Bạn đọc viết: Lo âu khi con trẻ quá dựa dẫm vào bố mẹ
Trẻ con bây giờ thường được nuông chiều và chăm sóc kỹ lưỡng nên dễ sinh tính dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn. Không thể tự lập dù là trong những việc nhỏ nhất, nên con em chúng ta sẽ gặp những khó khăn không nhỏ khi va chạm cuộc sống và giao tiếp xã hội.
Hôm rồi, nghe chuyện của đứa cháu gái, tôi mới giật mình và lo lắng cho việc giáo dục con trẻ ngày nay. Con bé đã qua lớp 10, cao lớn và ăn mặc sành điệu như một thiếu nữ. Một buổi sáng nó dậy đi học nhưng bị mệt nên phải nhờ bố gọi điện cho cô giáo xin phép được nghỉ học ngày hôm đó.
Đó không phải là lần đầu tiên, nó phải nhờ bố, mẹ giúp đỡ vài việc nhỏ của nó ở trường với thầy cô và bạn bè. Thói quen này duy trì từ khi nó còn nhỏ, từ hồi mới học cấp 1 đến bây giờ đang ở ngưỡng cửa vào Đại học nhưng vẫn giữ thói quen dựa dẫm ấy. Không phải riêng trường hợp của đứa cháu tôi, nhiều đứa con trai con gái ở tuổi của nó vẫn là những đứa trẻ to xác chứ chưa ý thức hết những trách nhiệm trong cuộc sống của chúng.
Từ việc nhỏ nhất, nhưng khi đã bước vào cái tuổi trưởng thành, nhiều đứa vẫn không tự tin để tự tay mua một món quà sinh nhật tặng bạn. Hay việc mặc một bộ đồ phù hợp để đi tham dự một buổi học ngoại khóa và tham quan dã ngoại. Tất cả những công việc đấy, vẫn phải có mẹ đi cùng giúp để chọn cho những cậu ấm, cô chiêu của mình. Thậm chí, nhiều em gái vẫn phải nhờ mẹ mua cho những đồ dùng của riêng phụ nữ với lý do là con không biết chọn đồ.
Mỗi ngày, từ việc đi học, đến việc ăn, việc mặc và chơi, nhiều em học sinh cấp 2, thậm chí là cấp 3 vẫn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ mình và chưa có ý thức tự lập. Nếu bố mẹ về muộn là các em không biết nấu cơm, không biết tự tìm cách đến trường, rồi về nhà không có người đưa đón. Con cái quen được chiều từ nhỏ, khi lớn lên lại không được cha mẹ tạo cho ý thức tự giác làm các công việc nhà hoặc tự làm những việc liên quan đến việc học của mình. Ngay nay, các gia đình có điều kiện kinh tế, lại sinh ít con nên trẻ có điều kiện được bao bọc trong một cuộc sống: muốn gì là được. Nhiều đứa trẻ quen được sự phục vụ của cha mẹ nên càng đòi hỏi nhiều mà không tự làm được những việc trong khả năng của mình.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Việc con trẻ của chúng ta thiếu ý thức trong việc tự lập cuộc sống của bản thân không hoàn toàn do lỗi của chúng mà còn do tư tưởng và hành động của phụ huynh. Họ luôn nghĩ rằng vì con học hành bận rộn, vất vả nên làm giúp cho chúng vài việc lặt vặt, cũng không mất nhiều thời gian, công sức. Với lại họ thường không yên tâm khi để các con tự giải quyết các công việc với thầy cô giáo, không yên tâm khi để con rán món trứng cho bữa ăn, thậm chí là phải tự tay chọn trang phục cho chúng đi một buổi dã ngoại. Có những lúc chúng đòi tự tay làm những công việc nho nhỏ để chúng khẳng định mình với bạn bè nhưng người lớn lại không tin tưởng. Thế là trong con mắt của những bậc làm cha, làm mẹ thì con họ vẫn còn chưa trưởng thành.
Ở lâu trong sự bao bọc, khi đi ra ngoài, con em chúng ta không dễ dàng hòa nhập với môi trường sở tại và thường gặp khó khăn trong việc tự lập cuộc sống. Tôi có nghe kể chuyện một nữ sinh năm thứ nhất vừa ở nông thôn lên học Đại học và ở nhờ nhà người thân. Nhưng hàng ăn, việc ăn ngủ và sinh hoạt cô vẫn giữ thói quen như một đứa trẻ vẫn dựa dẫm vào cha mẹ mình ở nhà. Từ giao tiếp đến lối sống của cô gái này đều khiến những người đang cho ở nhờ đều ngán ngẩm và ngạc nhiên mà không dám nói ra.
Ở trường học, con em chúng ta được học về tính tự lập trong môn Giáo dục công dân từ lớp 6. Nếu các em được giáo dục đầy đủ và thiết thực về đức tính này thì mới có thể làm chủ và định hướng một phần cho công việc và cuộc sống tương lai của mình.
Minh Minh
Theo Dân trí
Chỉ cần làm 4 điều này thì con sẽ sống tự lập mạnh mẽ, nhưng điều thứ 4 không phải bố mẹ nào cũng làm được
Trên đời này, bố mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên giỏi giang, thành tài, họ không mong con báo đáp nhưng mong con được sống hạnh phúc, mạnh mẽ đối mặt với khó khăn. Muốn làm được những điều đó thì đứa trẻ phải biết sống tự lập.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, một đứa trẻ tự lập sẽ dễ dàng tìm được hạnh phúc đích thực, tìm được lẽ sống cho riêng mình. Ngược lại, những đứa trẻ sống phụ thuộc vào người khác sẽ khó phát triển, bên cạnh đó chúng dễ trở nên yếu đuối và bị xã hội vùi dập. Một trong những lý do khiến trẻ con quá ỷ lại và sống phụ thuộc vào người khác chính là sự thương yêu quá mức của bố mẹ. Vì vậy, muốn con bạn trở nên giỏi giang, thành đạt và phát triển toàn diện, bố mẹ cần làm được 4 điều sau đây.
Tập cho con khả năng giao tiếp xã hội
Các chuyên gia tâm lý cho biết, việc luyện tập cho con khả năng giao tiếp xã hội không phải là quá khó. Chỉ cần bố mẹ thường xuyên đưa trẻ ra ngoài, bất kể là đi đâu thì chúng vẫn có nhận thức về cuộc sống xung quanh mình. Đặc biệt, khi đến công viên hay những nơi công cộng, nếu bé có tương tác với những đứa trẻ khác thì không nên can thiệp, để bé tự do giao tiếp bằng bất cứ hình thức nào. Chỉ cần nhìn vào mặt tích cực, một thời gian sau bố mẹ sẽ thấy rằng con mình có khả năng giao tiếp xã hội bằng cách mở lòng và tương tác với những đứa trẻ chơi cùng.
Tập cho con cách tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ nào cũng muốn tận tay chăm sóc cho con mình từng miếng cơm manh áo. Không ít người mẹ sợ con phải đụng tay vào bất cứ đồ gì, sợ con bị thương, sợ con làm không được, nên đã thay con làm tất cả. Cụ thể như việc ăn uống, mặc quần áo, mẹ luôn thay trẻ làm mọi thứ nhưng các chuyên gia khuyên rằng phụ huynh nên để con tự làm thì mới mong chúng tự lập. Đừng cảm thấy có lỗi, đừng cảm thấy mềm lòng, bố mẹ nên biết rằng sự cứng rắn của mình lúc này sẽ có ích cho sự phát triển của con về sau. Bố mẹ nên để trẻ tự quyết định mọi thứ của mình, có như vậy chúng mới độc lập và dần dần hình thành sự quyết đoán, lớn lên có thể làm việc lớn mà không cần dựa dẫm vào bất cứ ai. Những điều tuy nhỏ nhặt với người lớn nhưng nếu trẻ làm được thì đối với chúng đã là một thành quả to lớn.
Tạo cho con không gian độc lập, một mình
Trừ khi gia đình khó khăn, nhưng nếu bố mẹ có điều kiện thì nên cho trẻ có không gian riêng từ khi còn nhỏ. Cụ thể, bố mẹ nên cho trẻ ở phòng riêng, cho trẻ tự quyết định những điều trẻ thích, tự trang trí, sắp xếp đồ đạc theo ý mình. Nếu trẻ không biết thì bố mẹ có thể hướng dẫn và tập cho con quen với lối sống đó. Các chuyên gia tâm lý cho biết, tất cả những đứa trẻ dưới 5 tuổi đều tin rằng những điều bố mẹ chỉ bảo là đúng, là tốt. Nếu như con trẻ có thể hình thành thói quen này, đến khi lớn lên chúng hoàn toàn có khả năng quyết định mọi thứ, sống độc lập, mạnh mẽ và không cần phụ thuộc vào bất cứ ai.
Buông tay con
Trái ngược với 3 điều trên, đây là chuyện mà không phải bố mẹ nào cũng cam tâm làm được. Trên thực tế, việc để con trẻ tự lập, không phụ thuộc vào bố mẹ là một điều vô cùng khó khăn. Cụ thể, khi con đang bắt đầu sống độc lập, bố mẹ không nên tham gia vào bất cứ điều gì, hãy để chúng làm theo những gì mình muốn, dù kết quả sau cùng là tốt hay xấu thì vẫn để trẻ có trải nghiệm. Không ít các bậc phụ huynh nóng nảy, nếu thấy được kết quả không tốt liền tức giận với trẻ, đây thực sự là một cú đánh trời giáng vào sự độc lập mà trẻ đang gầy dựng. Nếu bố mẹ thật lòng muốn con sống độc lập và không phụ thuộc, không dựa dẫm vào người khác thì nên học cách buông tay, không can thiệp vào quá trình thay đổi của chúng.
Tạm kết
Bố mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, xinh đẹp và có tính cách độc lập, kiên cường. Chúng ta chỉ có thể đi theo chúng một quãng đường nhưng không thể theo chúng cả đời, một ngày nào đó con cái cũng phải đối mặt với sóng gió và thử thách của cuộc đời. Vì vậy, trẻ phải cần biết sống tự lập thì mới có khả năng chống chọi với mọi thứ. Tuy nhiên, trước hết bố mẹ cần phải học cách buông tay những điều nhỏ nhặt không cần thiết và cùng trẻ lớn lên theo 4 cách trên.
(Nguồn: Sohu)
Họp phụ huynh ở Pháp: Từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác... Vẫn biết chuyện họp phụ huynh ở "trời tây" khác với "trời ta", nhưng khi đến trường hợp của mình, vợ chồng tôi không khỏi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Ảnh minh họa Ngày con còn học cấp 1 tại một trường công tại Pháp, hàng năm sau khi năm học mới bắt đầu khoảng vài tuần, chúng tôi...