Bạn đọc viết: Đề kiểm tra Văn: Chuyện dài để nói
Nhân đọc bài “Đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá môn Văn: Vẫn “bình mới rượu cũ” của tác giả Thanh Thanh đăng trên báo Dân trí mà tôi thấy sao mà đúng với thực tế hiện nay vậy. Phần lớn giáo viên chúng tôi đều có chung suy nghĩ như tác giả. Có nên đổi mới cách ra đề Văn nhiều như hiện nay không?
Ảnh minh họa
Mấy năm gần đây, giáo viên Ngữ văn chúng tôi liên tục được đi tập huấn về đổi mới cách ra đề thi môn Văn theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mỗi lần tập huấn, chúng tôi lại được nhồi vào đầu rất nhiều những ưu điểm của cách ra đề mới. Nào là đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng rồi đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Chúng tôi cứ như những con rô bốt, nói sao thì làm vậy thôi. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện “đổi mới”, tôi chỉ thấy có sự xoay vòng. Hết mới, rồi lại trở về cái cũ của ngày xưa.
Trước đây, đề thi môn Văn là 100% tự luận. Tuy nhiên sau đó khi đổi mới người ta yêu cầu phải có hai phần là trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm) và tự luận chiếm (7 điểm). Khi kiểm tra trắc nghiệm học sinh chỉ cần khoanh tròn vào đáp án đúng. Kiến thức các phần rất rộng và bao quát. Thế nhưng chỉ vài năm sau thì thì giáo viên đồng loạt đối. Ai cũng cho rằng môn Văn không nên ra đề theo hình thức trắc nghiệm. Lí do khi làm trắc nghiệm không đánh giá đúng thực chất việc học của học sinh. Nhiều em khoanh đại cũng đúng, chưa kể các em hỏi nhau đáp án cũng dễ dàng. Một số giáo viên thì ra đề theo kiểu đánh đố học sinh khiến các em không biết câu nào đúng… Cuối cùng các Phòng Giáo dục đồng loạt thống nhất môn Văn chỉ ra theo hình thức tự luận.
Năm nay chúng tôi lại được Phòng Giáo dục giao cho việc ra đề thi học kì 1. Phòng yêu cầu giáo viên ba môn Văn, Toán, Anh ra đề theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mỗi khối sẽ ra một đề. Các trường tập hợp lại rồi bộ phận thẩm định của Phòng sẽ bốc một cách ngẫu nhiên. Và đề ấy sẽ là đề chung cho toàn huyện.
Như vậy để ra được một đề hoàn chỉnh, giáo viên cũng mất rất nhiều thời gian. Đối với đề thi học kì 1, thì mục đích là đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong một học kì. Đó là mức độ nắm vững những tri thức ở các phần nội dung Đọc hiểu, Tiếng việt và Tập làm văn mà các em được học, khả năng các em vận dụng những tri thức ấy vào việc tiếp nhận (đọc hiểu) và tạo lập văn bản (viết). Rồi xây dựng một khâu ma trận đề và hướng dẫn chấm thật chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên việc ra đề Văn năm nào cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong khâu chấm bài. Nếu như các môn khác đáp án thường phải chính xác thì môn Văn khó làm được như vậy. Cách cảm thụ của mỗi em cũng khác nhau. Một sự việc nhưng các em cảm nhận theo nhiều cách. Nếu giáo viên cứ cứng nhắc theo đúng đáp án thì học sinh sẽ rất thiệt thòi.
Tôi còn nhớ năm trước Phòng Giáo dục của tôi đưa ra một đề Văn theo cách tưởng tượng. “Tưởng tưởng mình là cái cây non bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em chia sẻ nỗi buồn. Em hãy kể lại câu chuyện ấy”. Thế là khi làm, mỗi em tưởng tượng một kiểu. Nhiều em nói lên những ý tưởng rất hay. Tuy nhiên khi chấm thì nhiều em không đúng như đáp án đưa ra. Vì thế mà điểm số không cao.
Cách ra đề Văn theo hướng phát triển năng lực hiện nay của giáo viên chúng tôi thường là chọn một đoạn văn trong chương trình. Sau đó hỏi tác giả, tác phẩm, rồi nội dung đoạn văn. Bên cạnh đó giáo viên sẽ lồng vào để hỏi phần tiếng Việt cho phù hợp. Cuối cùng sẽ là phần tập làm văn.
Video đang HOT
Hiện nay giáo viên chúng tôi không không đồng tình với việc đổi mới cách ra đề nhiều như bây giờ. Môn Văn vốn đặc thù khác hẳn các môn học khác. Việc tiếp nhận và cảm thụ văn học của mỗi em sẽ khác nhau. Chúng ta luôn nhớ, môn Văn cái chính vẫn là cảm thụ cái đẹp trong văn và ngôn ngữ để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết (Tập làm văn). Vì thế đừng so sánh môn này với bất cứ môn học nào khác, đừng thấy môn học khác đổi mới rồi cũng đổi mới theo. Cuối cùng thấy không hiệu quả lại trở về với cái ban đầu. Như vậy khổ cả giáo viên lẫn học sinh.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của tác giả Thanh Thanh: “Cái gì cần thiết thì đổi mới, còn cái gì không cần thiết thì không nên. Hãy để giáo dục làm đúng vai trò dạy chữ, dạy người là phù hợp nhất. Tránh hiện tượng đổi mới mà tung lên như bọt xà phòng rồi nhanh chóng vỡ tan.”
Riêng bản thân tôi thì nhận thấy cách ra đề nào cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên tôi thấy đề Văn nên ra theo hướng tự luận là phù hợp nhất. Nó đánh giá được đúng thực chất việc học của học sinh.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Hà Nội 10 năm sửa ngọng 'l, n' chưa thành công
Một cô giáo huyện Phú Xuyên hát "Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Khán giả cười khúc khích, cô giáo không hay biết.
8h sáng cuối tháng 10, tiết tập đọc của lớp 5B trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) là bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo. Học sinh đọc ba đoạn, cô giáo Bích Ngọc nheo mắt, căng tai nghe từng từ, đến câu cuối: "Tinh thần thượng võ của cha ông được lung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng lày của Tổ quốc", một học sinh đọc sai "n" thành "l".
Cô Ngọc kẻ đường phấn chia đôi tấm bảng, viết lên hai từ "nung đúc", "này" rồi quay xuống lớp yêu cầu học sinh vừa đọc sai đứng lên: "Em chú ý, khi phát âm phụ âm n đầu lưỡi hạ xuống hàm dưới. Nung đúc, này, em đọc lại theo cô". Sau hai lần đọc lại, học sinh đã phát âm đúng.
Tiết học tập đọc của học sinh lớp 5B Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Tất Định
Giờ tập đọc sửa ngọng của cô giáo Bích Ngọc nằm trong chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n của Hà Nội. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội vào cuối năm 2008, theo khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Phú Xuyên có tỷ lệ giáo viên, học sinh nói ngọng "l, n" nhiều nhất thành phố. 30% trong tổng số 890 giáo viên được khảo sát phát âm ngọng, 48% trong hơn 13.560 học sinh ngọng, viết sai "l, n".
Tiểu học thị trấn Phú Xuyên có 43 giáo viên thì 42 người phát âm sai "l, n"; 86% học sinh ngọng. Một cô giáo khi giao lưu văn nghệ giáo viên thành phố đã hát "Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Phía dưới khán giả cười khúc khích, cô giáo không biết, say sưa hát hết bài Hà Nội niềm tin và hy vọng.
"Kết thúc buổi giao lưu, giám khảo gọi riêng tôi ra nói nhỏ: Các chị xem thế nào sửa ngọng đi, chứ giáo viên Thủ đô nói ngọng, hát cũng ngọng thì buồn cười lắm", Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nhắc lại. Giống như hầu hết giáo viên trong trường, cô Mai cũng đọc phụ âm n thành l. Phải mất gần một năm cô mới phát âm chuẩn, nói nhanh không bị sai.
Vì tỷ lệ ngọng quá cao, Tiểu học thị trấn Phú Xuyên được chọn là nơi đầu tiên thí điểm chương trình dạy phát âm chuẩn của thành phố, bắt đầu từ tháng 4/2009. Hàng tháng chuyên viên của Sở Giáo dục được mời về trường nói chuyện với giáo viên, học sinh. Bắt đầu mỗi tiết tập đọc, giáo viên đều nhắc lại cách đặt lưỡi phát âm chuẩn "l, n", sửa cho những học sinh nói ngọng.
Trưởng phòng Giáo dục huyện chật vật sửa ngọng
Trực tiếp tham gia tổ chức lớp tập huấn sửa ngọng, đưa tài liệu về trường tiểu học từ những ngày đầu tiên, ông Lưu Luyến, Trưởng phòng giáo dục Phú Xuyên, khi đó đang là phó phòng, chia sẻ mình cũng ngọng và bắt đầu ý thức phải tự sửa, nhưng chuyển biến khá chậm. "Mình đứng trước giáo viên, học sinh trong huyện nói thì khó phát hiện vì hầu như ai cũng như mình. Kể cả phát hiện ra, mọi người vẫn ngại nhắc lãnh đạo phòng", ông Luyến kể.
Đầu năm 2012, ông Luyến được luân chuyển về làm Chánh văn phòng UBND huyện Phú Xuyên, người phát ngôn của UBND huyện. Công việc đòi hỏi thường xuyên phát biểu trong các cuộc họp, cung cấp thông tin cho báo chí.
"Tôi đã cố dùng câu diễn đạt khác đi, tránh những từ, câu có phụ âm n mà mình phát âm chưa chuẩn. Nhưng từ Hà Nội vẫn xuất hiện thường xuyên trong báo cáo, bài phát biểu. Tôi đọc Hà Lội, nhiều vị trong phòng họp cười, tiếng cười nhỏ, vẫn đủ để mình nghe thấy. Từ đó tôi quyết tâm phải sửa bằng được, người phát ngôn của huyện không thể nói ngọng", ông Luyến nhớ lại.
Ông Luyến về nhờ vợ là giáo viên ngữ văn chỉ lại cách uốn lưỡi khi đọc "l, n". Hàng ngày ông luyện đọc "Nên nói hay nên làm", "Hà Nội", sau đó nhờ vợ kiểm tra lại. Kiên trì, ông đã sửa thành công. "Bây giờ, tôi nói Hà Nội, l, n nuột luôn", ông Luyến cười lớn, nói nhanh để chứng minh.
Năm 2015, ông Luyến trở lại ngành giáo dục huyện với vị trí Trưởng phòng Giáo dục. Sở Giáo dục thành phố đã không còn đưa ra kế hoạch chương trình sửa ngọng, thay vào đó để các phòng giáo dục tự thực hiện. Riêng Phú Xuyên là một trong số ít huyện ngoại thành còn quan tâm tới chương trình luyện phát âm chuẩn, đưa vào tiêu chí thi đua của các trường, giáo viên.
12 huyện ngoại thành khác của Hà Nội áp dụng chương trình sửa ngọng từ năm 2011, nhưng đến năm 2015 thì dừng. Những huyện tỷ lệ giáo viên, học sinh ngọng cao như Mê Linh, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thường Tín..., việc luyện âm chuẩn "l, n" hầu như không còn được nhắc đến.
10 năm tỷ lệ ngọng của giáo viên Tiểu học Phú Xuyên vẫn là 25%
Theo khảo sát mới nhất của Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên vào tháng 4/2018, có 12 giáo viên (chiếm 25%), 338 học sinh (chiếm 30%) phát âm ngọng. Lý giải sau 10 năm tỷ lệ ngọng vẫn còn cao, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nói: "Trường còn nhiều giáo viên cao tuổi, thói quen từ lâu năm nên sửa phát âm chậm. Sửa nói ngọng cho học sinh gặp khó khăn vì ông bà, bố mẹ, người xung quanh đều ngọng. Ở trường các em nói chuẩn, nghỉ hè xong lại tái ngọng".
Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ứng Hòa, đánh giá tình trạng giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn l, n ở huyện còn phổ biến. Trước đây huyện từng áp dụng chương trình sửa ngọng, nay các trường tổ chức dưới dạng chuyên đề, nếu nhiều trường đề xuất thì mở lớp tập huấn. "Nói ngọng do thói quen địa phương, giáo viên học sinh tự ý thức sửa mới được", ông Sơn nói.
Là một trong những người đóng góp ý tưởng xây dựng chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, đánh giá chương trình đã đạt được hiệu quả tích cực. "Kết quả có thể nhìn thấy ngay là trong cuộc họp giao ban, các hiệu trưởng đã phát âm chuẩn l, n. Học sinh cũng bớt nói ngọng hơn trước rất nhiều", ông nói.
Đánh giá tỷ lệ ngọng hiện vẫn còn cao, ông Tiến cho biết khi làm kế hoạch, Sở bỏ ngỏ thời gian dự kiến hoàn thành, "bởi luyện viết đúng chính tả thì dễ, xóa nói ngọng thì 10 năm, 20 năm thậm chí cả một thế hệ chưa chắc đã thành công". Vì một số lý do khác, Sở tạm thời không triển khai chương trình như trước, nhưng vẫn nhắc nhở các trường thực hiện.
Tất Định
Theo VNE
Bắc Giang: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 không chuyên năm 2019 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên năm học 2019-2020 có số môn thi tăng lên so với năm học trước 1 môn, gồm 4 môn Ngữ văn (tự luận, 120 phút), Toán (trắc nghiệm 30% kết hợp với tự luận, 120 phút), Ngoại ngữ (trắc nghiệm kết hợp tự luận, 60 phút) và môn thứ tư theo hình thức...