Bạn đọc viết: Học sinh cứ vô tư chơi, điểm số đã có thầy cô lo?!
Mấy ngày đi coi thi và chấm thi học sinh khối 9 về, tôi cảm thấy buồn vô cùng. Chưa bao giờ tôi thấy mình phải “sợ” học trò như bây giờ. Các em ỷ lại, không có sự phấn đấu, cố gắng. Phải chăng căn bệnh thành tích đã khiến ngành Giáo dục thành ra như vậy?
Ảnh minh họa
Có lẽ chưa bao giờ tôi gặp nhiều trường hợp tréo ngoe như năm nay. Nhiều em học sinh lớp 9 đi thi mà không cần học bài. Những em đăng kí thi tuyển 10 thì còn lo học hành, chứ những em không thi cấp 3 thì thôi rồi. Các em không chịu ngó ngàng gì đến bài học. Thậm chí đến ngày thi các em còn không chịu đi. Phải đến khi thầy cô “năn nỉ”, các em mới miễn cưỡng vô trường. Suốt giờ thi các em chỉ ngồi chơi. Ngay cả khi thầy cô ngó lơ những phút cuối, các em cũng không thèm làm bài. Nhiều em còn vui vẻ lên nộp bài với… tờ giấy trắng.
Bây giờ nhiều học sinh còn biết nếu mình không học vẫn được lên lớp. Điểm số đã có thầy cô lo rồi. Đến ngày thi còn không thèm đi. Cuối cùng ban giám hiệu phải điện cho các giáo viên chủ nhiệm đến nhà chở các em đến trường. Khi coi thi thì thầy cô cũng ngó lơ để “nâng cao chất lượng”. Vậy mà khi chấm vẫn rất nhiều bài giấy trắng toàn tập. Thật là buồn biết bao cho học sinh thời bây giờ.
Gần cuối năm, giáo viên lúc nào cũng nơm nớp với điểm số. Các em thì không chịu học bài rồi làm bài. Thế nhưng chỉ tiêu giao thì luôn cao ngất ngưởng. 100% học sinh lớp 9 phải tốt nghiệp. Nếu không đủ thì trường bị cắt thi đua, thầy cô bị cắt thi đua. Cuối cùng, giáo viên đành phải cho điểm khống vậy. Dẫu buồn nhưng chẳng biết làm sao.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cảm thấy lo ngại cho cả một thế hệ về cách học của học sinh bây giờ. Các em đi học nhưng không chịu học bài. Dường như các em đến trường chỉ vì bị bắt buộc. Các em luôn nghĩ rằng: Thầy cô đang sợ mình và cần mình. Mình không làm bài thì vẫn có điểm. Vậy thì học làm gì cho cực cái thân.
Mấy hôm nay chấm thi mà tôi thật buồn cho ngành của mình. Nhiều em còn dám viết vào giấy thi rằng “Cô tự cho điểm em đi nhé”. Thế nhưng cuối cùng thì ai dám cho các em ở lại lớp. Chỉ tiêu đã giao rồi, chúng tôi phải hoàn thành. Dẫu buồn và tức đến đâu cũng nhắm mắt cho qua. Nhiều học sinh biết vậy nên ngày càng được thể. Các em cứ vô tư chơi và nói chuyện, còn điểm số đã có thầy cô lo.
Video đang HOT
Nhớ ngày xưa khi đi học, chúng tôi rất sợ thầy cô. Lúc nào cũng cố gắng học vì sợ phải ở lại lớp. Ngày ấy học thật thi thật mà lại hay. Thầy cô không bị áp lực chỉ tiêu. Cuối năm cả lớp chỉ có vài học sinh được khen thưởng.
Còn bây giờ, học sinh giỏi và tiên tiến rất nhiều. Nhiều trường 50% học sinh được khen thưởng. Tỉ lệ lên lớp thẳng thường 98%. Những con số báo cáo cuối năm luôn cao ngất ngưởng. Thế nhưng thử hỏi chất lượng đó bao nhiêu phần trăm là thực, bao nhiêu phần trăm là ảo. Một học sinh lớp 6 mà viết tên mình cũng không đúng. Một học sinh lớp 8 chưa thành thạo cộng, trừ, nhân, chia. Thế mà em vẫn được lên lớp.
Thực ra khi coi thi, chấm thi, nhiều thầy cô muốn làm đúng nguyên tắc lắm. Thế nhưng ai cho. Trước mỗi kì thi, lãnh đạo trường thường quán triệt giáo viên rằng vì công tác phổ cập nên thầy cô đừng khó khăn với các em. Rồi chỉ tiêu trên đã giao, chúng ta phải hoàn thành. Thôi thì thầy cô cần cố gắng.
Tôi nhớ năm ngoái có một cô giáo dạy trường điểm vì quá bức xúc với chuyện học sinh làm biếng học trên lớp nên coi thi rất nghiêm túc. Mục đích của cô là học sinh sợ để còn cố gắng. Thế nhưng sau đó một nửa phòng thi nộp giấy trắng (môn Lịch sử). Năm sau cô không được ban giám hiệu phân công coi thi nữa. Cô được “ưu tiên” làm thư kí hội đồng thi.
Thế mới thấy sức ép của bệnh thành tích là nguyên nhân gây ra biết bao hệ lụy. Để đạt được thành tích tốt sẽ sinh ra giả dối, giả tạo. Điều này ai làm trong ngành giáo dục thì thấy rất rõ.
Như vậy để xóa bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục thì ngành nhất định không được tạo áp lực chỉ tiêu. Các thầy cô phải đánh giá đúng với việc học của học sinh. Khi không còn áp lực chỉ tiêu 100% thì sẽ không còn tình trạng nâng điểm cho học sinh.
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Đàn ông chỉ ăn cơm vợ nấu là một người ích kỷ?
Nhiều người cho rằng, người chồng yêu vợ là người chỉ ăn cơm vợ nấu. Nhưng tôi lại nghĩ theo một chiều hướng khác, người đàn ông chỉ ăn cơm vợ nấu là một người ích kỷ.
Ảnh minh họa
Cớ sao chỉ ăn cơm... vợ nấu?
Cuối tuần hẹn gặp bạn lúc 9 giờ mà mãi đến tận 10 giờ rưỡi bạn mới đến. Bên cạnh váy áo cao gót, phấn son là lượt thì bạn xách theo một cái làn đi chợ lỉnh kỉnh thịt rau. Tôi trách khéo, sao hẹn bao nhiêu lần, giờ mới gặp được. Bạn kêu bận, vì phải làm việc nhà rồi phải đi Spa làm đẹp để giữ chồng. Ngồi uống chưa cạn cốc nước thì bạn đã lục đục vội về nấu cơm trưa, mang đến công ty cho chồng. "Chồng tớ không bao giờ ăn cơm bên ngoài", bạn giải thích. Hầu hết thời gian trong ngày, bạn đều suy nghĩ đến việc nấu món gì cho ngon, trang trí thế nào cho đẹp, bạn nghĩ đấy là cách giữ chồng tốt nhất. Quần áo của chồng phải đích thân vợ giặt tay, là phẳng chứ không chịu để người giúp việc làm. Bạn cho rằng, chồng bạn yêu vợ nên mới chỉ ăn cơm vợ nấu. Nhưng tôi cho rằng, người đàn ông chỉ ăn cơm vợ nấu là người đàn ông ích kỷ.
Những người đàn ông miệng nói thương vợ nhưng chẳng bao giờ chịu làm việc nhà giúp vợ, không biết nỗi vất vả của một người nấu bếp thì tình thương ấy cũng chỉ nằm trên đầu môi. Vì chồng chỉ ăn sáng ở nhà nên vợ phải dậy từ sáng sớm, lục đục hầm xương lấy nước dùng hoặc nấu cháo, có khi phải đồ xôi, làm bánh để đổi món. Vì chồng chỉ ăn cơm vợ nấu nên cuối buổi, vợ phải hối hả về nhà lao vào bếp với dao thớt, nước lửa. Nếu người chồng có thể ăn uống đơn giản, chịu ăn đồ ăn người giúp đỡ nấu hay mua đồ ăn bên ngoài thì người vợ đã bớt vất vả, được thêm chút nghỉ ngơi.
Tôi thấy nhiều người phụ nữ dành cả cuộc đời mình để lo giữ chồng, mọi vui buồn cũng đều phụ thuộc vào sắc mặt của chồng cả. Có nhiều người vợ đi ăn cưới hay đi công việc cũng phải vội vàng về nấu cơm cho chồng "vì anh ấy không biết nấu" hay "anh ấy không chịu nấu". Có những khi vất vả đi làm cả ngày, tối mịt mới về đến nhà, thấy chồng đã tắm rửa sạch sẽ, ngồi gác chân lên xem tivi, còn bếp núc lạnh tanh, ngay cả nồi cơm điện cũng nguội ngắt. Nhưng cơm nước đầy đủ dâng lên miệng chồng mà cũng không được một lời cảm ơn, có khi phải nghe đủ những câu phàn nàn "hôm nay nhà hết muối à?" "hôm nay đau răng hay sao mà luộc rau nhừ thế"... Người vợ, người đầy mồ hôi, tóc tai bết lại, ăn miếng cơm cũng không trôi.
Chiều chồng, chiều con không hẳn đã tốt
Có câu chuyện kể rằng, có một gia đình nọ, việc bếp núc lúc nào cũng do người mẹ đảm nhiệm. Trong một lần cả nhà bàn việc, người mẹ có góp ý vào nhưng chồng con đều tỏ ý khinh thường. Tối hôm đó, người vợ thay vì dọn cơm thì dọn cho cả nhà một chồng cỏ khô lên mâm cơm. Mấy người gào lên: "Bà điên à? Chúng tôi không thể ăn cỏ khô được".
Bà vợ thản nhiên đáp: "Vậy mà suốt hai mươi năm nay, các người không nhận ra điều đó ư?".
Những người vợ, người mẹ thường tự coi thường chính mình "không hiểu chuyện" vì quanh quẩn bếp núc rồi cũng dạy con phải biết nấu ăn và đảm đang việc nhà, không thì ế chồng. Câu nói "đường đến trái tim đàn ông thông qua cái dạ dày" được nhiều người coi là chân lý sống để giữ chồng. Suốt cả tuổi thanh xuân lo để kiếm được một tấm chồng rồi lại dành cả cuộc hôn nhân để lo giữ chồng, dù chồng có tệ bạc, sai trái hay ngoại tình thì lại phải cố nhẫn nhục để giữ hôn nhân không đổ vỡ.
Thực ra đàn bà giỏi nấu ăn hay vụng nấu ăn cũng không khác nhau là mấy. Nấu ăn là việc có thể học được, chỉ cần chịu khó chứ không thực sự cần phải khéo tay. Đàn bà ở nhà lo bếp núc hay đi ra ngoài làm việc cũng không khác nhau là mấy. Quan trọng là ở thái độ của người chồng có biết tôn trọng vợ, có thương vợ hay không. Người đàn ông chê vợ nấu ăn dở nhưng chưa từng chịu vào bếp cùng vợ, chưa từng mua cho vợ một món ăn để vợ khỏi vất vả hay dẫn vợ đi ăn một bữa tử tế bên ngoài thì cũng không xứng đáng được chê bai. Chê vợ nấu ăn không ngon, trách vợ không khéo léo để tìm kiếm niềm vui bên ngoài cũng chỉ là cái cớ đẻ ngụy biện cho thói trăng hoa của mình.
Cô bạn tôi xinh đẹp là thế, cúc cung tận tụy chăm lo cho chồng, bỏ hẳn công việc để ở nhà nấu cho chồng ngày ba bữa, tuần không ăn món nào quá một lần, giặt tay rồi tỉ mỉ là từng chiếc áo cho chồng nhưng rồi người chồng ấy vẫn ngoại tình. Vậy nhưng, ngay cả khi người chồng đã ngoại tình rồi, trong cơn đau đớn, cô vẫn cố gắng học thêm món ăn mới để giữ chồng ở nhà ăn được bữa cơm. Cô vẫn không dám mặc kệ chồng một bữa nào nhịn đói hay phải đi ăn ngoài cả.
Người đàn ông được chiều chuộng quá nhiều đâm ra ỷ lại, họ sẽ coi thường những thứ mà mình nhận được. Người phụ nữ khôn ngoan không phải là người có thể làm được tất cả mọi việc một cách đảm đang và khéo léo.
Người đàn ông được chiều chuộng quá nhiều đâm ra ỷ lại, họ sẽ coi thường những thứ mà mình nhận được. Người phụ nữ khôn ngoan không phải là người có thể làm được tất cả mọi việc một cách đảm đang và khéo léo.
Theo Afamily
Chị dâu tị nạnh chỉ vì mẹ chồng nấu cơm cho em dâu Lan bầu 9 tháng mà nếu mẹ chồng đi chợ, nấu cơm có 1 bữa cũng bị chị dâu nói là lười biếng, ỷ lại. ảnh minh họa Là phụ nữ với nhau đáng nhẽ ra thì phải yêu thương, chăm sóc, bảo vệ nhau nhưng có rất nhiều người lại không hiểu được điều đó. Như chuyện giữa các chị em dâu...