Bạn đọc viết: “Con ước mình học ngu”
“Con ước gì con học ngu để khỏi phải học nhiều lần!” – điều ước “lạ” của cô con gái lớp 3 làm tôi suýt té ngửa!
Ảnh minh họa
Trong bữa ăn sáng ngày thứ 7 nhàn nhã vì không phải vội vàng cho kịp giờ học, tôi hỏi con: Hôm qua buổi dự giờ môn Toán có gì vui không con? Con có làm được bài không?
Con gái nhăn nhó: Chẳng có gì vui. Con ước gì con học ngu để khỏi phải đi học nhiều lần hơn các bạn! Chiều hôm dự giờ chỉ có 18 bạn phải đi học thôi còn nhiều bạn khác được nghỉ ở nhà sướng ơi là sướng.
Tôi làm bộ trợn mắt lên vì ước muốn lạ đời của con: Trời ơi, người ta ước học giỏi không được con lại ước học ngu? Mẹ không bắt con học giỏi nhưng học tốt vẫn hơn chứ con. Học nhiều lần thì sẽ hiểu bài hơn, thay vì mẹ phải dạy con ở nhà thì con được cô kèm ở trưởng, chẳng phải tốt hơn sao?
Con tiếp tục kể khổ: Nhưng mà bài đó con được học 2 lần rồi. Cô dặn: Cấm đứa nào mở miệng nói “Cô ơi, bài này học rồi”. Đứa nào nói, cô cho ăn roi. Con còn bị bạn Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp gọi lên làm bài tập tới 3 lần luôn. Mà con đâu có thích lên nhiều lần.
Tôi thắc mắc: Sao các bạn khác lại không được lên bảng? Các bạn không làm được hay không xung phong?
Con trả lời với giọng điệu của một bà cụ non: Khổ lắm, vì mấy bạn kia chữ xấu mà con thì chữ đẹp.
Bữa ăn sáng cuối tuần của hai mẹ con kết thúc sau khi con đã trút hết bầu tâm sự về tiết thao giảng của cô chủ nhiệm. Tôi cứ tưởng sau vụ lùm xùm thi giáo viên dạy giỏi ở Hải Phòng hồi tháng 1 năm 2019, và nhất là những phát ngôn mạnh mẽ của Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT đã chấn chỉnh các Sở, Phòng địa phương về công tác tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, thao giảng, dự giờ theo hướng thực chất thay vì diễn, nhưng hóa ra mọi chuyện vẫn chẳng có gì thay đổi. Giáo viên và cả học sinh vẫn tiếp tục diễn ngay cả đối với các tiết thao giảng trong nội bộ mỗi trường. Chỉ là dự giờ của các giáo viên cùng trường mà đã diễn như vậy thì thử hỏi thi giáo viên dạy giỏi các cấp thầy trò còn diễn xuất sắc đến mức nào?
Video đang HOT
Vốn dĩ tôi không quá quan tâm đến thành tích học tập của con mà để con tự học, con đi học ngày hai buổi nên tôi chỉ nhắc nhở con ngồi vào bàn học 30 phút mỗi tối. Tôi không để ý cụ thể xem mỗi năm con có mấy lần đi học nhiều hơn các bạn kiểu như thế nhưng vì lời ước lạ của con, tôi chợt nhớ lại năm lớp 2 con cũng có 1 lần phải đi học trong khi nhiều bạn được nghỉ.
Năm ngoái trường con chưa áp dụng sổ liên lạc điện tử nhưng năm nay kể cả thông báo họp phụ huynh cũng được nhắn tin vào điện thoại. Vậy mà không hề có một tin nhắn nào được gửi để nhắc phụ huynh cho con đi học thêm vào buổi chiều thứ 6 (vốn là buổi được nghỉ của các con) mà cô giáo chỉ dặn miệng thôi. Có lẽ sau vụ nhắn tin làm bại lộ chuyện lùm xùm thi giáo viên dạy giỏi ở Hải Phòng nên nhiều trường rút được bài học quý chăng?
Dẫu biết rằng chính bản thân các thầy cô, nhà trường cũng có nỗi khổ tâm riêng mang tên “giáo viên dạy giỏi” các cấp từ trường cho đến huyện, thành phố, tỉnh nhưng không thể không tội nghiệp các em học sinh cứ phải trở thành “diễn viên phụ họa” bất đắc dĩ cho các “diễn viên chính” là thầy cô giáo của mình! Các em sẽ nghĩ sao về thầy cô, về nhà trường khi thầy cô công khai ép các em phải nói dối là bài mới nhưng thực tế là bài đã được học tới mấy lần? Bao giờ thầy trò mới thôi phải làm diễn viên?
Như Bình
Theo Dân trí
(Đắk Lắk)
Giáo viên mầm non tư thục: Áp lực và tình yêu con trẻ
Khi nhắc đến cụm từ "cô giáo mầm non", không ít người hay hình dung ra những cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, hát, múa, kể chuyện... cùng các cháu.
Cô Bích Thủy (bên trái) cùng học sinh trong hoạt động trải nghiệm ngoài trời (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thế nhưng, không mấy người thấu hiểu về nỗi vất vả, nhọc nhằn của những cô giáo mầm non thường xuyên phải đối mặt. Họ phải làm đủ những việc không tên và chịu đủ áp lực từ phụ huynh, nhà trường và học sinh. Với họ chỉ có tình yêu trẻ là động lực gắn bó với nghề.
Nỗi niềm "làm dâu trăm họ"
Cô giáo Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Á Châu (Long Biên, Hà Nội) cho biết: Tốt nghiệp Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐHSP Hà Nội năm 2000, cô quyết định không vào biên chế mà theo đuổi lớp mầm non tư thục để nhiều có thời gian tự do chăm lo gia đình.
Thế nhưng khác với những gì cô nghĩ, giáo viên mầm non tư thục vất vả hơn giáo viên mầm non công lập gấp bội lần. Giờ làm việc của cô Phương và các cô giáo ở trường đều đặn bắt đầu từ lúc 6 giờ 15 phút. Khởi động bằng việc quét dọn, lau chùi phòng học sạch sẽ, chuẩn bị bữa ăn sáng để đón trẻ và kết thúc lúc 18 giờ hoặc 18 giờ 30, tùy từng hôm. Một ngày như mọi ngày, cô giáo phải hóa thân nhiều vai vừa là mẹ, vừa là cô, vừa là bảo mẫu, vừa là diễn viên.
Cô Phương cho biết, ngày mới thành lập trường, giáo viên chưa đủ, làm quản lý nhưng cô vẫn làm tất cả những công việc như: Dỗ cho các cháu ăn bữa chính, bữa phụ, quà vặt, thuốc men phụ huynh nhờ cô cho ăn, cho uống; thu dọn bàn ghế, chén, bát, lau nhà; cho các cháu tập thể dục, chơi trò chơi, tập tô, tập vẽ, tập hát, tập múa, đọc thơ, kể chuyện, trải chăn dỗ bé ngủ... những công việc ấy cứ lặp đi lặp lại trong ngày.
Trường mầm non tư thục nhận trẻ dưới 1 tuổi nên các cô khá vất vả. Chưa hết, cô giáo còn phải chịu áp lực từ nhiều phía. Các cháu không tăng cân sẽ bị phụ huynh phàn nàn. Còn nếu nhỡ các cháu xô xát, trầy xướt, không ít phụ huynh chửi bới, lăng mạ, thậm chí "trách mắng" hiệu trưởng.
Cô Phương trải lòng: Chuyện cô giáo bỏ nghề cũng là điều dễ hiểu. Đi sớm, về trễ cộng với việc mức lương quá thấp trong thời buổi "bão" giá tiêu dùng, cùng với áp lực từ nhiều phía nên nhiều cô đã không chịu nổi áp lực mà đã từ bỏ nghề. Thế rồi là quản lý trường như cô, lại phải kiêm 2 vai: Làm quản lý và chăm sóc các con trong thời gian chưa tuyển được giáo viên mới.
Gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ đã gần 20 năm nay, cô Phương có rất nhiều kỷ niệm nhưng chung quy cái nghề nuôi dạy trẻ này cực khổ, nhọc nhằn vẫn là chính và chỉ có những người thực sự yêu nghề, mến trẻ mới bám trụ nổi.
Ảnh minh họa
Chỉ có tình yêu trẻ là động lực gắn bó
Là giáo viên mầm non đã vất vả, làm giáo viên mầm non trường tư thục thì lại vất vả gấp nhiều lần. Khi các trường mầm non công lập đã cửa đóng then cài thì tại một số trường mầm non tư thục vẫn sáng đèn, rộn ràng tiếng nói cười của trẻ. Cô giáo và học sinh tay xách nách mang ngồi ghế đá chờ phụ huynh khi bầu trời đã tối mịt hoặc phải đưa cháu về tận nhà là hình ảnh thường thấy ở các ngôi trường mầm non tư thục.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy, GV Trường Mầm non Vinakids Ecopark cho biết: Tốt nghiệp Khoa Mầm non, Trường ĐH Thủ đô, cô Thủy xin về dạy học tại Trường Mầm non Vinakids Ecopark. Là cô giáo trẻ, mới chập chững vào nghề, nên cô Thủy ban đầu cũng có nhiều bỡ ngỡ. Nhưng với niềm đam mê theo đuổi nghề giáo, đặc biệt nghề dạy trẻ, giờ đây cô có thể ngày ngày cùng với đàn con thân yêu, hạnh phúc khi được chăm chút dạy dỗ cho các con, âu yếm đùa nghịch với rất nhiều những bé con đáng yêu...Tuy nhiên, kèm theo đó là khá nhiều áp lực.
"Các cô giáo mầm non trong tâm niệm đều mong muốn chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, tận tâm, tận tụy với công việc. Có yêu thương các em thì các em mới hợp tác và yêu quý cô giáo. Tuy nhiên, có những lúc vì một lý do khách quan nào đó như các bạn trong lớp đùa nghịch bị trầy xước, rất mong phụ huynh lắng nghe một lời giải thích và có sự cảm thông chia sẻ, động viên để các cô yên tâm công tác" - Cô giáo Nguyễn Thị Phương
Cô Thủy cho biết: Với trẻ tuổi từ 3 - 4, mỗi con một tính cách, đứa thì khóc vì tè dầm, đứa thì khóc vì tranh đồ chơi, đứa thì bị bạn cào cấu ra máu tay chân, thậm chí là mặt... thực sự là cô không có khi nào được nghỉ quá 5 phút. Thậm chí vào giờ nghỉ trưa cũng có rất nhiều con ngồi hoặc nằm vẫn khóc hu hu. Áp lực công việc vô cùng nhưng nhiều khi các bố mẹ đến đón con, thấy con xước tay chân là không biết nguyên nhân như thế nào đã lên gặp hiệu trưởng chỉ trích nào là các cô không quan tâm tới con em họ... Thời gian các cô chăm sóc trẻ nhiều hơn cả thời gian phụ huynh chăm sóc con, thế nhưng có phụ huynh thường ít có sự cảm thông.
"Nhiều phụ huynh tạo áp lực, tâm lý nặng nề cho trẻ. Khi đón con từ trường về nhà, câu thường xuyên nhất mà phụ huynh hỏi con vẫn là "Hôm nay cô giáo có đánh con không?" hoặc khi trẻ hư phụ huynh lại dọa "Mẹ chở đi học bây giờ"... khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi, ghét đi học. Trong khi đó, những câu hỏi có phần động viên, khuyến khích trẻ như: "Hôm nay cô dạy con điều gì, cô giáo có bế con không, cô có thương con không; đi học có vui không con?"... lại ít được hỏi" - cô giáo Thủy tâm sự.
Cô Thủy cho biết: Lương giáo viên mầm non mới ra trường như cô chỉ 4 triệu đồng một tháng cộng với bảo hiểm y tế. 7 giờ sáng cô đã phải có mặt ở trường, chiều 5 giờ 30 phút mới được về. Vì đặc thù công việc nên hầu như giáo viên mầm non ít được ăn trưa cùng gia đình. Bữa ăn của các cô thường vội vàng ngay tại trường khi các cháu ngủ trưa.
"Con còn nhỏ mới được hơn 2 tuổi, không có thời gian chăm sóc con cái mà ngược lại, thu nhập của giáo viên mầm non không đáng là bao. Nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ, chúng tôi động viên nhau vượt qua. Vì yêu nghề nên không thể bỏ được", cô Thủy trải lòng.
Huyền Trịnh
Theo giaoducthoidai
Mỹ: Cô giáo mầm non cắt tóc mình để động viên học trò bị bắt nạt vì tóc quá ngắn Sau khi phát hiện cô bé học sinh 5 tuổi của mình bị trêu chọc vì tóc quá ngắn, cô giáo Shannon Grimm đã quyết định cắt phăng mái tóc dài của mình để cho giống với cô học trò nhỏ. Mới đây, cô bé Prisilla Perez, học sinh Trường tiểu học Meador (Willis, bang Texas, Mỹ) thường xuyên bị bạn bè trêu...