Bạn có biết: Hãng công nghệ nào bị ghét nhất tại Việt Nam và trên toàn cầu?
Sau hàng loạt vụ bê bối về theo dõi và làm lộ thông tin người dùng, Facebook là một trong những hãng công nghệ bị ghét nhất trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Trang web chuyên về đánh giá sản phẩm công nghệ, chất lượng dịch vụ, danh tiếng các thương hiệu… RAVE Reviews vừa thực hiện một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về không hài lòng của người dùng trên toàn cầu với các thương hiệu nói chung và các hãng công nghệ nói riêng.
RAVE Reviews đã sử dụng công cụ nghiên cứu SentiStrength để đánh giá hơn một triệu tweet trên mạng xã hội Twitter với các nội dung tiêu cực và tích cực liên quan đến các thương hiệu lớn, từ đó tính ra tỷ lệ % các tweet mang nội dung tiêu cực về các thương hiệu này.
Ngoài ra, RAVE Reviews còn sử dụng công cụ Google Keyword Planner để sắp xếp danh sách 100 thương hiệu lớn nhất toàn cầu dựa vào các tìm kiếm của người dùng trên Google, sau đó rà soát lại với các lượt đề cập của người dùng trên Twitter, so sánh với các nội dung tích cực hoặc tiêu cực, từ đó xác định được những công ty, thương hiệu nào bị ghét nhất trên toàn cầu cũng như tại từng quốc gia riêng biệt.
Các công ty bị ghét nhất trên toàn cầu
Kết quả nghiên cứu của RAVE Reviews đã chỉ ra rằng Sony là công ty bị ghét nhiều nhất trên toàn cầu, khi hãng công nghệ Nhật Bản bị ghét nhất tại 10 quốc gia, bao gồm Canada, Puerto Rico, Chile, Argentina, Ghana, Áo, Hungary, Hy Lạp, Kuwait, Romania.
Bản đồ các công ty bị ghét nhất tại các quốc gia
Không rõ lý do tại sao Sony lại bị “khó ưa” tại nhiều quốc gia đến vậy, nhưng nhiều khả năng do sự bảo thủ trong thiết kế của smartphone cũng như mức giá các sản phẩm quá cao, khiến người dùng khó tiếp cận là nguyên do khiến Sony không được lòng người dùng trên toàn cầu.
Xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách các công ty bị ghét nhiều nhất là hãng xe điện Tesla (bị ghét nhất tại 7 quốc gia), tiếp theo đó là Paypal và Uber ở 2 vị trí tiếp theo (đều bị ghét nhất tại 5 quốc gia).
Video đang HOT
Theo đánh giá của nhiều người, việc Tesla bị ghét tại nhiều quốc gia không đơn thuần vì các sản phẩm của hãng xe điện này, mà còn vì những tai tiếng mà CEO Elon Musk gây ra trên mạng xã hội đã khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng với Tesla.
Cũng theo nghiên cứu của RAVE Reviews, Facebook chính là công ty bị ghét nhiều nhất tại Việt Nam, khi có đến 27,78% nội dung bình luận trên mạng xã hội mang tính tiêu cực về Facebook.
Các hãng công nghệ bị ghét nhất thế giới
RAVE Reviews cũng đã tiến hành so sánh mức độ đánh giá tiêu cực của người dùng mạng xã hội để lọc ra những hãng công nghệ bị ghét nhất trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của RAVE Reviews, nếu chỉ tính riêng các công ty về công nghệ, Microsoft là hãng công nghệ bị ghét nhất toàn cầu, khi hãng công nghệ này bị ghét nhất tại 22 quốc gia, bao gồm Mỹ, Mexico, Colombia, Peru, Nam Phi, Brazil, Pháp, Ghana, Nigeria, Na Uy, Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Séc, Hy Lạp, Nga, Qatar, Ai Cập, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Bản đồ các hãng công nghệ bị ghét nhất theo từng quốc gia
Một trong những nguyên do khiến Microsoft phải nhận nhiều bình luận tiêu cực trong thời gian gần đây là vì phiên bản Windows 11 mới ra mắt không đáp ứng được nhiều kỳ vọng từ phía người dùng, thậm chí còn gặp phải nhiều lỗi trong quá trình sử dụng.
Xếp sau Microsoft là Google và Facebook, khi hai hãng công nghệ này đều bị ghét nhất tại 12 quốc gia. Đáng chú ý, Amazon hiện chỉ hoạt động tại 18 quốc gia, nhưng lại bị ghét nhất tại 6 quốc gia, tương đương với 1/3 số các quốc gia mà hãng thương mại điện tử này đang có mặt.
Tính năng riêng tư của Apple gây khó cho các hãng công nghệ
Thay đổi quyền riêng tư đối với quảng cáo của Apple đang cho thấy sức mạnh của nhà sản xuất iPhone đối với một loạt hãng công nghệ và các ngành không liên quan đến điện tử tiêu dùng.
Tháng 4.2021, Apple phát hành một bản cập nhật iPhone, cung cấp cho người dùng tùy chọn có ngăn các nhà quảng cáo sử dụng ID thiết bị hay không. Chủ sở hữu iPhone có thể dễ dàng chọn không tham gia bằng cách nhấn vào nút "Yêu cầu ứng dụng không theo dõi" (Ask App Not to Track). Hơn sáu tháng sau, hầu hết người dùng iPhone đã chọn không tham gia, và tính năng gọi là Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency - ATT) đang đặt ra thách thức không hề nhỏ cho các công ty công nghệ và quảng cáo, từ Snap, Facebook cho đến Peloton.
Tính năng bảo mật đã đảo ngược cơ chế "hậu trường" nhiều quảng cáo trên điện thoại di động, đặc biệt là những quảng cáo liên quan đến xác nhận việc mua hàng hoặc tải xuống. Meta, công ty mẹ của Facebook, tháng trước cảnh báo việc áp dụng các tính năng này đã đạt đến "số lượng quan trọng" và khiến quảng cáo của công ty kém hiệu quả hơn trong việc nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng sinh lợi. Facebook cho biết doanh thu của họ đáng lẽ sẽ tăng liên tục trong quý kết thúc tháng 9.2021 nếu không có những thay đổi về quảng cáo của Apple, thay vào đó các con số vẫn đi ngang.
Tính năng Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency - ATT) đang đặt ra nhiều thách thức cho các công ty công nghệ và quảng cáo
Cổ phiếu của Snap giảm vào tháng trước sau khi có thông tin về doanh số bán hàng, và công ty đã đổ lỗi cho những thay đổi về quyền riêng tư của Apple. Giám đốc điều hành Snap Evan Spiegel nói rằng tính năng bảo mật tiếp tục gây tiềm ẩn rủi ro đối với thu nhập quý 4/2021 của công ty. Trong khi đó, hãng truyền thông quảng cáo Peloton tháng trước cho biết tính năng bảo mật của Apple làm ảnh hưởng đến sự phát triển của người dùng.
Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần qua, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook của Apple từ chối bình luận về tác động của tính năng bảo mật đối với các công ty khác, nhưng nhấn mạnh ATT được phát hành để cung cấp cho người dùng sự lựa chọn về những gì sẽ xảy ra trên thiết bị.
"Tất cả những gì chúng tôi luôn hướng tới là mang lại sức mạnh cho người dùng. Chúng tôi không đưa ra quyết định, chúng tôi chỉ đơn giản là hỏi xem họ có muốn được theo dõi trên các ứng dụng hay không. Và tất nhiên, nhiều người trong số họ quyết định không".
Mặc dù thay đổi riêng tư được mô tả là lợi ích dành cho người dùng, nhưng trên thực tế nó cũng mang lại lợi ích cho sản phẩm quảng cáo của Apple là Apple Search Ads. "Chúng tôi thực sự thấy thị phần quảng cáo về kết quả tìm kiếm của Apple tăng lên đáng kể. Họ đã trở thành người chơi số một mới, vượt qua Facebook vốn thống trị iOS trong quá khứ", Shani Rosenfelder, người đứng đầu bộ phận nội dung của công ty đo lường quảng cáo AppsFlyer nói.
62% chủ sở hữu iPhone lựa chọn không tham gia
Phải mất vài tháng trước khi các nhà quảng cáo bắt đầu nhìn thấy tác động đầy đủ về những thay đổi của Apple, khi chủ sở hữu iPhone cập nhật phần mềm của họ. Bản cập nhật đã chia người dùng iPhone thành hai loại: người chọn tham gia theo dõi thiết bị để tìm quảng cáo và người không tham gia.
Theo báo cáo tháng 10.2021 từ AppsFlyer, có khoảng 86% thiết bị iOS đang chạy phiên bản phần mềm mới nhất để được hiển thị lời nhắc ATT. Trong số những người thấy ATT, 38% chọn cho phép và 62% từ chối.
Một số công ty đã báo hiệu thông qua thu nhập rằng ATT đang ảnh hưởng đến họ, nhưng họ vẫn lạc quan về việc có thể xây dựng hệ thống phân bổ mới bằng cách sử dụng dữ liệu thay thế của Apple, hoặc của bên thứ nhất và điều chỉnh nhắm mục tiêu bằng dữ liệu họ có, như lịch sử mua hàng hoặc dữ liệu nhân khẩu học.
Apple hưởng lợi như thế nào?
ATT đã thu hút sự chú ý đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của Apple, tập trung đặc biệt vào quảng cáo trên thiết bị di động cho ứng dụng. Sản phẩm quảng cáo đáng chú ý nhất của Apple là Apple Search Ads. Nó cho phép các nhà phát triển mua từ khóa trên App Store để xuất hiện vị trí đầu tìm kiếm.
Apple không chia sẻ về quảng cáo tìm kiếm trong kết quả tài chính, nhưng đây là một phần nhỏ trong mảng kinh doanh dịch vụ của công ty. Nhà sản xuất iPhone đã báo cáo doanh thu 68,43 tỉ USD trong năm tài chính 2021, tăng 27%.
Trong một lưu ý gửi đến khách hàng hồi tuần trước, chuyên gia phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein ước tính quảng cáo tìm kiếm của Apple tạo ra 4 tỉ USD mỗi năm và chiếm 60% thị phần quảng cáo tìm kiếm ứng dụng trên iPhone. Theo ông Sacconaghi, toàn bộ thị trường quảng cáo trên điện thoại di động có giá trị khoảng 300 tỉ USD mỗi năm, và 20% trong số đó là dành cho ứng dụng di động, tương đương 60 tỉ USD, trong đó iOS chiếm một nửa.
Apple đã báo cáo tổng doanh thu quý 3/2021 đạt hơn 83 tỉ USD. Vì vậy, ngay cả khi Apple mở rộng kinh doanh quảng cáo một cách ồ ạt, thì đó vẫn không phải là nguồn doanh thu lớn cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Các sản phẩm khác của Apple cạnh tranh cao hơn vì chúng có thể truy cập vào dữ liệu nhắm mục tiêu mà các công ty quảng cáo khác không thể. ATT của Apple tập trung vào việc hạn chế truyền dữ liệu giữa các bên thứ ba, điều này không áp dụng cho quảng cáo bên thứ nhất của Apple.
"Chúng tôi nhận thấy một số cơ hội cho Apple. Công ty sẽ trực tiếp hưởng lợi từ bất kỳ sự thay đổi nào về tiền quảng cáo ứng dụng từ hiển thị sang tìm kiếm khi các nhà quảng cáo tìm kiếm những chỉ số nhắm mục tiêu tốt hơn", ông Sacconaghi viết.
Thách thức có thể chỉ là tạm thời
Đối với một số công ty kiếm tiền thông qua bán quảng cáo, như Facebook hoặc Snap, ATT đã gây khó khăn nhiều hơn trong hành động "gán" việc mua hàng cho một quảng cáo hoặc chiến dịch cụ thể. Các công ty khác, như Peloton, sử dụng quảng cáo trên điện thoại di động để tìm khách hàng mới, đặc biệt là cho các ứng dụng hoặc dịch vụ của họ, cảm thấy quảng cáo để tăng cơ sở người dùng trên iPhone trở nên ít có khả năng dự đoán hơn. Tuy nhiên, nhiều công ty và nhà quảng cáo bị ảnh hưởng bởi ATT tin rằng thách thức sẽ chỉ là tạm thời.
Còn theo các chuyên gia quảng cáo, sự thay đổi của Apple là bước đầu trong việc hướng tới một kỷ nguyên mới, riêng tư hơn của quảng cáo trên thiết bị di động. "Có lẽ bây giờ chúng ta đang quay trở lại thế giới mà quảng cáo không còn là một môn khoa học, thay vào đó nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn", theo ông Alex Bauer, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của công ty đo lường ứng dụng Branch.
Big Tech chạy đua vũ trụ ảo Nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Microsoft đã lên kế hoạch xây dựng các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse. Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp dường như đã nhận thấy một loạt tiềm năng mới từ vũ trụ ảo, từ việc bán phần cứng và phần mềm để hỗ trợ truy cập metaverse, cho đến hàng hóa, dịch...