà văn hóa chủ yếu được dùng làm nơi hội họp của chính quyền và các đoàn thể, còn sân thì dành cho người dân phơi rơm, thóc mỗi khi mùa màng đến. Anh Trần Hoàn, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết: "Vào mùa hè trẻ em chỉ có thể chơi trong khu dân cư, quanh quẩn với các trò thả diều, nhảy dây, hoặc rủ nhau ra sông hồ gần nhà để bơi lội. Do thiếu nơi vui chơi, không ít các em nhỏ tụ tập chơi những trò nguy hiểm... ó là chưa kể nhiều em ở cả thành phố lẫn nông thôn lại đang "hoang phí" những ngày hè vào những trò chơi độc hại, nguy hiểm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh không chỉ dẫn tới những nguy hiểm khó lường. Ngày hè không phải đi học, không có chỗ chơi, các em "cố thủ" trong những căn phòng chật hẹp và "dán" mắt vào các thiết bị điện tử. Ít vận động, chỉ được giải trí qua các phương tiện nghe nhìn làm các em lười giao tiếp với mọi người, sống thu mình, khép kín, ngôn ngữ chậm phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và các vụ trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.
Để mang lại những ngày hè vui chơi an toàn, đúng nghĩa cho trẻ em, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ, ngoài việc dành thời gian cho con, cần hướng trẻ tham gia các hoạt động tập thể, giải trí lành mạnh, góp phần giúp các em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện. Chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần sớm có kế hoạch dành ngân sách hoặc thực hiện chủ trương xã hội hóa để duy tu, tôn tạo, xây dựng mới các điểm vui chơi an toàn, thân thiện cho trẻ em. Cùng với đó là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức oàn thanh niên cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra những hoạt động hè sôi nổi, hấp dẫn, đa dạng hóa hình thức tổ chức để thu hút được đông đảo các em tham gia. Tạo dựng những sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh trong dịp hè là để mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
"Trẻ em là tương lai của đất nước"... Mỗi người, mỗi gia đình, khu phố, cấp chính quyền, đoàn thể quần chúng cần thể hiện sự quan tâm bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong việc tạo dựng sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, để mọi trẻ em đều có được cơ hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn."
NGUYỄN HOÀNG
(Hội chuyên gia tâm lý giáo dục Hà Nội)
"Hà Nội đang phát triển chóng mặt với những tòa nhà "chọc trời", khu chung cư, khu giải trí chất lượng cao... mọc lên như nấm. Tuy nhiên, sân chơi cho thiếu nhi vẫn đang thiếu trầm trọng. Các bậc cha mẹ tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy mấy địa điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Công viên Cầu Giấy, Công viên Lê-nin, Công viên Nghĩa Đô...".
NGUYỄN TRẦN HOÀNG
(Phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
"Ở các huyện, xã miền núi vùng cao thì vấn đề không gian chơi cho trẻ em càng khó khăn. Nếu có dịp lên bất cứ địa phương vùng cao nào như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái..., không khó để bắt gặp những đám trẻ con chơi những trò dễ xảy ra thương tích, mất an toàn".
NGUYỄN HẢI HÒA
(Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái)
KIM OANH
Theo Nhân dân
"Chạy nước rút' trước kỳ thi THPT quốc gia 2019 Nhiều bạn học sinh trở về nhà phải học thêm đế khuya, sáng hôm sau lại tiếp tục hành trình chinh phục giảng đường khi chỉ còn 1 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi. Những ngày này, tại "lò" luyện thi của Trường THPT Trần Cao Vân, quận Gò Vấp luôn trong bầu không khí sôi động lẫn căng thẳng Học sinh...