Bạn đọc viết: “Không có nghề nào xấu phải không mẹ?”
“Không có nghề nào xấu phải không mẹ?”. Bao giờ tôi cũng đưa ra đáp án cho câu hỏi của con gái nhỏ là: “Tất nhiên!”. Bất kỳ công việc nào, ngành nghề gì đem lại lợi ích tích cực cho xã hội và đánh đổi bằng trí óc, sức lao động của con người đều là nghề nghiệp đáng trân quý.
1. Hôm qua, con gái tôi vừa tỉ tê khóc vừa tức tưởi hỏi: “ Nghề thợ may xấu hở mẹ?”. Tôi ngạc nhiên dò hỏi thì con bé ấm ức kể chuyện một người thân ghé chơi và hỏi con lớn lên muốn làm nghề gì.
Bé con đang chơi trò búp bê giấy với kéo, giấy màu, hồ dán hồn nhiên trả lời rằng muốn trở thành một thợ may giỏi. Thế là con bị mắng ngang hông: “Làm gì không làm lại muốn làm thợ may!!!”.
2. Sáng nay, vừa dựng xe xếp hàng mua ổ bánh mì ở cửa tiệm nổi tiếng, tôi bắt gặp đôi tay thoăn thoắt của chị chủ quán xẻ mì, bỏ pa tê. Khách đông, chị bận tối mắt tối mũi vẫn tranh thủ nở nụ cười tươi rói và buông vài câu đùa với khách.
Một khách nữ có vẻ thân thiết nhìn con gái của chủ quán đang đứng gần đó trêu: “Mẹ bận rộn quá, đợi con gái lớn lên tí nữa phụ mẹ bán mì nghe…”. Chị chủ bật cười quay lại nhìn con gái âu yếm đáp: “Con bé bảo không muốn bán mì giống mẹ, chỉ thích bán chè thôi vì mê ăn chè lắm”. Mọi người cùng cười xòa với ước mơ của bé con.
(ảnh minh họa: Trẻ tập làm bác sĩ)
3. Ở quê tôi, mỗi dịp thôi nôi (lễ tròn năm) thường có nghi thức dự đoán nghề nghiệp tương lai cho bé. Gia đình sẽ chuẩn bị một số vật dụng, đồ dùng tượng trưng các ngành nghề đặt trên bàn cúng và để đứa trẻ chọn lựa. Việc một đứa trẻ với tay vào món đồ nào sẽ tạo ra một niềm tin trong lòng bố mẹ về nghề nghiệp và tính cách trong tương lai của trẻ.
Lẽ tất nhiên, bố mẹ và ông bà sẽ hỉ hả cười, mơ màng nghĩ về tương lai khi con trẻ chạm tay vào ống nghe của bác sĩ, viên phấn của cô giáo, bộ đồ vẽ của họa sĩ hoặc mô hình lắp ráp của kỹ sư. Và không ít người vội mắng đứa trẻ con vừa tròn tuổi rằng: “Chọn gì cái nghề ấy?!” nếu con chụp vội cuộn thước dây của thợ may hoặc cái bay của thợ hồ.
4. Trẻ con mà, giấc mơ nghề nghiệp trong bọn trẻ phong phú lắm, thay đổi xoành xoạch và lớn lên theo mỗi bước trưởng thành của con.
Mới 1, 2 tuổi các con đã tập tành đóng vai thợ xây, bác sĩ, cô giáo, MC, ca sĩ, diễn viên… Lớn hơn tí xíu, tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, con sẽ bắt đầu mơ ước về người cảnh sát giao thông, kiến trúc sư thiết kế công trình, phi hành gia bay vào vũ trụ…
Và vì là trẻ con, hồn nhiên như con trẻ nên hồi 4 tuổi, con gái tôi đã từng mơ “sáng làm cảnh sát, trưa làm giáo viên dạy múa, chiều làm cô giáo dạy tiếng Anh và tối về nhà với mẹ”. Bọn trẻ còn ước về ngành nghề chẳng bao giờ thành hiện thực “làm nghề công chúa”, “trở thành siêu nhân”…
Trước ước mơ trẻ con của con trẻ, người lớn chúng ta có quyền cười cợt, mỉa mai, chê bai, bài xích ư? Sao người ta lại thản nhiên khoác ánh nhìn đầy thực tế, có phần tính toán, nhuốm màu thực dụng lên những đôi mắt hồn nhiên và tâm hồn trong trẻo của bọn trẻ chứ?
Video đang HOT
5. “Không có nghề nào xấu phải không mẹ?”. Bao giờ tôi cũng đưa ra đáp án cho câu hỏi của con gái nhỏ là: “Tất nhiên!”.
Bất kỳ công việc nào, ngành nghề gì đem lại lợi ích tích cực cho xã hội và đánh đổi bằng trí óc, sức lao động của con người đều là nghề nghiệp đáng trân quý.
Người ta thường ngợi ca nghề giáo và nghề y là nghề cao quý. Người ta thường quan niệm kinh doanh, ngân hàng là nghề có thể làm giàu. Người ta thường mặc định buôn thúng bán bưng, tay bay tay xẻng là nghề vất vả… Điều đó không sai!
Vấn đề là mỗi người có năng lực, sở thích phù hợp với ngành nghề nào. Và sự thành công của chúng ta không đo lường bằng cái tên, vỏ bọc của công việc mà chính là niềm vui, hạnh phúc trong công việc chúng ta đang theo đuổi.
Một người kinh doanh kiếm bộn tiền chưa chắc đã có thể cười thỏa mái như chị bán hàng quán nhỏ. Một người khoác áo “nghề cao quý” chưa chắc đã thảnh thơi, an nhiên trong tâm hồn bằng anh chàng sáng tối chạy Grab…
Vì không thể đánh giá chuẩn xác bất kỳ công việc nào bằng thang đo sang – hèn, giàu – nghèo nên chúng ta càng không có lý do gì để chê bai hay hí hửng trước ước mơ của con trẻ về một nghề nghiệp nào đó.
Bác sĩ, kỹ sư ư? Con hãy mơ đi!
Thợ may, cô bán chè ư? Con cứ ước đi!
Công chúa, siêu nhân ư? Chẳng sao cả con à!
Xin hãy để trẻ con là trẻ con, hồn nhiên và trong trẻo…
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Đâu là đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm?
Đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm là trong suốt quá trình lao động luôn luôn có sự tương tác giữa: thầy - trò; trò - trò; thầy - thầy; nhà trường - cộng đồng xã hội.
Đối tượng lao động sư phạm là học sinh
Sức lao động của GV biểu hiện nhiều ở mặt hoạt động trí óc cho nên sự tái sản xuất sức lao động không chỉ biểu thị bằng sự hồi phục sức khỏe cơ bắp mà quan trọng là sự hồi phục năng lực hoạt động trí tuệ. Chống sự lão hóa trí tuệ là một mặt quan trọng mà những người sử dụng lao động GV cần đặc biệt quan tâm.
GS Đinh Quang Báo
GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh điều này trong tham luận của mình tại Hội thảo khoa học Quốc tế "Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay: Xu hướng Việt Nam và thế giới".
GS Đinh Quang Báo phân tích, mục đích của lao động sư phạm là đào tạo thế hệ trẻ thành lực lượng lao động tiếp nối sự phát triển xã hội theo mô hình nhân cách mà xã hội yêu cầu ở từng thời kỳ phát triển.
Đối tượng lao động sư phạm là học sinh. Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên; bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Sản phẩm của lao động sư phạm là những nhân cách theo mô hình mà xã hội đòi hỏi ở giáo dục nhà trường.
Như vậy, trong lao động sư phạm, đối tượng lao động là con người, công cụ chủ yếu là con người, sản phẩm cũng là con người.
Cũng theo GS Đinh Quang Báo, lao động của nhà giáo biến con người sinh học thành con người xã hội, tức là thành những nhân cách, như là động lực có tính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Nhân cách là hệ thống năng lực tinh thần và thể chất của con người. Hệ thống năng lực này là nguồn gốc tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Yếu tố quan trọng bậc nhất trong cấu trúc nhân cách là trí tuệ, thể hiện ở trình độ tư duy, trình độ học vấn, năng lực giải quyết những vấn đề lý thuyết hay thực tiễn một cách sáng tạo.
Về phương diện kinh tế, trí tuệ được xem là tài nguyên quý giá nhất trong các nguồn tài nguyên của quốc gia. Một trong những người làm phong phú tăng thêm trữ lượng tài nguyên trí tuệ của quốc gia là các nhà giáo.
Có thể nói sản phẩm lao động của nhà giáo là loại sản phẩm cao câp bậc nhất, gắn với tương lai xã hội. Trong một xã hội đang phát triển nhanh thì sản phẩm của giáo dục phải thường xuyên được nâng cấp chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Và tất nhiên, những người làm ra các sản phẩm đó là giáo viên, phải không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo lại.
GS Đinh Quang Báo
Giáo viên không còn đóng vai trò truyền đạt kiến thức
Trong xã hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, về chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
GS Đinh Quang Báo
GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh, đáng chú ý là ngày nay, trong lao động của người giáo viên đang diễn ra những thay đổi rất cơ bản, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực vươn lên để thích ứng. Trong quỹ thời gian của giáo viên phải có một tỷ lệ thích đáng dành cho việc học tập tự bồi dưỡng mới đáp ứng được những thay đổi về chức năng, nội dung, hình thức lao động.
Tương ứng với sự chuyển biến nhận thức về mục tiêu giáo dục (theo UNESCO) là: Học để biết -> học để làm -> học để tồn tại, cùng chung sống. Ngày nay, phương pháp dạy học đang chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của giáo viên, hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học từ kiểu dạy thông báo - đồng loạt sang kiểu dạy hoạt động phân hóa.
Lao động sư phạm là một loại lao động đặc biệt. Ảnh minh họa/Minh Phong
Tức là giáo viên không còn đóng vai trò chỉ là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi tranh luận của học sinh. Giáo viên giỏi là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo dục giá trị và phát triển tư duy.
Công nghệ thông tin được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình dạy học, đem lại những khả năng mới, giúp giáo viên dễ dàng đưa những phần việc vốn chỉ thực hiện được ở ngoài lớp vào trong tiết học, biểu diễn trực quan cơ chế các hiện tượng, quá trình trong thế giới vi mô và vĩ mô, cung cấp một khối lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn, xử lý nhanh những chuỗi số liệu phức tạp, làm giảm nhẹ lao động chấm bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Giáo viên phải làm chủ được các phương tiện công nghệ thông tin mới vận dụng được vào quá trình dạy học. Nếu không muốn bị tụt hậu, giáo viên phải sớm tìm hiểu tin học cơ sở, học hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
"Lao động sư phạm là một loại lao động đặc biệt, để thích ứng với lao động này, sinh viên sư phạm khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chuẩn bị cho mình có được những phẩm chất và năng lực, thói quen phù hợp với lao động sau khi tốt nghiệp. Do đó, chuẩn đầu ra ngành Sư phạm đào tạo giáo viên phải hướng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên" - GS Đinh Quang Báo.
Theo giáo dục và thời đại
Chuyện tử tế: Hai gia đình nghèo hiến đất xây trường Hai gia đình ở thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, H.Sông Hinh (Phú Yên) đã hiến đất để xây 2 trường học khang trang nhất trong xã này. Mẹ Hai (phải) và bà Bảy (trái) cùng Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông đến thăm trường - ĐỨC HUY Từ mẹ hai bán bánh mì... Về thôn Tân Lập, hỏi mẹ Hai...