Bán đất trái thẩm quyền, cựu chủ tịch xã lãnh án
Với hành vi bán đất trái thẩm quyền và đổi đất trái thẩm quyền 15 lô đất, cựu chủ tịch UBND xã ở Hải Dương cùng 2 đồng phạm lãnh tổng cộng hơn 14 năm tù.
Ngày 22.3, TAND tỉnh Hải Dương mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Quách Văn Hưng (tên gọi khác Quách Thành Hưng, 53 tuổi, cựu Chủ tịch UBND xã Tráng Liệt, H.Bình Giang, Hải Dương), Trần Văn Tuấn (tên gọi khác Trần Tuấn Hảo, 65 tuổi, nguyên cán bộ UBND TT.Kẻ Sặt, H.Bình Giang), Phạm Mạnh Kim (41 tuổi, nguyên công chức địa chính xã Tráng Liệt) về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai, thực hiện bán đất trái thẩm quyền và đổi đất trái thẩm quyền.
Theo cáo trạng, từ năm 2011 – 2019, bị cáo Hưng là Chủ tịch UBND xã Tráng Liệt (hiện đã sáp nhập về TT.Kẻ Sặt). Năm 2011, UBND xã Tráng Liệt có kế hoạch tu sửa, xây dựng các công trình trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới nhưng ngân sách địa phương có hạn.
Vì muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, cuối năm 2011, bị cáo Hưng thảo luận trong tập thể Đảng ủy, HĐND, UBND xã về việc tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách để chi cho hoạt động này.
Video đang HOT
Các bị cáo Hưng, Tuấn, Kim tại phiên tòa sơ thẩm (từ trái qua phải). Ảnh C.T.V
Cũng thời điểm này, UBND H.Bình Giang quyết định chuyển trụ sở Trường THCS Tráng Liệt (nay là Trường THCS TT.Kẻ Sặt) đến địa điểm mới, giao UBND xã Tráng Liệt làm thủ tục bàn giao trụ sở trường THCS cũ cho trường mầm non của xã (nay là Trường mầm non TT.Kẻ Sặt) quản lý, sử dụng.
Sau khi nhận bàn giao, bị cáo Hưng chỉ đạo bị cáo Kim (lúc này là công chức địa chính) kiểm tra thực trạng các thửa đất liền kề giữa Trường THCS Tráng Liệt cũ với khu nhà dân gần đó thuộc cánh đồng Ngái, khu Hạ. Kết quả, các thửa đất trên là đất ao, đất xây dựng cơ bản, đất chuyên dùng khác (sân tập thể dục của trường) chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở.
Biết UBND xã không có thẩm quyền giao đất ở với diện tích này nhưng bị cáo Hưng vẫn quyết định bán đất cho các hộ dân xây dựng nhà ở. Thực hiện chỉ đạo của ông Hưng, ông Kim tiến hành đo đạc, tính toán, chia các khu đất này thành 15 lô có mặt tiền mỗi lô rộng từ 4 – 5 m và rao bán.
Từ năm 2012 – 2014, các hộ dân đã gặp ông Hưng để mua 13 lô đất. Ông Hưng trực tiếp trao đổi, thỏa thuận giá mua bán đối với từng vị trí lô đất từ 700 triệu đồng đến 1 tỉ đồng/lô. Các hộ muốn mua đất phải đặt cọc trước từ 300 – 500 triệu đồng/lô. Số tiền còn lại nộp hết khi UBND xã giao đất trên thực địa để các hộ làm nhà ở.
Ông Hưng tiếp tục chỉ đạo ông Tuấn là cán bộ văn phòng, kiêm thủ quỹ xã trực tiếp thu tiền của các hộ. Tổng số tiền các bị cáo thu của 13 hộ mua 13 lô đất trên là 7,32 tỉ đồng, với diện tích hơn 1.638 m 2. Số tiền này, các bị cáo không đưa vào ngân sách nhà nước mà tự quản lý, theo dõi và chi vào các hoạt động của địa phương theo chỉ đạo của ông Hưng.
Ngoài việc bán 13 lô đất trên, các bị cáo Hưng, Tuấn, Kim còn tiến hành đổi cho 2 hộ dân diện tích đất ở vị trí khác lấy 2 lô đất trong khu vực rao bán. Trong tổng số 15 lô đất bán, đổi trái thẩm quyền, hiện nay đã có 14 gia đình xây nhà để ở. Hiện các hộ dân trên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong vụ án này, ông Hưng giữ vai trò là người chỉ đạo, thực hành và phải chịu trách nhiệm về việc giao, bán, chuyển nhượng đất trái thẩm quyền cho 15 hộ dân. Tuấn, Kim đồng phạm với vai trò giúp sức.
Với hành vi phạm tội trên, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Hưng 5 năm 6 tháng tù, Tuấn 5 năm tù, Kim 4 năm tù cùng về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
'Đạo chích' gây ra 21 vụ trộm thiết bị điện ở Gia Lai lãnh án
Bị cáo Nguyễn Cao Cường đã gây ra 21 vụ trộm thiết bị điện khiến ngành điện Gia Lai bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 15-3, TAND TP Pleiku (Gia Lai) xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Cao Cường (45 tuổi, ngụ phường Chi Lăng, TP Pleiku) 9 năm 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản theo điểm a, khoản 3, điều 173 Bộ luật Hình sự.
Theo bản án, bị cáo Cường hành nghề tài xế. Do công việc không ổn định và thường xuyên sử dụng ma túy, cần tiền tiêu xài nên bị cáo nảy sinh ý định trộm cắp vật tư, thiết bị điện tại các trạm biến áp vắng người.
Nhiều trạm biến áp ở Gia Lai bị trộm cắp gây thiệt hại nặng nề. Ảnh minh họa.
Để trộm thiết bị điện không bị phát hiện và tránh bị điện giật, Cường lên mạng học cách đấu nối, cắt dây điện và trang bị nhiều dụng cụ để "hành nghề". Trong thời gian từ năm 2021 đến 2022, Cường thực hiện trót lọt 21 vụ trộm cắp vật tư, thiết bị điện ở nhiều địa phương như huyện Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ và TP Pleiku.
Theo kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản, tổng giá trị tài sản mà Cường phải chịu trách nhiệm hình sự là hơn 263 triệu đồng. Hành vi của Cường gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân... trong đó, Công ty Điện lực Gia Lai bị thiệt hại nặng nề nhất.
Lãnh án vì đòi nợ kiểu khủng bố Ngày 11/3, Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Hoàng Ngọc Mến (43 tuổi, ngụ tại thành phố Hà Nội, Giám đốc chi nhánh Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Thế Hệ Trẻ tại TP Hồ Chí Minh) 3 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài...