Bạn đọc viết: “Con sợ có mẹ là cô giáo”
“Suốt ngày con phải quay cuồng với đống sách vở. Lúc nào mẹ cũng nhắc con phải ráng học bài. Lí do vì con có mẹ là cô giáo. Con cô giáo thì nhất định không được điểm thấp. Mỗi kì thi đến, con thường rất áp lực. Con rất sợ nhìn thấy mẹ buồn vì điểm số của con…”.
Ảnh minh họa
Hôm qua, cô giáo chủ nhiệm của con trai tôi gửi thơ mời họp phụ huynh. Đây là cuộc họp đột xuất của cô. Chính vì vậy mà tôi rất lo lắng. Tôi không biết tại sao cô lại mời họp vào dịp này. Chẳng hiểu cậu con trai của tôi gây ra chuyện gì nữa. Suốt cả đêm tôi cứ thấp thỏm với những lo âu.
Cậu con nhà tôi năm nay học lớp 6. Từ đầu năm, tôi cũng không thấy cô than phiền nhiều về chuyện của con. Cháu học cũng không thật sự xuất sắc. Chủ yếu là chăm chỉ bù lại. Dịp này, cháu đang ôn tập để chuẩn bị thi học kì 2. Với vai trò là mẹ, tôi chỉ biết động viên con cố gắng để đạt kết quả cao.
Sáng nay, tôi đến họp cho con từ rất sớm. Tôi muốn gặp riêng cô ít phút để trao đổi chuyện học hành của con. Ngoài cha mẹ, thì giáo viên chủ nhiệm luôn là người gần gũi với các em hơn cả. Các cô chính là người mẹ thứ hai của con.
Vừa bước vào lớp, cô chủ nhiệm của con đã xin lỗi phụ huynh vì buổi họp đột xuất này. Chả là tuần trước sinh hoạt chủ nhiệm lớp, cô cho các em viết lên ước mơ của mình trong giấy. Cô muốn nắm bắt những tâm tư tình cảm của các em. Từ đó mà có hướng tháo gỡ. Vậy nhưng khi đọc, cô thật sự giật mình về những ước muốn của các em.
Lúc đầu cô tính chỉ điện thoại trao đổi với một số phụ huynh. Thế nhưng cuối cùng, cô lại muốn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về những suy nghĩ của các em. Vừa nói, cô vừa đưa tôi tờ giấy con viết về mơ ước của mình. Nhìn nét chữ quen thuộc của con, tôi thật sự giật mình: “ Con rất sợ vì có mẹ là cô giáo. Con mong ước mình được như bạn Tuấn gần nhà. Chiều nào bạn cũng được ba chở đi đá banh. Thỉnh thoảng bạn lại được đi thả diều. Bạn cũng không bị áp lực về điểm số như con. Mẹ bạn rất tâm lí.
Video đang HOT
Còn con, suốt ngày con phải quay cuồng với đống sách vở. Lúc nào mẹ cũng nhắc con phải ráng học bài. Lí do vì con có mẹ là cô giáo. Con cô giáo thì nhất định không được điểm thấp. Mỗi kì thi đến, con thường rất áp lực. Con rất sợ nhìn thấy mẹ buồn vì điểm số của con. Con không được quyền thất bại như bạn Tuấn…”.
Con còn viết rất nhiều nỗi khổ của mình nữa. Rồi con ao ước được mẹ thông cảm nếu mình lỡ bị điểm kém.
Nghe cô đọc thư, một số phụ huynh là giáo viên cũng đều “sốc” như tôi. Chẳng ai ngờ con mình lại có những ước mong như vậy. Nhiều người đã rớt nước mắt khi đọc ước mong của con. Chúng tôi – những người làm cha, làm mẹ, chỉ mong ước những điều tốt đẹp nhất cho con. Vậy mà ai ngờ lại áp lực lên tụi nhỏ. Không khí buổi họp bỗng nhiên chùng hẳn xuống.
Cuối cùng, cô giáo mong tất cả phụ huynh hãy dành thời gian để quan tâm đến con mình nhiều hơn nữa. Các em đang độ tuổi mới lớn. Vì thế rất cần sự quan tâm, trò chuyện của cha mẹ. Cô mong mỏi, kì thi học kì 2 sắp tới, tất cả các con đều đạt được kết quả cao trong học tập.
Sau buổi họp, chúng tôi đều đã nhận ra cái sai của mình. Cám ơn cô giáo vì buổi họp hôm nay. Với tôi, thời gian tới, tôi sẽ sắp xếp lại công việc để dành thời gian bên con nhiều hơn nữa. Những ngày nghỉ tôi sẽ cùng con đi trải nghiệm thực tế. Mong rằng con sẽ có những ngày tháng tuổi thơ thật ý nghĩa.
Ngay khi về nhà, tôi đã vui vẻ thông báo sẽ chở con về quê chơi. Mỗi tuần con sẽ có hai buổi chiều để đi đá banh cùng các bạn trong xóm. Con cũng được xem phim, đọc truyện con thích khi đã học xong. Bên cạnh đó, tôi cũng nhấn mạnh con hãy thoải mái trong học tập, đừng quá tạo áp lực cho mình. Nếu bị điểm kém, con hãy nhìn lại và rút kinh nghiệm cho bản thân. Mẹ sẽ cùng con đồng hành trong chặng đường dài. Chỉ nghe có vậy, thằng bé con tôi bỗng hò reo trong hạnh phúc. Lần đầu tiên con chạy đến ôm mẹ thật chặt và gởi lời cám ơn đến mẹ thật nhiều.
Tự nhiên, tôi cũng thấy mình thật thoải mái và hạnh phúc làm sao.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Cô giáo trẻ và quy định dễ thương ngày 8/3
Các con được cô giao nhiệm vụ trực nhật lớp hàng ngày. Con khoe, tháng 3 con và các bạn gái trong lớp không phải trực nhật, các bạn trai làm nhiệm vụ quét dọn lớp học, gấp gọn chăn gối sau giờ ngủ trưa. Cô giáo nói tháng 3 có ngày 8/3, các bạn trai phải ga lăng!
Tôi đưa đón con gái đi học mỗi ngày, dọc đường con ríu rít kể chuyện lớp học, cô giáo và các bạn. Cô giáo chủ nhiệm lớp con học trẻ trung, linh hoạt trong cách quản lý lớp học và gần gũi với các con.
Tôi ấn tượng với buổi họp phụ huynh tổng kết học kỳ I, cô giáo không nêu tên những em học sinh học kém, nghịch ngợm, thường xuyên quên đồ dùng học tập. Cô giáo trẻ chỉ mong muốn phụ huynh quan tâm hơn tới các con, để ý bài vở con học trên lớp và hướng dẫn con soạn sách vở đầy đủ.
Trẻ con đi học luôn nhớ trước quên sau, mải nghịch, mải chơi. Con gái tôi viết chậm, hay nói chuyện riêng trong lớp nên vở con chép thiếu bài trên bảng. Chắc hẳn trong lớp con, một số bạn mải nghịch nên buổi tối, nhóm Zalo chung của lớp lại có tin nhắn báo từ phụ huynh nhờ chụp lại bài vở. Cô chủ nhiệm luôn cẩn thận chụp lại bài trên bảng gửi cho nhóm lớp. Con gái hồn nhiên kể, con nói với cô: "Cô ơi, cô chụp lại bài trên bảng, con chưa làm xong bài". Tin nhắn hình ảnh cô giáo gửi thuận lợi cho phụ huynh theo dõi tình hình học của con trên lớp. Nếu con thiếu bài, tôi chép lại ra giấy nháp cho con làm, con không phải sang nhà bạn mượn vở nữa...
Trẻ con đi học hay mắc lỗi mải nghịch, mải chơi. Nhóm con có 4 bạn làm bài Mỹ thuật cô giao, hai bạn nam vo tròn bức tranh của nhóm thành quả bóng để chơi đùa khiến cô giáo Mỹ thuật rất bực. Chiều hôm ấy, con gái mếu máo nói với mẹ: "Mẹ ơi, cô giáo nhắc mẹ gọi điện cho cô, mẹ xin cho con đi mẹ". Tôi trao đổi với cô chủ nhiệm, xin số cô Mỹ thuật và trao đổi với cô, sẽ nhắc con hoàn thành bài và không nghịch ngợm trong giờ học. Tuần sau, con gái hớn hở khoe, con được điểm A bức tranh vẽ hoa quả. Tôi tặng con hộp bút màu mới để con chăm học hơn, vẽ đẹp hơn.
Cô giáo dạy con biết yêu cây xanh, giữ lớp sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định. Về nhà, con nhắc anh trai: "Anh uống sữa xong thì để vỏ hộp sữa cho em, em làm sạch và nộp cho cô". Con chăm chỉ cắt vỏ hộp, lấy bàn chải cọ sạch rồi phơi khô, để sẵn trong cặp sách. Con kể, các bạn trong lớp cùng nhau tích vỏ hộp sữa nộp cho cô giáo, đủ 100 vỏ hộp sữa giấy là đổi được một chậu cây xinh xắn trang trí lớp. Hoạt động nhỏ này giúp các con biết yêu quý và bảo vệ môi trường sống, hiểu về tác hại của rác thải và túi ni lông.
Cô giáo trẻ và các em học sinh.
Các con được cô giao nhiệm vụ trực nhật lớp hàng ngày. Con khoe, tháng 3 con và các bạn gái trong lớp không phải trực nhật, các bạn trai làm nhiệm vụ quét dọn lớp học, gấp gọn chăn gối sau giờ ngủ trưa. Cô giáo nói tháng 3 có ngày 8/3, các bạn trai phải ga lăng! Con vừa kể chuyện vừa cười khúc khích vì vui sướng. Tôi giải thích cho con biết ý nghĩa Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đây cũng là ngày những người bà, người mẹ, người chị được tôn vinh vì sự lao động hăng say, luôn hết lòng chăm lo gia đình.
Tôi dạy con bài hát Thầy cô cho em mùa xuân với những câu hát ngọt ngào, trong trẻo: "Một bông hồng em dành tặng cô, một bài ca em hát riêng tặng thầy...". Bài hát nhẹ nhàng mà sâu lắng nói lên công ơn thầy cô dạy dỗ con lớn lên mỗi ngày. Thầy cô miệt mài soạn giáo án, chấm điểm, sửa từng dấu chấm, dấu phẩy, từng phép toán sai cho học sinh để các con học giỏi hơn, chăm ngoan hơn. Thầy cô luôn động viên khen ngợi khi các con học tập tiến bộ: "Chữ con viết tròn đẹp hơn, con đọc to và rõ ràng, con biết viết lời nhắn, đoạn văn"... Con kể, cuối tuần cô tặng kẹo bánh, hình dán, đồ dùng học tập cho những bạn chăm chỉ, cố gắng vươn lên.
Con gái hát véo von và reo lên: "Con đã tìm ra món quà tặng cô giáo, đó là một bông hồng thật đẹp!".
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Cần sớm có quy chuẩn để kiểm soát chất lượng sữa học đường Chủ trương triển khai đề án sữa học đường do UBND TP Hà Nội giao cho ngành Giáo dục triển khai trong năm học 2018-2019 đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Chị Nguyễn Thanh Hà, ở Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội, phụ huynh có con học lớp 1 cho biết: "Tôi đã đăng ký cho...