Bạn có biết: Lạc đà khổng lồ từng lang thang khắp Bắc Cực
Lạc đà khổng lồ từng sống ở môi trường Bắc Cực với âm 45 độ C hàng triệu năm trước.
Lạc đà là loài động vật lớn nhất sống trên sa mạc và các vùng đất khô cằn, nóng bức và thiếu nước uống.
Hình ảnh lạc đà với hai bướu to khủng trên lưng đi lang thang khắp sa mạc đã quen thuộc với nhiều người nhưng chắc chắn hiếm ai hiểu về cuộc sống tại Bắc Cực của loài vật này hàng triệu năm trước.
Phát hiện không chỉ cho thấy phạm vi sống của loài lạc đà mà còn làm nổi bật khả năng thích ứng với các loại môi trường khắc nghiệt của loài động vật này.
Tiểu hành tinh lớn bằng nửa núi Everest lao như bay về Trái Đất
Một tiểu hành tinh có kích thước bằng một phần hai núi Everest sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 29/4.
Lạc đà có những cục bướu lớn trên lưng thường có tác dụng tạo sự thoải mái cho người điều khiển.
Bên cạnh đó, lượng chất béo lưu trữ trong những cục bướu giúp lạc đà sống sót trong môi trường nhiệt độ đóng băng.
Các nhà khảo cổ học cho biết, hàng triệu năm trước, lạc đà sinh sống trong tuyết, băng giá ở Bắc Cực. Thậm chí, chúng sống nơi bóng tối suốt cả ngày 24 giờ trong nhiều tháng.
Đó là những con lạc đà cổ đại có kích thước lớn hơn 30% so với ngày nay. Ngoài ra, không có nhiều khác biệt giữa hai loại.
Với bàn chân rộng và phẳng, lạc đà có thể đi bộ trên cát và tuyết lạnh. Đôi mắt to sáng đem lại hữu ích khi hoạt động vào ban đêm.
Khoảng 5 triệu năm trước, những con lạc đà Bắc Cực này đã dần xâm nhập vào lục địa Á-Âu và di cư về phía Nam.
Những cá thể khác đi về phía Nam Mỹ và phát triển thành loài Lạc đà Alpaca (hay lạc đà cừu) và Lạc đà không bướu.
Hoàng Dung (Lược dịch)
Cuộc gặp gỡ hiếm có khó tìm mà "yêu không chịu nổi" của đại diện Nam Cực và Bắc Cực: Chim cánh cụt đi lang thang trong thủy cung đóng cửa bắt gặp cá voi trắng
Cuộc gặp gỡ này vô cùng hiếm hoi bởi thông thường chim cánh cụt sống ở Nam Cực và cá voi trắng sống ở Bắc Cực.
Đoạn clip được quay tại Thủy cung Shedd ở Chicago, bang Illinois (Mỹ) trong những ngày cả nước Mỹ phải gồng mình chống đại dịch Covid-19.
Chú chim cánh cụt Rockhopper có tên Wellington đi lang thang trong thủy cung Shedd và bất ngờ có cuộc gặp gỡ "hiếm thấy" với một chú cá voi trắng. Đây có lẽ là lần đầu tiên một chú cá voi trắng được nhìn thấy một con chim cánh cụt ở cự li gần như vậy. Bởi lẽ trong tự nhiên, cả hai loài này dường như không gặp thể nhau trong suốt cuộc đời: Trong khi cá voi Beluga sống ở Bắc Băng Dương thuộc Bắc bán cầu, còn những chú chim cánh cụt lại cư trú ở Nam bán cầu. Vậy nên đây được xem là cuộc gặp gỡ "hiếm có khó tìm" nhưng vô cùng đáng yêu.
Thủy cung Shedd ở Chicago phải đóng cửa vì dịch Covid-19, nhưng các nhân viên chăm sóc động vật và bác sĩ thú y vẫn phải có mặt ở đây 24/7. Một phát ngôn viên của thủy cung nói với Insider: "Không có khách đến thăm nên những người chăm sóc đã sáng tạo ra cách mới để giúp các con vật có trải nghiệm mới, để khuyến khích chúng khám phá, giải quyết vấn đề và thể hiện các hành vi tự nhiên".
4 sứ mệnh "khổng lồ" của NASA: Tiêu tốn gần nửa tỷ USD! Dưới đây là bốn nhiệm vụ lọt vào tầm ngắm của NASA trong thời gian tới. NASA đã chính thức thu hẹp danh sách các ứng cử viên của Chương trình Khám phá xuống còn bốn. Hai trong số các đội khoa học có tầm nhìn về Sao Kim, một nhóm tập trung vào Mặt trăng núi lửa rất cao của Sao Mộc...