Bạn đọc viết: Tâm sự của cô giáo lớp 1
Đọc bài viết “Phụ huynh bênh con, thầy cô phải sợ học trò” của cô giáo L.T. trên báo Dân Trí, tôi bất chợt nhớ về lời tâm sự dịp cuối năm của một cô giáo lớp 1.
Sáng đầu tuần đưa con gái đến trường sớm, tôi tranh thủ chào hỏi cô giáo chủ nhiệm của con. Biết tôi cũng là nhà giáo, chị đã chia sẻ nhiều nỗi niềm về chuyện nghề.
Ảnh minh họa
Chị hơn tôi khoảng 10 năm tuổi nghề và có chuyên môn vững vàng nức tiếng ở ngôi trường tiểu học giữa lòng thành phố Huế này. Những ngày đầu đưa con tới lớp đến tận bây giờ, tôi luôn dành sự tin yêu vào tấm lòng người mẹ thứ hai của con ở trường.
Sự tận tâm, nghiêm khắc rèn giũa một “bầy lao nhao” mới tập tành làm quen việc học ấy quả là nhọc nhằn. Mỗi kỳ họp phụ huynh đầu năm và giữa năm, chúng tôi đều được nghe chị tâm sự về những nhọc nhằn trong hành trình rèn nét chữ, rèn nếp người cho các con.
Và ai cũng đồng cảm với chị về điều đó, khi mà mỗi bố mẹ chỉ quản 1 đến 2 con đã phải hét toáng lên những lúc con bướng, con lỳ, còn cô giáo phải lo lắng chu toàn việc học, ăn, ngủ, chơi cho cả đàn cháu nhỏ lên đến 40 em.
Video đang HOT
Giữa lúc dư luận đang lùng bùng chuyện cô giáo ở Hà Nội phạt học sinh lớp 9 quỳ gối, chị trăn trở rất nhiều về lương tâm nghề nghiệp. Thấy trò hư, quấy mà không nhắc nhở từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc và có hình thức xử phạt thì không thể nào tạo ra được nề nếp học tập, uốn nắn trò hướng đến ý thức, kỷ luật và tạo thói quen, hành vi tích cực.
Mà nghiêm khắc quá thì phụ huynh ca thán, truyền thông ầm ĩ, dư luận mặc sức “ném đá”. Cái áp lực khổng lồ ấy khiến người thầy lắm lúc cảm thấy mình bị bóp nghẹt đến ngột thở. Nhớ hồi đầu năm học, khi một cô giáo ở trường tiểu học cũng ở TP. Huế yêu cầu học sinh lớp 1 ngậm bút vì mất trật tự thì y như rằng hành động ấy lập tức bị “chĩa mũi dùi” la ó, phản đối, tẩy chay.
Dù vậy, chị vẫn chọn cho mình sự nghiêm khắc, nhiệt tâm trong giáo dục học sinh. Mỗi ngày đến lớp, chị vẫn rèn cho bọn trẻ ý thức học tập, nề nếp trường lớp. Chị chia sẻ mình có sử dụng hình thức phạt roi và tay, và chỉ phạt một roi.
Có những đứa trẻ chỉ cần dùng lời nói và tấm lòng yêu thương, sự kiên nhẫn là có thể cảm hóa hành động nghịch phá, đi ngược chuẩn mực của con. Nhưng có những cô cậu thật sự phải nghiêm khắc, phải dùng đến roi mới có thể khiến con ngồi đúng vị trí, cầm bút viết bài, tự xúc cơm ăn… Và tất nhiên hành động khẽ roi đó không hề chứa đựng sự thù hận, ghét bỏ hoặc là đánh cho “bõ tức”.
Người giáo viên đầy nhiệt tâm với hơn hai mươi năm “trồng người” ấy chia sẻ đầy ngậm ngùi rằng có những lúc chị khẽ một roi vào tay trò và ôm nỗi nơm nớp lo sợ ấy về nhà. Vừa nấu ăn, vừa giặt quần áo hay làm bất kỳ việc gì cũng canh cánh nỗi lo phụ huynh sẽ ý kiến về cái roi hồi sáng, hồi chiều. Chị bảo đến 10 giờ tối mà điện thoại không rung là biết chuyện đã êm.
Nhưng nỗi lo ấy cũng chỉ vơi đi một nửa, chị vẫn ngán cảnh phụ huynh bất bình về phương pháp giáo dục của cô giáo nhưng chẳng thẳng thắn trao đổi cùng cô mà lại tố giác thẳng với ban giám hiệu hoặc phanh phui trên mạng xã hội khiến “việc bé xé ra to”, “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường” và bị đẩy đi quá xa khiến người trong cuộc bị tổn thương.
Vì vậy, chị và nhiều đồng nghiệp cũng bắt đầu sợ. Sợ phụ huynh không hiểu nhiệt tâm của mình. Sợ xã hội đánh đồng xử phạt với trừng phạt. Sợ dư luận nhảy xổ vào quy kết “xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học”… Muôn nỗi sợ hóa thành SỢ HỌC SINH.
Giữa bối cảnh nhất cử nhất động của giáo viên đều bị soi quá kỹ dưới cái nhìn khe khắt thì nỗi sợ ấy đã hiện hữu, lớn dần. Nỗi sợ ấy khiến không ít người đành ngoảnh mặt làm ngơ với câu thần chú “mackeno” mỗi khi nhìn trò hư, trò biếng học.
Trường học không thể buông lỏng nhiệm vụ dạy người mà chỉ chuyên tâm dạy chữ và người thầy không thể biến thành một cái “máy dạy”, người “thợ dạy”! Điều hiển nhiên ấy đã được khẳng định vô số lần nhưng dường như “chân lý” cũng dần lung lay khi mà cả xã hội sẵn sàng quay lưng, cạn tình với người thầy chẳng may “sẩy chân” trong hành trình giáo dục học sinh.
Những khái niệm “trường học thân thiện” “kỷ luật tích cực”, “tôn trọng và yêu thương học sinh”… đều quá lý tưởng và hoàn mỹ. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng “rải hoa hồng” để thầy cô có thể an nhiên cười, thảnh thơi chuyện trò và cảm hóa học sinh bằng tấm gương sáng trong, mẫu mực của chính mình.
Cô giáo lớp 1 của con tôi vừa kể chuyện một bé gái lớp 4 trong trường không chịu ăn cơm bán trú buổi trưa, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì em đó sẵng giọng: “Cô dám đụng vào em không? Em mét bố mẹ em liền!”.
Thật khó để trọn vẹn sứ mệnh “trồng người” trong khi nhà giáo chúng tôi thiếu một hành lang pháp lý an toàn để có thể an tâm lên lớp, dạy chữ và dạy người!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Ưu tư của cô giáo dạy lớp 1
Họp phụ huynh cho con, tôi nghe cô giáo chủ nhiệm than thở: "29 năm dạy lớp 1, chưa bao giờ tôi thấy nản và đuối sức như năm học này!".
Học sinh lớp 1 làm quen với nề nếp khi bước vào năm học mới - ĐÀO NGỌC THẠCH
Tò mò của tôi được cô giáo dạy lớp 1 giải thích: "Các năm học trước sĩ số trong lớp chỉ khoảng 30 - 35 em. Năm học này sĩ số vọt lên đến xấp xỉ trên dưới 50 em mà yêu cầu công việc thì không thể bớt đi được. Nên ngày nào tôi cũng phải vật lộn với các cháu đến bở cả hơi tai, đuối cả sức...!". Mặc dù đã cố gắng để "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" của năm học nhưng cô vẫn thẳng thắn thừa nhận phần trách nhiệm của mình: "Vài em trong lớp đọc chưa thật lưu loát, một số em viết chậm và sai chính tả, còn một số em làm toán chưa thật thông thạo...".
Tôi hiểu và thông cảm cho cô giáo dạy lớp 1. Cầm tay chuốt từng nét chữ a, b cho hơn 50 học trò của chừng ấy bài tập viết, chỉnh sửa từng giọng đọc cho bấy nhiêu cháu, và còn gồng gánh cả một khối lượng sổ sách, nhận xét..., đối với tôi, bất luận kết quả của lớp học cuối năm như thế nào, thì cô chủ nhiệm con tôi vẫn là một người hùng!
Càng cảm kích cô hơn, khi cứ sau mỗi buổi học, phụ huynh chúng tôi đến đón các cháu tận cửa lớp, chúng tôi nghe được mùi nóng từ hơi người, từ mùi mồ hô nhễ nhại của các cháu... Hỏi cô sao không mở hết cửa sổ phía sau, thì cho cho rằng sợ tiếng ồn làm ảnh hưởng việc học. Gắn máy lạnh thì nhà trường "lực bất tòng tâm", còn kêu gọi phụ huynh hỗ trợ thì "chín người mười ý". Cô than thở: "Ai cũng mong muốn con em mình học giỏi, cũng đều nghĩ đến quyền lợi, điều kiện học tập tốt cho con em mình. Nhưng rất ít phụ huynh chịu hợp tác, chịu cộng đồng trách nhiệm với nhà trường về việc giáo dục các cháu...".
Cô kể thêm: "Đầu năm có cháu rất lạ, rất ngang bướng và hay "lí sự" với giáo viên. Để giáo dục cháu, "gò" cháu vào "khuôn", "tôi phải mất khá nhiều thời gian để phân tích cho cháu hiểu và uốn nắn cháu".Tôi hỏi nếu cháu nào cũng như thế, thì sao? Cô cười, nói: " thì có mà phá sản kế hoạch dạy học". Tính cách của học trò được hình thành từ ảnh hưởng của gia đình. Cho nên cô mong muốn phụ huynh, trước khi cho con vào lớp 1, phải giáo dục đúng sai cho các cháu.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: "Con sợ có mẹ là cô giáo" "Suốt ngày con phải quay cuồng với đống sách vở. Lúc nào mẹ cũng nhắc con phải ráng học bài. Lí do vì con có mẹ là cô giáo. Con cô giáo thì nhất định không được điểm thấp. Mỗi kì thi đến, con thường rất áp lực. Con rất sợ nhìn thấy mẹ buồn vì điểm số của con...". Ảnh minh họa...