Bán công ty cho Facebook giá 1 tỷ USD, co-founder Instagram chia sẻ: Tiền chẳng giúp bạn hạnh phúc đâu!
“Tôi nghĩ bài học lớn nhất khi kiếm được khoản tiền lớn một cách nhanh chóng là tiền chẳng phải lúc nào cũng khiến bạn hạnh phúc”, Kevin Systrom nói.
Kevin Systrom và Mike Krieger đã trải qua điều được coi như giấc mơ của mọi doanh nhân. Họ thành lập ứng dụng Instagram vào tháng 10/2010 và 2 năm sau, bán lại công ty cho Facebook trong một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD.
Gần như chỉ sau một đêm, hai nhà đồng sáng lập Instagram đều trở nên rất, rất giàu có. Tuy nhiên, Systrom – người sau này cùng Krieger rời Facebook, nói rằng trải nghiệm này đã mở ra nhiều điều mà người ta có thể không ngờ tới.
“Tôi nghĩ bài học lớn nhất khi kiếm được khoản tiền lớn một cách nhanh chóng là bản thân tiền bạc không có hồi kết. Tiền chẳng phải lúc nào cũng khiến bạn hạnh phúc đâu. Nó không giải quyết được các vấn đề sức khỏe.
Có thể ngày đầu tiên thức dậy, bạn sẽ nghĩ rằng điều này thật tuyệt vời. Nhưng cảm giác đó biến mất khá nhanh. Tôi không kiểm tra tài khoản ngân hàng mỗi sáng thức dậy”, Systrom chia sẻ trong một hội nghị tại Texas năm 2019.
Còn Krieger, anh cho biết điều đầu tiên mình làm sau khi đạt được thỏa thuận tỷ đô với Facebook là mua một chiếc burger.
“Tôi cảm thấy rất thoải mái bởi chúng tôi đã bàn về thỏa thuận đó trong một thời gian căng thẳng. Khi mọi việc kết thúc tốt đẹp, tôi về nhà với vợ và cùng cô ấy đi mua burger ở Nopa. Đó là cửa hàng burger yêu thích của tôi ở San Francisco. Tôi chỉ làm điều bình thường như vậy thôi. Trên thực tế, tiền từ thỏa thuận không được chuyển ngay lập tức vào tài khoản của chúng tôi”, Krieger chia sẻ.
Theo Krieger, anh và Systrom đều không tạo ra quá nhiều thay đổi lớn đối với cuộc sống của họ trong vài năm đầu tư kể từ khi bán Instagram cho Facebook.
“Phải mất vài năm chúng tôi mới quen được với việc đột nhiên trở nên giàu có. Tôi nghĩ rất dễ để thay đổi toàn bộ cuộc sống sau khi có nhiều tiền. Tuy nhiên, thay vì làm việc đó, chúng tôi vẫn duy trì mọi thứ bình thường và vẫn chỉ là những con người trước đây”, Krieger nói.
Video đang HOT
2 nhà đồng sáng lập Instagram vẫn duy trì cuộc sống bình thường sau khi bán công ty cho Facebook
Systrom kể lại rằng một người cố vấn từng cảnh báo anh rằng tiền bạc không thực sự giải quyết được nhiều khó khăn trong cuộc sống.
“Điều gì cuối cùng mới là điều quan trọng nhất? Một trong những người cố vấn của tôi hỏi tôi rằng “Liệu cuộc đấu tranh của bạn có ý nghĩa không? Bạn có thức dậy vào buổi sáng hàng ngày và nghĩ đến những điều bạn cảm thấy chúng có ý nghĩa với mình không?
Và hầu hết, Instagram không phải là về số tiền chúng tôi kiếm được mà là thức dậy vào mỗi sáng và làm việc với những người tuyệt vời. Một trong những người bạn thân nhất của chúng tôi đến nay vẫn là nhân viên của Instagram. Chúng tôi đã cùng cố gắng làm việc vì một điều mình cùng tin tưởng. Thành thật mà nói, đó mới là điều khiến chúng tôi thức dậy mỗi sáng và cố gắng chứ không phải về việc kiếm được nhiều tiền như thế nào”.
Sau khi về tay Facebook, Instagram càng thành công hơn, nhanh chóng thu hút người dùng trên khắp thế giới và trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất, có ảnh hưởng nhất thế giới. Đến tháng 6/2018, nền tảng này đạt được 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Con số này ở thời điểm hiện tại là khoảng 1,41 tỷ người.
Năm ngoái, Instagram tạo ra doanh thu ước tính 24 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng doanh thu của Facebook. Theo ước tính của Bloomberg, năm 2020, Instagram trị giá hơn 200 tỷ USD.
Instagram bị điều tra vì ảnh hưởng tiêu cực với trẻ em
Cách Instagram thu hút người dùng trẻ tuổi nhằm tăng tần suất sử dụng và tương tác của họ có thể để lại hệ quả lâu dài.
Ngày 18/11, liên minh lưỡng đảng bao gồm tổng chưởng lý 8 bang của Mỹ cho biết họ đang điều tra cách Instagram thu hút và ảnh hưởng đến giới trẻ. Cuộc điều tra này không chỉ xem xét những tác hại tiềm ẩn mà còn cả cách thức marketing được Instagram sử dụng.
Sức ép từ những nhà lập pháp
Tổng chưởng lý bang Nebraska, ông Doug Peterson cho biết liên minh này sẽ tập trung vào "các kỹ thuật được Meta sử dụng để tăng tần suất và thời gian tương tác của người dùng trẻ tuổi cũng như hệ quả của nó".
Tổng chưởng lý bang Nebraska, Doug Peterson đồng hành cùng các cộng sự trong cuộc điều tra hướng đến Instagram.
"Khi các nền tảng mạng xã hội coi con cái chúng ta như một món hàng đơn thuần để thao túng nhằm tăng thời gian sử dụng thiết bị và trích xuất dữ liệu, thì việc các tổng chưởng lý tham gia điều tra theo luật bảo vệ người tiêu dùng là điều bắt buộc", ông Doug Peterson cho biết.
Đây không phải là lần đầu Meta, trước đây là Facebook, bị đưa vào tầm ngắm với những cáo buộc vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng và khiến công chúng gặp rủi ro.
Sau khi kế hoạch xây dựng một nền tảng Instagram cho trẻ em được công bố, tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey và 43 tiểu bang, vùng lãnh thổ khác của Mỹ đã viết một lá thư nhằm kêu gọi loại bỏ ý tưởng. Trong thư, họ cáo buộc Instagram đã không giải quyết được vấn đề về sức khỏe tinh thần và lo ngại sự tham gia của những kẻ có ý đồ xấu với trẻ em.
Vào cuối tháng 9, Instagram đã phải tạm dừng kế hoạch ra mắt này lại.
Tại Quốc hội Mỹ, các nhà lập pháp cũng đang theo đuổi dự án luật bổ sung. "Tôi đang làm việc về các chính sách nhằm tăng cường quyền riêng tư và an toàn cho trẻ em trên mạng. Các đồng nghiệp và tôi đang tiếp tục thảo luận và đang đạt được những tiến bộ đáng kể của lưỡng đảng", thượng nghị sĩ Marsha Blackburn nói.
Tại Đặc khu Columbia, tổng chưởng lý Karl Racine cũng đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những tác hại tiềm ẩn của Instagram với trẻ em.
Phản ứng của Instagram
Trong tuyên bố hôm 19/11, công ty cho biết họ đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc điều tra của liên minh.
"Chúng tôi dẫn đầu ngành trong việc chống bắt nạt và hỗ trợ những người đấu tranh với ý định tự tử, tự gây thương tích và rối loạn ăn uống. Chúng tôi cũng xây dựng các tính năng mới để giúp người dùng có thể đối mặt với so sánh tiêu cực hoặc các vấn đề về hình ảnh cơ thể trên mạng xã hội, bao gồm tính năng mới Hãy nghỉ ngơi, hướng họ tới các nội dung khác trong trường hợp bị mắc kẹt trong một chủ đề", trích tuyên bố của công ty.
Cuộc thăm dò tiếp tục cho thấy sự quan tâm của liên bang về khả năng Facebook và Instagram gây hại cho người dùng trẻ.
Dù Instagram lên tiếng bảo vệ thanh danh, những hệ quả mà ứng dụng mang lại là khó có thể bỏ qua. Đặc biệt, chính nội bộ công ty cũng thừa nhận những tác động tiêu cực mà mình ảnh hưởng đến người sử dụng.
Vào tháng 9, WSJ đã tiết lộ một nghiên cứu nội bộ của Instagram, trong đó xác nhận sản phẩm của họ có thể gây nên "so sánh tiêu cực trên mạng xã hội" ở nhiều người dùng, đặc biệt là phụ nữ trẻ. "Chúng ta khiến vấn đề hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn ở một trong 3 cô gái tuổi teen" một trang tài liệu nội bộ từ năm 2019 của nghiên cứu ghi nhận.
Trong một cuộc phỏng vấn, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri thừa nhận những phát hiện và nói rằng việc khắc phục vấn đề là rất khó khăn. Tuy nhiên, ông cũng bảo vệ các sản phẩm của công ty, gọi mạng xã hội là một phần của cuộc sống hiện đại, mang lại lợi ích vượt xa tác hại của chúng.
CEO của Instagram, Adam Mosseri cho biết những ưu điểm của Instagram vượt trội so với các hệ lụy tiêu cực của nó.
Không lâu sau, công ty đã tố cáo WSJ là "lấp liếm bằng chứng", cho biết nghiên cứu cũng chỉ ra cách Instagram giúp một số cô gái tuổi teen giải quyết những vấn đề nghiêm trọng khác.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Snapchat và TikTok, những ứng dụng được người dùng trẻ tuổi yêu thích, Meta đã xây dựng sản phẩm với định hướng giữ chân họ ở lại Instagram và sau cùng là Facebook.
Trong một tài liệu được WSJ công bố, các nhà nghiên cứu marketing cho biết thanh niên ở tầm tuổi lớn hơn "không khuyến khích em của mình chia sẻ" trên nền tảng này.
Facebook ngày càng bí hiểm Nhiều bê bối của Facebook bắt nguồn từ những nghiên cứu thực hiện nội bộ. Đây là lý do để công ty này siết chặt thông tin tiết lộ ra bên ngoài. Vào tháng 10, một nhà nghiên cứu nội bộ của Facebook (hiện đã đổi tên thành Meta Platforms) chuẩn bị một bài nói chuyện khá chi tiết để trình bày với...