Bạn đọc viết: Tặng con một ngày thứ 7 không sách vở
Ngày thứ 7 không sách vở hiếm hoi, con được mẹ dẫn đi chơi, biết thêm bao điều mới lạ, con thật thà nói: “Thích quá mẹ ạ, hay là tuần nào mẹ cũng cho con đi chơi nhỉ?”.
Con tôi học lớp 6, lớp đầu cấp với biết bao bỡ ngỡ: cách học thay đổi, thầy cô, bạn bè mới, kiểm tra liên tục. Rồi thêm nhiều môn học mới, bài vở nhiều hơn hẳn, thầy cô yêu cầu cao hơn từ phía học sinh, phụ huynh. Ngay từ hè, nhiều gia đình đã cho con đi học thêm đủ 3 môn Văn – Toán – tiếng Anh. Lũ trẻ đi học chính, học thêm kín mít cả tuần. Các phụ huynh nhìn “con nhà người ta” mà sốt ruột hối thúc con đi học thêm bởi lý do: Bạn A, bạn B học giỏi nhất nhì lớp còn đi học thêm, huống hồ con nhà mình học làng nhàng, không học thêm có mà đội sổ…
Tôi cứ đắn đo cả tháng trời, lớp 6 để con tự học ở nhà có ổn không? Nhìn bạn bè con đi học thêm ầm ầm, chọn thầy cô giỏi để theo học, chí ít cũng học thêm tiếng Anh, tôi cảm thấy hoài nghi chính quyết định của mình. Tôi hỏi han mấy phụ huynh xung quanh, quan sát thái độ học tập của lũ trẻ, nghe chính lũ trẻ nói về chuyện học hành, trường lớp. Tôi quyết định chưa cho con đi học thêm và động viên con tự học tại nhà. Tôi kể cho con nghe về những tấm gương các anh chị tự học tại nhà mà vẫn thi đỗ đại học với điểm số rất cao, chủ yếu là khi học phải tập trung, đọc sách, làm bài tập chăm chỉ thì kiến thức cơ bản trên lớp không có gì là khó. Bài tập nào khó, con có thể hỏi bố mẹ, trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô và đơn giản nhất là lên mạng tìm hiểu.
Hai ngày nghỉ cuối tuần, tôi nhắc con học tiếng Anh, làm hết bài tập về nhà. Rảnh rỗi, tôi ngồi học cùng con tiếng Anh theo kiểu mò mẫm trên mạng để biết từ mới, từ khó. Con vẫn có thời gian đá bóng, chạy nhảy nô đùa với bạn bè. Lũ trẻ chơi chán thì hò nhau tập trung ở nhà bạn nào đó, đòi bố mẹ cho mượn điện thoại để chơi game. Tôi vẫn hứa với con, một tuần con sẽ được mẹ cho chơi điện thoại 1-2 lần, mỗi lần 1 tiếng để con không thèm thuồng, bứt rứt.
Có cách gì để con được thỏa thích vui chơi, tìm hiểu cái mới, không quẩn quanh nhàm chán với guồng quay bài vở? Tôi muốn con được hưởng một ngày thứ 7 không sách vở, chỉ vui chơi và quan trọng nhất, con biết rằng những trò chơi dân gian thú vị hơn nhiều trò chơi điện tử. Tôi cùng con trải nghiệm ngày hội Mottainai ở phố đi bộ Hồ Gươm thực sự ý nghĩa. Từ Đông Anh, hai mẹ con đi tàu hỏa sang ga Long Biên, đi bộ 15 phút là tới Bờ Hồ.
Thong dong tản bộ quanh phố cổ, tôi chỉ cho con cảnh chợ Đồng Xuân sầm uất, đông đúc. Con được tận mắt xem những màn biểu diễn văn nghệ sôi động từ các anh chị ca sĩ, những bạn nhỏ múa hát thật tự tin. Con được tìm hiểu về thuật ngữ Mottainai trong tiếng Nhật, biết sử dụng đồ tiết kiệm, tránh lãng phí. Hôm ấy, con háo hức mua quyển truyện cũ “Nghìn lẻ một đêm” với giá 30 ngàn, số tiền nhỏ sẽ góp phần nào giúp đỡ các bạn nhỏ thiệt thòi bị tai nạn giao thông.
Nhưng thú vị nhất là khi con được trải nghiệm trò chơi dân gian Nhật Bản. Buổi sáng, hai mẹ con đi lòng vòng quanh các gian hàng, con tò mò xem hai người Nhật Bản đang chơi trò chơi, trò này xuất hiện trong truyện tranh Đô rê mon. Tôi giục con vào chơi nhưng con rụt rè lắc đầu. Tôi tự chơi thử, một cô bé say sưa chơi, lúc ấy con mới xin vào chơi. Các cô, bác người Nhật hướng dẫn con, con loay hoay một hồi không chơi được nên chán, bỏ cuộc. Buổi chiều xem văn nghệ một lúc, con nói muốn quay lại chơi trò chơi Kendama. Mấy cô, bác người Nhật kiên nhẫn hướng dẫn con đến nửa giờ, con chơi đi chơi lại đến toát mồ hôi và cuối cùng con đã chơi đạt mấy lần. Đây là trò chơi đòi hỏi sức tập trung và tính kiên trì, con rất thích.
Video đang HOT
Học chơi trò Kendama. (ảnh minh họa)
Ngày thứ 7 không sách vở hiếm hoi, con được mẹ dẫn đi chơi, biết thêm bao điều mới lạ, con thật thà nói: “Thích quá mẹ ạ, hay là tuần nào mẹ cũng cho con đi chơi nhỉ?”. Đây là món quà tặng con đã tự giác học hành, chỉ thỉnh thoảng mẹ mới tặng thôi… Tôi tin là một ngày đi chơi vui vẻ, con được xả hơi, được tiếp thêm năng lượng học hành. Có lẽ đây chính là mòn quà thú vị nhất mà các con ao ước!
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Nuôi dạy con không dễ, nhất cử nhất động ngỡ bình thường vô hại của bố mẹ cũng sẽ tạo nên tính cách cả đời của trẻ
Các bậc phụ huynh có thể hành động và suy nghĩ theo ý mình nhưng nên nhớ rằng trước mặt con trẻ bố mẹ là tấm gương rõ nhất để chúng noi theo.
Nhiều người cho rằng, bố mẹ thế nào thì sẽ dạy con như thế ấy. Việc học ở trường chỉ là một phần trong cuộc sống của đứa trẻ, mọi hành động của bố mẹ mới chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các con. Vì vậy, việc dạy con cái qua sách vở, thay đổi nhân sinh quan thôi chưa đủ, mà các bậc phụ huynh còn phải biết rằng từng lời nói, hành động của mình sẽ có tác động mạnh mẽ đến con trẻ. Dưới đây là những hành động mà bố mẹ thường bỏ qua nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống tâm lý cả đời của trẻ.
1. Biếu hiện cảm xúc của bố mẹ
Ảnh minh họa
Trẻ con vốn dĩ rất thích bắt chước theo người lớn. Chúng sẽ dễ dàng học từ bố mẹ về cách thể hiện lời nói, cách cư xử trong cuộc sống. Vì vậy, những lúc bố mẹ đối mặt với những lo lắng, căng thẳng, hay có những cảm xúc cực đoan thì trẻ sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực sau khi chúng nhìn thấy. Nếu bố mẹ cau có, khó chịu, "giận cá chém thớt", trút giận lên con trẻ thì điều này sẽ để lại chân thương tâm lý nặng nề trong quá trình trưởng thành của chúng. Quan trọng hơn, nếu trẻ nhìn thấy bố mẹ suy sụp tinh thần, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy bồn chồn, bất an, thậm chí tự khép mình lại.
2. Cách giao tiếp của bố mẹ với mọi người
Bố mẹ có tinh thần vui vẻ, thì con trẻ sẽ tự động vui theo hay thậm chí chúng sẽ hoạt động cả ngày mà không thấy mỏi mệt. Nhưng nếu vừa mở mắt ra mà thấy bố mẹ u sầu, thở dài, chán nán, chúng sẽ không dám đến gần, tâm trạng cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, bố mẹ phải kiểm soát cảm xúc của mình, nên biết rằng từng cử chỉ, hành động của mình luôn được con trẻ theo dõi và quan tâm. Một môi trường gia đình hạnh phúc chính là điều kiện quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của con trẻ. Nếu gia đình bất hòa, cha mẹ thường cãi nhau dẫn đến sự thờ ơ, lạnh nhạt với con trẻ thì chúng sẽ mất đi cảm giác an toàn. Một khi chúng hòa nhập với xã hội thì sẽ đối xử với người khác theo cách mà bố mẹ chúng đã làm.
Ảnh minh họa
Trong giao tiếp hằng ngày, trẻ sẽ nhìn theo cách bố mẹ đối xử với những người khác và lưu lại ấn tượng khá sâu đậm. Nếu như bố mẹ đối xử với người khác không công bằng, trẻ con sẽ tự nhiên mặc định cấp bậc giữa người với người. Nếu bố mẹ đủ tinh tế để xử lý mọi chuyện êm đẹp nhẹ nhàng thì trẻ cũng sẽ tự nhiên học được cách hành xử hòa bình và có thái độ tử tế đối với mọi người.
3. Thói quen sinh hoạt của bố mẹ
Thói quen hằng ngày có thể thay đổi cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn có thói quen sinh hoạt tốt thì chắc chắn cuộc sống sẽ không phải gặp nhiều điều phiền muộn, lo âu. Phận làm cha mẹ nên biết rằng thói quen sinh hoạt của mình cực kỳ ảnh hưởng đến việc dạy con. Bố mẹ luôn đưa các con vào khuôn khổ hà khắc và bắt chúng làm theo những nguyên tắc mà bản thân họ lại không thực hiện, như vậy việc dạy con của họ sẽ trở nên vô nghĩa vì con trẻ chỉ làm theo những gì bố mẹ chúng làm. Những thói quen tốt được phản ánh qua từng hành động và sinh hoạt hằng ngày ví dụ như chăm chỉ làm việc, bảo vệ môi trường, sống lành mạnh... Đây là những thói quen tốt cần được bồi dưỡng ngày qua ngày, chỉ có như thế, con của bạn mới trưởng thành toàn diện.
4. Sự quan tâm và tình yêu của bố mẹ
Nếu bố mẹ không dành nhiều tình cảm cho con trẻ, không yêu thương vợ chồng, không đối xử tốt với mọi người xung quanh thì đừng mong có thể dạy con sống tình cảm. Nếu từ nhỏ, bố mẹ không quan tâm đến hành vi của con, không dạy chúng biết cách quan tâm đến bố mẹ, bạn bè hay những người xung quanh thì chúng sẽ tự biến mình thành trung tâm, không màng đến cảm xúc của người khác và nghĩ rằng mình luôn đúng.
Bố mẹ nên nhớ rằng, bản thân mỗi người chính là tấm gương rõ nhất và sáng nhất để con trẻ soi hằng ngày. Hãy chú ý đến thái độ, cách đối nhân xử thế, tình yêu thương dành cho người khác, vì con trẻ sẽ nhìn vào đó mà hành xử y như vậy. Điều quan trọng hơn là tình yêu thương của bố mẹ dành cho con chính là động lực và sức mạnh để chúng vững vàng trên con đường tương lai sau này.
(Nguồn: Secretchina)
Theo Helino
Đưa đờn ca tài tử vào trường học Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (xã Trường Tây, H.Hòa Thành, Tây Ninh) vừa đưa môn học đờn ca tài tử Nam bộ vào giảng dạy cho học sinh như là cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trong giờ học môn đờn ca tài...