Bạn đọc viết: Nhớ cô bé đẫm nước mắt trong lớp múa…
Đọc bài viết Bạn đã bao giờ hỏi “Con có thích môn học này không?” trên báo Dân trí, tôi bất chợt nhớ tới cô bé 5 tuổi đẫm nước mắt trong lớp múa cuối tuần vừa rồi.
Một đứa trẻ đã khóc vì không chịu vào lớp và khóc vì bị mắng, còn người mẹ cứ xa xả quát con, ép con vào học giữa chốn đông người.
Ảnh minh họa
Hôm ấy, khi theo chân cháu gái đến lớp học múa buổi đầu tiên ở nhà văn hóa, tôi bắt gặp nhiều cô bé tươi tắn trong bộ váy voan hồng nhạt đáng yêu. Các con như bầy chim non ríu rít chuyện trò, chạy nhảy, vui đùa. Và khi tiếng chuông báo giờ vào lớp, tôi nhìn thấy một cô bé theo đà kéo tay của người mẹ về lớp.
Bé con xinh xắn với hai bím tóc tết và bộ váy mới tinh tươm lại mang khuôn mặt bí xị, buồn thiu. Mấy phụ huynh đang đứng đợi con bên ngoài cửa lớp thấy vậy vội đùa và động viên “Đừng nhăn mà xấu chứ con!”, “Cười lên cho xinh nào…”, “Học múa xong, con sẽ dẻo và đẹp như cô giáo vậy đó…”.
Con trẻ bị mẹ đẩy vào lớp bắt đầu mếu máo: “Con không học múa, con không muốn học múa…”. Người mẹ vội to tiếng quát con: “Mi không học là ba mi đánh bây giờ. Nộp tiền học, mua đồng phục rồi, giờ không học là răng?”. Cô ấy phết vào mông con hai cái làm bé con càng khóc to hơn, inh ỏi hơn.
Mọi người vội xúm lại can ngăn và khuyên nhủ người mẹ bớt nóng giận. Trò chuyện một hồi mới phát hiện ra rằng hôm nay lớp múa đang có hẹn làm phóng sự ngắn để quảng bá các hoạt động vào dịp hè. Và người mẹ trẻ ấy muốn con phải tham gia, phải được lên hình.
Vì gia đình chúng tôi đăng ký muộn mấy buổi nên không hề biết thông tin ấy. Một bé gái xinh xắn và múa rành rọt nhất lớp được chọn làm sứ giả cùng cô tiên tham quan lớp múa và hòa vào điệu múa cơ bản của các cháu. Các cháu còn lại trong lớp tham gia để múa minh họa cho bài múa trong khoảng 4, 5 phút vậy thôi.
Ngạc nhiên là cô bé tức tưởi hồi nãy vẫn còn tỉ tê khóc. Con vừa quẹt nước mắt vừa lấm lét nhìn ra cửa nơi người mẹ nãy giờ vẫn chưa nguôi cơn giận nhìn trừng trừng vào. Ngạc nhiên hơn nữa là vào thời điểm quay phóng sự, người mẹ ấy chen chân vào cửa lớp, đẩy con mình lên hàng trên và ai cũng nhận ra cô ấy muốn con mình lọt vào ống kính ghi hình.
Chỉ với một buổi ghi hình phóng sự ngắn, ít nhất có một người mẹ đã thể hiện khao khát con cái trở nên “nổi tiếng”. Chỉ ở một lớp múa năng khiếu, ít nhất có một người mẹ vì sở thích, ước muốn cá nhân mình mà ép uổng con phải vào học, thậm chí là đánh mắng khi con không nghe lời.
Câu hỏi đặt ra cuối bài báo Bạn đã bao giờ hỏi “Con có thích học môn này không?” nghe qua cực kỳ bình thường hóa ra lại là chuyện hiếm thấy ở không ít người bố người mẹ hiện nay. Nhiều người luôn lấy lý do “học cho con”, “học vì tương lai của chính con” để ép con phải miệt mài ôn luyện mỗi mùa thi và “cày” từ lớp học thêm này đến lớp năng khiếu khác.
Khi mùa hè vừa sang, nhiều đứa trẻ thốt lên rằng “học kỳ 3 đang về”. Điều ấy quả là không sai bởi các con rời sách vở của chương trình chính khóa lại bắt tay vào chương trình ôn luyện hè rồi học trước chương trình của năm mới. Sự học với áp lực kiến thức, điểm số, thành tích dường như chưa bao giờ rời xa bọn trẻ…
Bởi vậy nên thật khó để vun bồi tình yêu với sách vở, niềm yêu thích chinh phục kiến thức, sự hăng say luyện tập năng khiếu khi mà nhiều đứa trẻ còn phải đến lớp học thêm vì “bố mẹ muốn vậy”, nhiều đứa trẻ vào lớp năng khiếu vì “bố mẹ thích vậy”.
Video đang HOT
Một bé con 5 tuổi đã phản ứng với ý muốn của người lớn bằng gương mặt đẫm nước mắt ở lớp múa. Còn những đứa trẻ lớn hơn dường như quen dần với sự ép uổng của bố mẹ nên không khóc, không phản kháng, không ý kiến mỗi khi thời khóa biểu học thêm được đưa ra.
Vậy nhưng, đừng lầm tưởng là con vui vẻ đăng ký học năng khiếu, con vui thích đến lớp học thêm vì đó là sở thích, ý nguyện của con nhé! Hãy thử hỏi bọn trẻ chuyện học hành…
Thùy Mai
Theo Dân trí
Tội ác dưới mái trường là tất yếu của sự dung dưỡng những điều dối trá
Nếu còn giáo viên chủ nhiệm vô cảm như giáo viên chủ nhiệm của lớp 9A trường Trung học cơ sở Phù Ủng chắc chắn sẽ là đất dung dưỡng cho cái ác trong trường học
Việc nữ sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên bị 5 học sinh khác đánh tàn bạo lan truyền trên mạng tối 29/3 gây bức xúc dư luận.
Theo hình ảnh trong clip, nữ sinh này bị bạn lột hết quần áo, đạp đầu, giật tóc ngay tại lớp trước sự chứng kiến của các bạn học khác nhưng không ai can ngăn.
Sự việc xảy ra vào ngày 22/3 nhưng một tuần sau mới bị lộ. Hiện nữ sinh này đang nằm viện điều trị vì hoảng loạn tinh thần.
Dư luận rất bất bình và yêu cầu xử lý nghiêm những học sinh đánh bạn (ảnh nguồn vov).
Là một phụ nữ, là một người mẹ, xem vài giây clip thôi mà tôi đã không cầm được nước mắt và thực sự sốc.
Tôi tự hỏi, nếu đứa trẻ trong clip là con tôi thì những lời giải thích của lãnh đạo nhà trường tôi có thể kìm lại được không?
Và tôi tự hỏi, không hiểu sao từ đâu lại nảy nòi những đứa trẻ mới là học sinh cấp hai mà sự tàn ác, vô cảm lại kinh khủng như vậy.
Rồi đọc thông tin trên báo chí, tôi phần nào tự mình lý giải được "nguồn nuôi" bạo lực học đường, cái ác trong trường học có thể từ chính những người đang hàng ngày gần các em nhất đó là thầy cô, là giáo viên chủ nhiệm.
Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phù Ủng trả lời trên Truyền hình Thông tấn:
Ngày 29/3, thông tin từ Trường Trung học cơ sở Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên) xác nhận, ngày 22/3 tại nhà trường đã xảy ra sự việc đáng tiếc khi có một nhóm 5 nữ sinh lớp 9 đã tham gia đánh một bạn nữ lớp 9A ngay tại lớp học, làm em này phải nhập viện điều trị.
Thầy Nhữ Mạnh Phong hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phù Ủng cho biết, nữ sinh nạn nhân là học sinh hiền lành, ít nói và chậm chạp.
Các học sinh khác cho biết, đây không phải lần đầu nạn nhân bị bắt nạt, việc này xảy ra rất nhiều lần.
Sau khi sự việc xảy ra, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh trong lớp xóa ngay các clip đã quay và không được thông tin cho bất cứ ai. (1)
Trong khi đó, ngày 30/3 trả lời trên báo Người Lao động, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
Ngay sau khi nắm được sự việc, sáng ngày thứ Bảy tuần trước (ngày 23/3), nhà trường đã yêu cầu 5 em học sinh trong đoạn clip cùng gia đình lên làm tường trình.
Buổi làm việc đó, em Y. và chú của mình cũng có mặt (do hoàn cảnh gia đình nên cha mẹ em không tham gia buổi làm việc này).
"Tại buổi làm việc, em Y. và gia đình đã đồng ý bỏ qua cho 5 em học sinh kia. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật nhà trường, tôi đã đề nghị đình chỉ 5 em học sinh này đến hết năm, nhưng sau đó các gia đình xin chỉ đình chỉ 1 tuần vì các em là học sinh cuối cấp.
Gia đình em Y. cũng đồng ý phương án này. Do đó, nhà trường đã đình chỉ học các em này 4,5 ngày, vì 1,5 ngày cuối tuần các em có lịch thi", ông Phong cho hay.
Cũng theo thầy Phong, sau khi làm việc với các bên, nhà trường yêu cầu các em học sinh xóa clip để bảo vệ danh dự cho em Y.
Tuy nhiên, clip này đã bị phát tán và sau đó chú em Y. đã có đơn trình báo với các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ và xử lý nghiêm. (2)
Thú thực, sau khi đọc các thông tin trên, tôi lại tin vào thông tin từ các học sinh trên Truyền hình Thông tấn.
Nếu clip không được phát tán, thì thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm có bị "hề hấn" gì không? Và bao giờ chúng ta mới biết đến sự thật này.
Dù ngày 30/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã thống nhất đình chỉ hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong 15 ngày để xử lý vụ việc, giáo viên chủ nhiệm lớp em Y. cũng điều chuyển.
Nhưng tôi tự hỏi, giáo viên chủ nhiệm bị điều chuyển thì sự vô cảm của người này có thay đổi?
Cái mà những người thầy, người cô, quản lý trong nhà trường cần trước hết là lương tâm và trách nhiệm để nhận thức ra tính nghiêm trọng của vấn đề bạo lực trong học đường chứ không phải theo như cách mà họ làm khi dư luận chưa biết đến.
Đau lòng nhất là các vụ việc tương tự như em Y. không phải lần đầu xảy ra.
Dư luận đã quá nhiều lần bức xúc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quá nhiều lần lên tiếng yêu cầu báo cáo, rồi rút kinh nghiệm nhưng ít lâu sau, dư luận lại giật mình vì những vụ việc tương tự như ở trường Trung học cơ sở Phù Ủng.
Đặc biệt, những người liên quan, có trách nhiệm để các vụ việc diễn ra chưa ai bị xử lý nặng nên chưa ai biết sợ cả!
Sau vụ việc này, em Y. liệu có thể đi học lại bình thường không? Và những đứa trẻ đánh Y. rồi sẽ được giáo dục thế nào khi mà người lớn có trách nhiệm nhận thức như trên.
Chúng có để yên cho em được sống, khi mà chúng đang được bao che, dung dưỡng bởi những điều dối trá, sợ trách nhiệm và nhận thức vấn đề lơ mơ như trên.
Đáng sợ hơn, những vụ việc như trên chính là hậu quả của việc bế tắc việc giáo dục nhân văn cho trẻ trong gia đình, trong xã hội và trong chính trường học.
Một vấn đề chúng ta chứng kiến hậu quả rất nhiều, nói nhiều nhưng chưa có hành động nào mang tính khả quan cả.
Tài liệu tham khảo
(1): https://vnews.gov.vn/nu-sinh-hung-yen-nhap-vien-vi-bi-ban-danh-hoi-dong?fbclid=IwAR0H64aGWE-1ncbkKDFliuqR6mWU3tjASSat2QM-SCuhjKayEYxbNX399oE
(2): https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/vu-nu-sinh-lop-9-bi-danh-da-man-lot-do-hieu-truong-noi-bi-bat-nat-co-the-do-qua-hien-20190330160334322.htm
Thanh Thủy
Theo giaoduc.net.vn
Cựu sinh viên - 'Sứ giả' kết nối quá khứ với tương lai Chia sẻ tại buổi gặp gỡ cựu sinh viên trường Đại học KHXH&NV ĐHQG Hà Nội, GS.TS Phạm Quang Minh cho rằng, các cựu sinh viên chính là những sứ giả đem tri thức học ở nhà trường phục vụ xã hội, kết nối nhà trường với xã hội, kết nối quá khứ với tương lai. Hôm nay (16/3), trường Đại học Khoa...