Bạn đọc viết: Bạn có dạy con bài học về sự sẻ chia?
Tình cờ đọc bài viết “Món quà từ ông già Noel và những băn khoăn của con trẻ” trên báo Dân trí, tôi như bắt gặp một khúc ca nhịp nhàng trong buổi sáng tinh sương.
Ảnh minh họa
Đúng như tác giả Thanh Thanh đã viết, không khí Giáng sinh đã qua nhưng những món quà thì ở lại. Tình yêu thương của chúng ta dành cho mỗi thiên thần bé bỏng của mình mãi mãi chẳng vơi cạn. Và không chỉ Giáng sinh, mỗi ngày mỗi thời khắc trôi qua chúng ta đều có thể dành trọn thương yêu cho con bằng vô số món quà từ trái tim người bố, người mẹ.
Đọc bài viết “Món quà từ ông già Noel và những băn khoăn của con trẻ”, tôi bắt gặp một cô bé lên ba hết sức vô tư, hồn nhiên, háo hức và sung sướng vô ngần khi đón món quà từ ông già Noel theo dịch vụ đặt quà tại trường. Và tôi trân quý hơn nữa khi nhận ra tâm hồn con bắt đầu gợn sóng khi phát hiện hai bạn cùng lớp không có quà bởi gia cảnh mỗi cháu mỗi khác nhau.
Những băn khoăn trong lòng con cùng nỗi lo lắng bạn sẽ buồn khi không nhận được quà ẩn hiện qua ánh mắt và câu nói ngây thơ của con. Con đã bắt đầu biết quan tâm bạn bè, và khi con mỉm cười đồng ý hôm sau dành tặng hai bạn hai quyển truyện mới, tôi bật cười nghĩ về sự sẻ chia ấm áp của cô bé lên ba.
Bài học về sự sẻ chia, bạn đã dạy con chứ? Cô bé lên ba ấy và vô số con trẻ khác đang như những trang giấy trắng tinh cần bố mẹ vun xới tính cách, tâm hồn. Khi chúng ta biết gieo những hạt mầm tốt tươi cho con từ tấm bé, chắc chắn rằng chúng ta sẽ gặt được quả ngọt mát lành trong tương lai.
Tôi biết có khá nhiều cô bé, cậu bé ngoài kia đã đủ lớn, đủ khôn vẫn một mực giữ khư khư đồ chơi, áo quần cũ của mình. Cứ hễ bố mẹ muốn con chia đồ chơi cho bạn hay đem áo quần đã không còn dùng được đi cho là y như rằng cháu giẫy đạp, ăn vạ.
Tôi biết nhiều ông bố bà mẹ ôm con và bao bọc con trong vòng tay của mình từ miếng ăn, giấc ngủ, tấm áo đến tất tần tật mọi thứ. Họ lo cho con, sợ con vất vả nên không cho con động tay vào việc nhà. Họ chu cấp cho con mọi thứ vì lo con thua thiệt bạn bè.
Để rồi quen được cung phụng, con trẻ lớn lên như “búp bê trong tủ kính” – ít giao tiếp, ngại làm quen và chuyện mở lòng ra để san sẻ yêu thương càng là điều hiếm gặp.
Cậu học trò mà tôi từng làm gia sư năm lớp 5 bộc bạch rằng cháu từng gặp một người ăn xin rách rưới ngả nón và không biết ứng xử thế nào dẫu lúc đó trong túi áo cháu có mười lăm nghìn đồng. Tôi hỏi cháu sao không mạnh dạn cho ông một vài nghìn thì nhận được cái lắc đầu “Cháu sợ…”.
Cậu bé 11 tuổi lúc ấy vẫn xao lòng trước tình cảnh cực khổ, khốn khó của người ta. Nhưng cậu bé chưa từng, chưa hề và chưa bao giờ cầm một vài nghìn lẻ để vào tay ông cụ một cách trân trọng, cảm thông. Phải chăng bố mẹ cậu bé đã vô tình quên hướng dẫn con cách “cho đi”?
Cậu bé ấy còn biết rung động trước những mảnh đời bất hạnh. Từ những rung động ban đầu ấy, nếu con được bố mẹ vun xới lòng thương người, sự sẻ chia thì chắc chắn trong tương lai, mầm nhân ái sẽ đâm chồi mọc rễ tốt tươi trong con!
Tôi từng bắt gặp khá nhiều bố mẹ sớm tập cho con làm việc thiện. Thỉnh thoảng, các con có thể gom góp sách vở, áo quần tặng bạn nghèo hoặc trích một phần tiền tiết kiệm để tặng các quỹ từ thiện. Đôi khi, một vài cô bé, cậu bé còn được bố mẹ động viên cầm tiền trực tiếp cho những người cơ nhỡ, hoạn nạn.
Video đang HOT
Chỉ bằng hành động nhỏ bé ấy thôi, chúng ta sẽ nhen nhóm trong lòng con những cảm xúc tích cực về tình người, tình đời. Có biết quan tâm người khác, con mới biết yêu thương hơn bố mẹ của mình và cảm nhận rõ ràng hạnh phúc khi mình chìa bàn tay ra nắm lấy bàn tay run rẩy của người khác.
Hy vọng rằng cô bé lên ba trong câu chuyện “Món quà từ ông già Noel và những băn khoăn của con trẻ” sẽ tiếp tục nuôi dưỡng mầm nhân ái trong trái tim mình. Còn bạn, bạn đã dạy con bài học về sự sẻ chia chưa?
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Dạy con 7 bài học bổ ích này, bố mẹ đã giúp "khai sáng" và định sẵn đường thành công cho con đi
Dưới đây là 7 bài học mà bố mẹ nhất định phải dạy cho con nếu muốn con phát triển toàn diện và thành công.
Bố mẹ luôn mong muốn con trẻ được trưởng thành và phát triển tốt nhất. Nhưng đôi khi chính bố mẹ cũng loay hoay trước một vài tình huống của con trẻ, để rồi không biết nên xử lý như thế nào cho phù hợp, để thông qua những tình huống đó, con sẽ học được cách trưởng thành vững chãi hơn.
Dưới đây là 7 bài học nhỏ xoay quanh những khía cạnh thường thấy trong đời sống sinh hoạt của con trẻ, bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong công việc giáo dục con em mình:
1. Con có thể nói "Không" nếu điều đó là đúng đắn
Tình huống: Một người bạn cùng lớp yêu cầu con bạn giúp chúng quay cóp hoặc gian lận trong kiểm tra, thi cử. Nếu con bạn đồng ý giúp đỡ, giáo viên sẽ nhận được 2 bài giống nhau và kết quả là điểm của cả hai đều sẽ bị hạ thấp, thậm chí là phê bình trước toàn lớp.
Giải pháp: Giải thích cho con bạn rằng chúng đã nỗ lực để đem lại một kết quả tốt, nhưng vì "thương" và giúp bạn không đúng lúc mà chúng bị đánh giá sai năng lực của mình, và điều đó là không đáng.
Hãy dạy cho con bạn nói "không" trong những trường hợp tương tự. Bạn có thể gợi ý cho chúng một số câu trả lời như: "Tớ chưa làm xong. Đừng làm tớ mất tập trung." Một câu nói hợp lý như vậy sẽ khiến con bạn cảm thấy tự tin và không ai có thể thao túng chúng.
2. Mỉm cười, phớt lờ và không cúi đầu sợ hãi trước những kẻ "bạo lực học đường"
Tình huống: Các bạn cùng lớp luôn bắt nạt con bạn và lấy đó làm niềm vui thích. Hậu quả là con bạn trở nên sợ sệt đám bạn cùng lớp, chán ngán cảm giác khi đến trường và chỉ muốn trốn tránh ở nhà.
Giải pháp: Trong những tình huống như vậy, cha mẹ không nên dùng sức mạnh của mình để tạo ra một cuộc xung đột bạo lực lớn hơn, vì mọi chuyện cũng chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hãy giải thích với con bạn rằng những đứa trẻ ưa thích bạo lực là những đứa trẻ yếu đuối, vì chúng chỉ có thể tìm được niềm vui và sự tự hào dựa trên cách khiến người khác phải sợ hãi.
Cách để giúp con bạn vượt qua vấn đề này chính là thể hiện cho những gì kẻ ưa bắt nạt kia biết rằng con bạn chẳng hề hấn gì, sự mạnh mẽ của con bạn sẽ khiến kẻ bắt nạt cảm thấy khó chịu. Khi con bạn tỏ ra phớt lờ và không quan tâm tới chúng, chúng sẽ mất hứng thú và tránh xa con bạn. Tuy nhiên, song song với cách giải quyết đó thì bản thân bạn cũng nhờ thầy cô giáo để ý tới vấn đề bạo lực học đường giữa những đứa trẻ để đảm bảo an toàn cho con yêu nhé!
3. Điểm số không phải là điều quan trọng nhất
Tình huống: Mỗi khi con bạn bị điểm kém, chúng bắt đầu khóc vì chúng không thể đạt được kết quả cao hơn. Chúng sợ nói với bố mẹ về điểm số của mình vì lo sợ bị bố mẹ trừng phạt.
Giải pháp: Nhiều bậc cha mẹ làm cho con cái của họ lo sợ điểm kém mà không nhận ra mình đã tạo áp lực nặng nề cho con cái. Tất nhiên, kiến thức thu được là quan trọng nhưng điểm số không phải là tất cả.
Phụ huynh không nên la mắng con cái hoặc trừng phạt chúng vì bị điểm kém. Cho con thấy rằng tình yêu của bạn vượt qua mọi thành tích học tập. Để trấn an con yêu, bạn chỉ cần nói: "Con không đạt điểm tốt? Đừng buồn, con sẽ làm tốt hơn vào lần sau!" Khi bạn tiếp cho con yêu thêm động lực và sự tin tưởng, chúng sẽ không sợ những khó khăn trong tương lai.
4. Học cách bảo vệ và giúp đỡ những người yếu hơn
Tình huống: Con của bạn nói với bạn rằng bạn cùng lớp của chúng đang bắt nạt một cậu bé. Chúng biết rằng đó là điều sai trái nhưng lại không biết làm thế nào để giúp đỡ, và chúng cũng đang sợ hãi để thử làm gì đó.
Giải pháp: Nhiều trẻ em sợ bảo vệ những người yếu hơn vì không muốn mạo hiểm trở thành nạn nhân. Người lớn cũng thường xuyên gặp những trường hợp tương tự như vậy trong đời sống. Nhưng bố mẹ hãy cho con cái của mình biết rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống này chính là thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Bạn có thể bắt đầu giáo dục con bằng cách yêu cầu con bạn giúp đỡ những người hàng xóm xung quanh, để cho chúng chịu trách nhiệm về một cái gì đó: em của chúng, người họ hàng gần nhỏ tuổi hơn, hoặc một con vật cưng trong nhà.
5. Làm những việc mình yêu và yêu những việc mình làm
Tình huống: Các bài tập từ trường học, câu lạc bộ, gia sư,... làm cho con bạn mệt mỏi và kiệt sức. Tất cả những gì chúng muốn là thư giãn hoặc dành thời gian với bạn bè của mình.
Giải pháp: Cha mẹ muốn con cái của họ được hạnh phúc và đạt được kết quả tuyệt vời, đó là lý do tại sao họ đóng gói lịch trình của con em mình với càng nhiều hoạt động càng tốt.
Nhưng cách tiếp cận như vậy dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng và chống đối việc học. Hãy con bạn một giờ mỗi ngày cho một sở thích mà chúng yêu thích như trò chơi điện tử, thể thao hoặc nghệ thuật và hàng thủ công.
6. Tập thể dục là một phần của cuộc sống
Tình huống: Con bạn quá nhút nhát, chúng chỉ thích ở nhà thay vì gặp gỡ bạn bè của mình hoặc tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó, một môn thể thao nào đó.
Giải pháp: Đề xuất thử một môn thể thao đồng đội và cho con bạn tham gia, khi những đứa trẻ có cùng sở thích tụ hội lại với nhau thì chúng sẽ có ảnh hưởng tốt đến con bạn. Hãy lắng nghe mong muốn của con mình và để chúng được chọn những hoạt động mà chúng thực sự yêu thích. Nếu con trai bạn thích khiêu vũ, hãy để con được nhảy, đừng bắt ép con phải chơi bóng đá. Nếu không, cậu bé sẽ ghét mọi thứ liên quan đến thể thao.
7. Yêu bản thân theo cách của chính mình, vì bản thân là điều đặc biệt nhất thế gian
Tình huống: "Bạn Bin có mái tóc đẹp, đôi mắt của Mít quá long lanh, còn con thì xấu xí."Sớm hay muộn, tất cả những trẻ em đều bắt đầu so sánh bản thân với những đứa trẻ khác và nó có thể trở thành vấn đề trong tương lai.
Giải pháp: Tất cả trẻ em, bất kể giới tính, đều muốn trở nên hấp dẫn và tài năng. Đừng quên nói với con bạn rằng chúng đẹp. Nếu con của bạn có thần tượng, hãy cho trẻ xem loạt ảnh của những thần tượng đó khi họ còn nhỏ, hoặc những bức ảnh chưa được photoshop. Những ví dụ như vậy chứng minh rằng điều khiến chúng ta trở nên đẹp đẽ không phải là sự hoàn hảo không tì vết, mà vì chúng ta là riêng biệt, là độc nhất.
Nguồn: Brightside.
Theo Helino
10 câu phụ huynh nên hỏi trẻ để rèn kỹ năng giao tiếp "Nếu có thể trở thành bất kỳ nhân vật nào trong một cuốn sách, con sẽ chọn ai? Tại sao?". Câu hỏi này giúp kích thích tư duy của trẻ. Lần cuối con bạn thao thao bất tuyệt về công trình xây dựng bằng Lego là khi nào? Bạn có thường được con chia sẻ không ngần ngại về những điều chúng thực...