Bản đồ các quả cầu lửa lao vào khí quyển Trái đất 33 năm qua
Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất ( CNEOS) thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổng hợp dữ liệu và lập bản đồ về những quả cầu lửa xuất hiện trong khí quyển địa cầu trong 33 năm qua.
Bản đồ các quả cầu lửa ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT
Bản đồ cho thấy những chấm nhỏ, được phân thành 4 kích thước và màu sắc khác nhau dựa trên năng lượng động học của từng quả cầu lửa đi vào khí quyển từ năm 1988 đến 2021. Trong đó, năng lượng động học là năng lượng một sao băng mang đến khí quyển Trái đất trong lúc di chuyển, theo báo Daily Mail hôm 21.8.
Các nhà khoa học dựa trên số liệu về năng lượng tỏa ra từ sao băng, và những thông số khác để xác định kích thước của chúng trước khi tiến vào khí quyển Trái đất. Khi rơi xuống mặt đất, chúng trở thành các thiên thạch.
Nhờ việc tính toán trên, họ xác định được quả cầu lửa lớn nhất trên bản đồ thuộc về sao băng xuất hiện bên trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) vào ngày 15.2.2013 có bề ngang 20 m.
Video đang HOT
Quả cầu lửa nổ tung trên Dải núi Ural, phóng thích sóng xung kích phá nát các cửa kính của các tòa nhà ở thành phố Nga và khiến 1.600 người bị thương. Nó tỏa ra năng lượng tạo nên sức công phá cao gấp 20 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào cuối thế chiến thứ hai.
Nhóm quả cầu lửa lớn thứ hai chủ yếu xuất hiện ở Thái Bình Dương và những nước phụ cận như Fiji và các đảo quốc bao quanh châu Á.
Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều thiên thạch từ các thiên thể khác nhau của hệ mặt trời, trong đó mặt trăng, sao Hỏa
Với việc nghiên cứu các loại thiên thạch, giới khoa học Trái đất có thể biết thêm về các tiểu hành tinh, hành tinh và những khu vực khác của hệ mặt trời.
Quả cầu lửa bí ẩn thắp sáng bầu trời đêm ở Florida
Hơn 200 cư dân Florida, Mỹ báo cáo việc chứng kiến một quả cầu lửa vụt qua bầu trời tối 12/4. Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về bản chất của hiện tượng này.
Hình ảnh một quả cầu lửa với chiếc đuôi cháy sáng vụt qua bầu trời Florida vào tối 12/4 đã bị các camera an ninh và camera hành trình ghi lại. Sự kiện này có thể quan sát được từ Florida tới Bahamas.
Theo Guardian , quả cầu trên bay cách Trái Đất khoảng 15.000 km vào lúc 22h19 ngày 12/4.
Vật thể này cũng bay ngang qua bầu trời khi một êkíp đang ghi hình. Nhiều người khác đăng tải cảnh họ quay lại lên cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS). Trong khi đó, cư dân ở Grand Bahama cho biết họ nghe thấy tiếng nổ siêu thanh.
Đối với AMS, họ gọi hiện tượng này là Sự kiện 2281-2021.
Một quả cầu lửa vụt qua bầu trời Florida vào ngày 12/4. Ảnh: Twitter .
Tranh cãi về bản chất của quả cầu lửa trên đã nổ ra vào ngày 13/4. Một số chuyên gia tin rằng đó là tiểu hành tinh 2021 GW4, được các nhà thiên văn học tại Mount Lemmon SkyCenter ở Arizona phát hiện lần đầu 5 ngày trước.
Tiểu hành tinh này đã được dự đoán sẽ bay qua các vệ tinh xung quanh Trái Đất với khoảng cách rất gần vào ngày 12/4. Vệ tinh gần nhất trong số đó cách Trái Đất chỉ 1.900 km.
2021 GW4 có kích thước gần bằng một chiếc ôtô nhỏ và có thể đã bốc cháy trong khí quyển Trái Đất.
Một số người tin rằng quả cầu lửa là một mảnh của tiểu hành tinh.
Trong khi đó, nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết vật thể này không liên quan gì đến GW4.
Đến sáng 13/4, hơn 200 người đã gửi báo cáo và video cho AMS, biến đây trở thành một trong những sự kiện được nhiều người chứng kiến nhất trong cơ sở dữ liệu năm 2021 của tổ chức này.
Tháng trước, một "trận mưa sao băng" tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời Seattle. Hóa ra, đó là các mảnh vỡ rơi xuống từ tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng vào đầu ngày từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida.
Mỹ không thực hiện vụ phóng tên lửa nào vào ngày 12/4. Do đó, quả cầu lửa trên gần như chắc chắn là do một thiên thể gây ra.
Mưa sao băng ở Bắc Bán cầu Perseid là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất thế giới xuất hiện vào tháng 7 - 8 hàng năm ở Bắc Bán cầu, tuy nhiên không phải vị trí nào cũng thích hợp để chiêm ngưỡng nó.