Bạn đọc viết: Tôn trọng và đồng hành cùng con trong mùa thi: Vẹn cả đôi đường
“Thời gian đầu con tưởng bố mẹ áp đặt con phải thi vào lớp chuyên Văn của một ngôi trường nổi tiếng, nhưng theo thời gian bố mẹ đã đồng hành cùng con trong quá trình học tập, bố mẹ đã rất tôn trọng ước mơ, nguyện vọng của con.
Bây giờ con thấy mình là người hạnh phúc nhất cô ạ”.
Ảnh minh họa
Cái nóng oi bức của mùa hè thật sự đã không đủ bằng “cái nóng tâm trạng” của những gia đình có con em đang rớt kì thi tuyển sinh lớp 10 trong mấy ngày nay. Những gia đình trong diện này đang rất mệt mỏi vì sự học của con “chưa biết đi về đâu”.
Bố mẹ các bạn học sinh này mang tâm lí rất nặng nề, con thì chỉ còn biết tự dằn vặt mình, hay tìm cách trốn tránh.
Nhưng chung quy lại, người đáng thương nhất vẫn là những em học sinh vừa trải qua kì thi tuyển sinh lớp 10.
Là học sinh, ai cũng ao ước được học giỏi, thưc hiện được ước mơ, hoài bão của mình, đặc biệt là ước mơ trên con đường học vấn. Giá như ước mơ của con trùng với ước mơ của bố mẹ thì thật tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng may mắn như cô bé trong câu chuyện của tôi.
Tôi muốn kể về cô bé đang trong tâm trạng lâng lâng, thanh thản, thoải mái khi vừa thực hiện “giấc mộng vàng” của cả gia đình.
Mấy hôm nay, tôi quan sát cô bé “tuổi trăng rằm” này mà tôi thấy lòng mình vui theo.
Cô bé có năng khiếu Văn từ nhỏ, từ khi tôi được thuê kèm cặp thêm, cô bé nhanh chân góp mặt trong đội tuyển học sinh giỏi Thành phố. Hai năm lớp 8 và lớp 9, cô bé này luôn đạt giấy chứng nhận học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn cấp Thành phố.
Video đang HOT
Trong đợt thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua, cô bé định thi vào lớp chuyên Văn của một trường nổi tiếng. Song bố mẹ cô bé bảo rằng: “Ưóc mơ là của con, bố mẹ không bắt ép con phải vào lớp chọn – điều mà con không muốn”. Không biết suy nghĩ thế nào, cuối cùng cô bé thi vào trường thuộc hạng nhì Thành phố.
Kết quả làm nức lòng bố mẹ và tất nhiên là cả cô bé nữa. Con bé dư đến 7 điểm khi con đã đỗ vào ngôi trường mà con ao ước. Một ngôi trường gần nhà.
Sáng ngày biết kết quả điểm thi, cô bé háo hức chạy sang khoe tôi: ” Cô ơi, con đỗ vào trường con mơ ước rồi, bố mẹ con vui như hội cô à”.
Đôi mắt long lanh của cô bé như chứa cả một bầu trời mơ ước trong đó. Tôi chia vui và không quên chúc mừng.
Tôi buột miệng hỏi con: “Con không thi vào lớp chuyên Văn, con có thấy nuối tiếc không?”.
Con bé hồn nhiên trả lời: “Thời gian đầu con tưởng bố mẹ áp đặt con phải thi vào lớp chuyên Văn của một ngôi trường nổi tiếng, nhưng theo thời gian bố mẹ đã đồng hành cùng con trong quá trình học tập, bố mẹ đã rất tôn trọng ước mơ, nguyện vọng của con. Bây giờ con thấy mình là người hạnh phúc nhất cô ạ”.
Con bé tiếp tục trải lòng: “Mấy người bạn của con, thi đậu vào ngôi trường mà bố mẹ ao ước giờ mới khổ nè, lúc đầu bạn con chỉ muốn thử sức và làm theo yêu cầu của ba mẹ thôi. Không ngờ thi đỗ rồi giờ phải học chứ biết làm sao, mặc dù trong lòng không muốn”.
Con bé nói như mình hiểu chuyện đời lắm. Mà tôi thấy cũng chí lí, không bố mẹ nào có thể sống thay cuộc đời của con mình cả, cũng không có bố mẹ nào thực hiện được việc thay ước mơ của con cả. Vậy mà vẫn có những ông bố, bà mẹ luôn bắt con phải thực hiện ước mơ của mình, mặc cho ước mơ, hoài bão đó không phải là điều con muốn, thậm chí những ước mơ của bố mẹ đã làm chết ước mơ của con.
Tôi không biết ngoài kia có bao nhiêu đứa con phải oằn mình gánh kì vọng, ươc mơ của bố mẹ để rồi chôn vùi những sở thích, đam mê của chính mình.
Tôi chỉ biết rằng đang hiện hữu trước mắt tôi: Một cô bé hồn nhiên, yêu đời, xinh tươi sau khi trải qua một bước ngoặt lớn của cuộc đời mình – kì thi tuyển sinh lớp 10 – với sự tôn trọng và đồng hành của bố mẹ.
Mấy ngày nay, tôi thấy con bé nở mãi nụ cười trên môi. Mõi buổi sáng lại có một cô bạn gái đến rủ đi tung tăng. Niềm vui của gia đình cô bé đổ vào một trường có tiếng như lan khắp xóm giềng.
Bàn về bố mẹ con bé, không gì tuyệt vời hơn khi thần thái rạng ngời hiện lên trên khuôn mặt. Đi đâu, anh chị cũng nở nụ cười tươi. Ai cũng chúc mừng và chia vui cùng gia đình con bé.
Qua đó, cho thấy rằng hãy tôn trọng và đồng hành cùng con trong mùa thi: Niềm vui sẽ vẹn đôi đường!
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Thức thâu đêm để ôn thi nước rút
Còn một ngày nữa là sĩ tử cả nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều thí sinh đã quên ăn, quên ngủ để ôn luyện với mong muốn sẽ đạt được kết quả cao nhất.
Nhiều thí sinh thức khuya ôn bài để mong có kết quả cao trong kỳ thi - ẢNH: MỸ QUYÊN
Thức đến 4 giờ sáng để luyện phân tích tác phẩm
"Việc thức quá khuya sẽ khiến các bạn dễ bị giảm trí nhớ do ngủ không đủ giấc hoặc ngủ sai giờ giấc. Hãy để cho đầu óc được thư giãn thì mới có thể minh mẫn, tỉnh táo để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài thi".
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
Dù kiến thức đã "hòm hòm" nhưng Ngọ Duy Tuấn Minh, học sinh (HS) lớp 12A7 Trường THPT Trần Phú, TP.HCM, mấy ngày này vẫn miệt mài thức khuya để ôn thi. Minh cho biết mình thi 6 môn bao gồm toán, văn, tiếng Anh, bài thi khoa học xã hội (sử, địa và giáo dục công dân). "Mọi thứ cũng đã ổn nhưng mấy ngày cuối em muốn tập trung nhiều vào môn văn, đi sâu vào việc phân tích tác phẩm. Ngoài ôn thi ở nhà, em còn học nhóm 1, 2 buổi và ôn tập tại trường vào buổi sáng cho đến hết tuần này", Minh chia sẻ.
Phụ huynh của Minh cho biết, có đêm Minh thức đến 4 giờ sáng để học, vì thời điểm ban đêm yên tĩnh, dễ tiếp thu hơn.
Tương tự, Nguyễn Thu Thủy (học chuyên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) dù đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tại một trường ĐH và đạt học bổng vào ngành mình yêu thích, nhưng em vẫn không quên nhiệm vụ trước mắt là thi tốt nghiệp, nên vẫn miệt mài ôn đều 6 môn. Mẹ của Thu Thủy cho biết: "Con vẫn đi học thêm và đêm nào cũng thức tới 1 - 2 giờ sáng. Vì thức khuya nên hôm sau 9 giờ con mới dậy, bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa luôn". Mới đây, khi Thủy biết mình đậu học bổng vòng 1 vào trường ĐH mình thích và phải tiếp tục vòng 2 với bài luận, Thủy đã bắt đầu thức để viết miệt mài từ 22 giờ cho tới 4 giờ sáng. Với thói quen thức khuya để học bài, những ngày này Thủy vẫn tiếp tục thâu đêm để quyết tâm đạt được thành tích cao trong kỳ thi. Thủy tiết lộ các bạn của mình cũng đều có tâm lý quyết tâm như vậy.
Trong khi đó, Dương Hòa Bảo Trân, lớp 12A2 Trường THPT Ernst Thalmann, TP.HCM, cũng đang gấp rút tập trung vào môn văn. Lý do vì những môn còn lại thi trắc nghiệm, theo Trân là do tiếp thu bài giảng trên lớp nên đã khá tự tin. "Ngoài ra, em còn tìm đọc những vấn đề nổi cộm gần đây được bàn luận nhiều trên mạng xã hội để có thêm kiến thức, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội. Dạng bài này dễ mà khó, để đạt được điểm cao thì cần phải nắm nhiều thông tin thời sự, có cái nhìn khái quát và có chính kiến nhất định", Trân chia sẻ. Mấy ngày sát nút, Trân và bạn bè vẫn lên trường để được thầy cô hướng dẫn ôn thi, hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
Cha mẹ hết mình hỗ trợ
Chị Nguyễn Thị Hòa Phương, phụ huynh của Thu Thủy, cho biết hằng ngày thấy con thức khuya học bài, sáng dậy trễ, vợ chồng chị rất lo lắng. "Cảm xúc vừa thương vừa lo vì giấc ngủ của con trái với nhịp sinh học. Còn chuyện ăn uống của con thì càng tệ hơn vì dậy trễ mệt nên không ăn bữa sáng. Thời gian qua mình cũng mua một số loại thuốc bổ để tăng tuần hoàn máu não cho con uống, bổ sung thêm các loại trái cây mà con thích. Thực sự kỳ thi này là bước ngoặt lớn nên dù con có học tốt thì phận làm cha mẹ vẫn không thể không căng thẳng. Cảm giác còn lo lắng hơn lúc con từ lớp 9 thi lên lớp 10 nhiều", chị Hòa Phương cho hay.
Anh Hoàng Tuấn Minh, phụ huynh của Hoàng Tuấn Hải, HS Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, lại thường xuyên lên mạng đọc những bài báo có lời khuyên của chuyên gia về cách học thi sao cho khoa học, rồi khuyên lại con mình không nên thức quá khuya. Anh Minh kể lại: "Thế nhưng con bảo phải thức để hệ thống lại toàn bộ kiến thức, đào sâu được thêm chút nào hay chút đó, nên vợ chồng mình chỉ còn cách động viên con, nấu cho con món ngon, con có mong muốn gì thì hỗ trợ để con có thể an tâm bước vào kỳ thi".
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng việc thí sinh và phụ huynh lo lắng, căng thẳng là không thể tránh khỏi trong những ngày này. "Tuy nhiên, chỉ còn một hai ngày nữa là bắt đầu thi, thì việc thức quá khuya sẽ khiến các bạn dễ bị giảm trí nhớ do ngủ không đủ giấc hoặc ngủ sai giờ giấc. Phải ăn đủ no và ngủ đủ giấc, bên cạnh đó buổi sáng nên vận động để cơ thể được khỏe khoắn. Hãy để cho đầu óc được thư giãn thì mới có thể minh mẫn, tỉnh táo để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài thi", tiến sĩ Điệp đưa ra lời khuyên.
Kinh nghiệm học thi từ thủ khoa
Theo kinh nghiệm của Nguyễn Lê Vân, thủ khoa khối D Trường ĐH Ngoại thương năm 2015, những ngày sắp đến kỳ thi THPT quốc gia, Vân sẽ không học bài mới mà chỉ ôn lướt qua những gì đã học.
Đào Ngọc Minh Huy, thủ khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2017, chia sẻ một tuần trước khi thi nên tập đi ngủ sớm để tạo nên thói quen và có được sự tỉnh táo cho đầu óc. "Hầu hết các thí sinh thì thời gian ôn thi thường sẽ thức khuya, thậm chí mất ăn mất ngủ chỉ vì lo lắng cho kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng điều này không nên, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Các bạn thường nhầm tưởng là học nhiều thì sẽ nhớ nhiều nhưng chúng ta chỉ nhớ được nhiều và hấp thu kiến thức hiệu quả khi đầu óc chúng ta tỉnh táo nhất", Huy chia sẻ.
Nguyễn Thị Khánh Huyền, thủ khoa khối A Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2017, cũng khuyên thí sinh không nên học kiến thức mới những ngày trước khi thi.
Nữ Vương
Theo Thanh niên
Thêm hàng loạt biện pháp ngăn chặn gian lận thi cử Từ 25 đến 27-6 cả nước sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia. Trước hàng loạt vụ gian lận bị phát hiện trong kỳ thi 2018, khâu tổ chức năm nay đang được siết chặt đến mức tối đa. Khâu tổ chức kỳ thi năm nay được siết chặt tối đa Theo dõi liên tục 24/24h Ông Mai Văn Trinh - Cục...