Bạn đọc viết: Đừng ép con học đại học
Một kỳ thi THPT quốc gia nữa lại sắp đến. Tốt nghiệp lớp 12, học sinh nên học đại học hay học nghề, đi làm? Câu trả lời sẽ chẳng dễ dàng gì có được nếu phụ huynh không căn cứ vào năng lực và đam mê của con em mình.
Ảnh minh họa
Đối với phụ huynh của các thí sinh, có lẽ kỳ thi này còn quan trọng hơn vì nó gắn với sự kỳ vọng và cả những định hướng, tính toán về con đường tương lai của con em mình. Phụ huynh nào cũng lo lắng, muốn hoạch định cho con mình một con đường học hành để sau này có công việc tốt. Và trong bối cảnh điểm trúng tuyển của các trường đại học chủ yếu bằng điểm sàn (trừ các trường top đầu), thậm chí là chỉ cần xét học bạ để nhập học nên đa số các phụ huynh đều muốn con mình tốt nghiệp phổ thông xong sẽ học đại học.
Sự tính toán đó của các phụ huynh là có cơ sở khi mà hiện tại nhiều cơ quan vẫn tuyển dụng nhân sự dựa trên bằng cấp của ứng viên. Tuy nhiên, năng lực và mong muốn của các em học sinh là không giống nhau nên nếu phụ huynh không quan tâm đến những yếu tố này sẽ gián tiếp đẩy các em trở thành “xác sống” ở giảng đường hay thậm chí là bỏ học, bị buộc thôi học hoặc học một đường tốt nghiệp lại làm một nẻo.
Từ thực tế hơn 10 năm giảng dạy ở trường đại học, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều sinh viên và đã gặp nhiều trường hợp rất đáng tiếc chỉ vì các em không có đủ sự kiên định để thuyết phục gia đình mà phải làm theo ý muốn của bố mẹ. Một số sinh viên có năng lực học tập hạn chế nhưng phải học đại học vì nguyện vọng của bố mẹ nên càng học càng đuối, nợ môn nhiều, nợ chứng chỉ ngoại ngữ và thường xuyên rơi vào tình trạng bị cảnh báo kết quả học tập, cuối cùng là không thể tốt nghiệp dù thời gian học đã kéo dài hơn rất nhiều so với những sinh viên bình thường.
Có sinh viên đến lớp thường xuyên nhưng ngồi trong lớp mà tâm hồn cứ “đi du lịch” nơi khác, bài thi hết môn lại viết những lời lẽ chán nản, oán giận cuộc đời. Có sinh viên đến năm cuối cùng thì đột ngột bỏ học dù cho giáo viên và gia đình đã động viên, phân tích mọi lẽ thiệt hơn chỉ vì bạn không thể tiếp tục theo học chuyên ngành mà mình không hề yêu thích. Điều này đã được các trường đại học cảnh báo nhiều lần. Tại hội thảo Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức cuối năm 2018, PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng hàng năm trong hệ thống ĐH này có hàng ngàn sinh viên bỏ học vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó có lý do chọn nhầm ngành nghề. Đây cũng là thực trạng chung của không ít trường đại học trong cả nước.
Video đang HOT
Việc hàng trăm, hàng ngàn sinh viên bị cảnh báo học vụ, đuổi học, bỏ học mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm nữa mà đã trở thành một vấn đề cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc để có hướng giải quyết vì rõ ràng đây chính là một sự lãng phí lớn cả về tiền bạc và thời gian không chỉ của bản thân các sinh viên mà của cả xã hội. Thay vì theo học một vài kỳ rồi sau đó bị đuổi học hoặc tự ý bỏ học, sẽ là tốt hơn nếu ngay từ đầu các sinh viên tìm một công việc nào đó để làm, vừa có thu nhập vừa tìm ra được đam mê và thế mạnh của bản thân, tránh được việc học đại để rồi bỏ học giữa chừng khi hoặc không có sự yêu thích với ngành học, hoặc không đủ năng lực học tập.
Ngược lại, có không ít sinh viên học khá tốt nhưng sau khi tốt nghiệp lại nhất quyết không làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo dù có cơ hội. Tôi biết có sinh viên tốt nghiệp Cử nhân sinh học nhưng từ chối làm việc ở trang trại giống hoa để đi làm nhân viên của trung tâm spa vì đây mới chính là đam mê của bạn.
Phụ huynh nào cũng thương con và muốn hướng con đi con đường mà từ kinh nghiệm của cuộc đời mình, phụ huynh cho là đúng nhất. 18 tuổi, các em học sinh vẫn chưa thể nào có đủ sự chín chắn và khôn ngoan để có thể chọn một hướng đi đúng nhất. Dù vậy, phụ huynh hãy để các em được lựa chọn ngành học, bậc học, hay công việc mà các em có đủ khả năng và sự yêu thích. Nếu để các em phải miễn cưỡng học đại học thì sẽ có nguy cơ lãng phí tiền bạc và cả thời gian của chính các em.
Như Bình
Theo Dân trí
Tăng chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, lo ngại 'chạy đua' bảng điểm đẹp ?
Nếu như những năm trước đây, xét tuyển đại học bằng học bạ được phụ huynh và thí sinh ngầm hiểu là phương thức của các trường tốp dưới nhằm mục đích tuyển cho đủ chỉ tiêu mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng đầu vào, thì những năm gần đây một số trường tốp trên cũng đã bắt đầu sử dụng điểm học bạ để xét tuyển.
Những năm gần đây kể cả một số trường tốp trên cũng đã bắt đầu sử dụng điểm học bạ để xét tuyển đại học - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo Bộ GD-ĐT, năm nay cả nước có 489.637 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó 70% là chỉ tiêu xét tuyển căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia, 30% còn lại (147.797 chỉ tiêu) là xét tuyển bằng phương thức khác; hầu hết xét tuyển bằng học bạ.
So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu của "phương thức khác" tăng 6%, về số lượng tăng gần 37.000. Ngay cả với những trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, điểm học bạ cũng chiếm vai trò quan trọng khi một số trường đã đưa điểm học lực của ứng viên như một tiêu chí để có nhận hồ sơ xét tuyển.
Trường tốp trên cũng xét bằng học bạ
Nếu như những năm trước đây, xét tuyển bằng học bạ được phụ huynh và thí sinh ngầm hiểu là phương thức của các trường tốp dưới nhằm mục đích tuyển cho đủ chỉ tiêu mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng đầu vào thì những năm gần đây nhận thức ấy đã thay đổi do một số trường tốp trên cũng đã bắt đầu sử dụng điểm học bạ để xét tuyển.
Năm nay xét tuyển vào đại học theo các phương thức khác, chủ yếu bằng học bạ tăng hơn năm trước - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Điển hình là khối trường công an, khối trường từ rất nhiều năm nay có mức điểm chuẩn cao nhất nước. Năm nay, các trường công an lần đầu tiên đưa điểm học bạ vào không chỉ với tư cách là một tiêu chí có tính chất điều kiện để xét tuyển mà còn là một tiêu chí cấu thành điểm xét tuyển. Chẳng hạn, với Học viện Cảnh sát nhân dân, hồ sơ của thí sinh chỉ đủ điều kiện được xét tuyển khi học lực các năm THPT phải đạt từ trung bình trở lên, các môn học thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển vào học viện phải đạt từ 7 điểm trở lên trong từng năm học THPT. Riêng thí sinh dự tuyển tổ hợp B00, ngoài điều kiện trên, thì học lực năm lớp 12 phải đạt loại giỏi. Đến khi xét tuyển, Học viện Cảnh sát nhân dân tiếp tục sử dụng điểm tổng kết 3 môn trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển của 3 năm lớp 10, 11, 12 với tỷ lệ 25% so với tổng điểm học bạ điểm thi (điểm thi là 75%).
Trường ĐH Ngoại thương, trường có điểm chuẩn cao nhất nước, năm nay cũng dành một tỷ lệ chỉ tiêu không nhỏ cho phương thức xét tuyển bằng học bạ. Cụ thể, trường sẽ xét 600 chỉ tiêu cho các chương trình hệ chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh . Đối tượng tuyển sinh là học sinh các môn chuyên toán, lý, hóa, tiếng Anh, văn của các trường chuyên. Một trong các điều kiện nộp hồ sơ là có điểm trung bình chung học tập của 3 năm lớp 10, 11, 12 từ 8 trở lên, trong đó có điểm trung bình chung học tập 3 năm lớp 10, 11, 12 của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn toán và một môn khác không phải là ngoại ngữ) đạt từ 8,5 điểm trở lên. Khi xét tuyển, trường sẽ đánh giá trên hồ sơ mà một trong các tiêu chí để đánh giá là điểm điểm trung bình chung học tập 3 năm lớp 10, 11, 12 của 2 môn (hoặc toán và văn; hoặc toán và một môn khác không phải ngoại ngữ).
Lo ngại không công bằng?
Trước xu hướng trên, nhiều người tỏ ra lo ngại về tính công bằng trong tuyển sinh, bởi điểm học bạ vẫn được xem là không thực chất.
Chị B.L.U, một phụ huynh Trường THPT Yên Hòa (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nêu ví dụ: "Vừa rồi báo chí có nêu trường hợp thí sinh ở Hòa Bình đỗ thủ khoa một trường quân đội bằng điểm gian lận, nhưng thí sinh này đã khôn ngoan né hệ quả của gian lận thi bằng cách xét tuyển vào Trường ĐH FPT bằng điểm học bạ. Theo đó, điểm thi thật 3 môn khối A00 của thí sinh này chỉ 18,75; bình quân 6,25 điểm/môn. Còn điểm học bạ 3 môn A00 của em ấy là 24,65; bình quân 8,2 điểm/môn. Bất kỳ học sinh đang học THTP nào cũng biết rằng giữa bạn có mức điểm 6,25 và mức điểm 8,2 là rất khác nhau, thậm chí nếu là lớp chọn thì đó sẽ là một mức đứng cuối lớp và một mức đứng đầu lớp".
Còn chị H.T.H, một phụ huynh có con học Trường THPT chuyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thì cho việc một số trường tốp lấy điểm học bạ để làm căn cứ xét tuyển là xu hướng khiến nhiều phụ huynh có con học ở các trường THPT có thương hiệu lo ngại, do học sinh ở những trường này bị thua thiệt trong cuộc chạy đua vào ĐH so với những bạn học ở các trường mà giáo viên "thương" học sinh, hoặc nhà trường mắc bệnh thành tích.
Theo Thanh niên
'Tiến hóa ngược': Giới trẻ tìm đầu ra trước khi chọn ngành học ĐH Không phải độ "hot" của ngành học hay mức độ "đình đám" của các ngôi trường đại học, tương lai việc làm mới chính là điều nhiều thí sinh quan tâm nhất trong mùa tuyển sinh năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh nhiều vấn đề trong đào tạo đại học Đại học không còn "hot" Theo Bản tin cập nhật...