Bản chất dạy nghề là giáo dục thường xuyên
Ông Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên và toàn bộ thành viên phải thật năng động hơn nữa, hãy tự kiếm việc làm đi, đến tận địa phương tìm hiểu nhu cầu.
Đến dự và phát biểu tại cuộc Tọa đàm “Khó khăn, lãng phí và xu hướng phổ thông hóa các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề”, do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 22/11, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), chia sẻ quan điểm:
“Vấn đề thứ 2 là năng lực đội ngũ rất thụ động, nếu hỏi người dân có nhu cầu không thì thực tế là quá nhiều nhu cầu, người nông dân bây giờ cần gì?
Họ rất cần kiến thức về kinh doanh, về giống cấy trồng, về bảo vệ thực vật, về công nghệ mới…về Internet để họ bước ra thế giới.
Họ thì rất cần như vậy nhưng anh lại ngồi trông chờ vào cái của nhà nước rót vào cho anh, vậy là chết rồi.
Ông Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên và toàn bộ thành viên phải thật năng động, hãy kiếm việc làm đi, đến tận địa phương tìm hiểu nhu cầu đi.
Nhiều khi họ không biết nhu cầu, mình đến nói chuyện, khêu gợi thì sẽ ra nhu cầu.”
Video: Bản chất của dạy nghề là giáo dục thường xuyên.
“Khi chúng tôi trình Bộ trưởng để sát nhập về trung tâm giáo dục thường xuyên thì tôi nói bản chất giáo dục nghề nghiệp là giáo dục thường xuyên, chúng ta đã xóa mù bao năm rồi, những kỹ năng hôm nay ta học thì một thời gian nó sẽ trở nên lạc hậu.
Bản chất sau khi học một thời gian sẽ lại lạc hậu thì ngày mai ta lại cập nhật, vậy cập nhật như thế thì chỉ có giáo dục thường xuyên.
Nói chung là các thầy cô rất thụ động, cả các trường nghề cũng vậy, nếu giao cho tự chủ thì nhiều nơi sẽ chết ngắc vì cứ ngồi trông chờ ngân sách nhà nước rót như bao cấp là hỏng rồi.Vấn đề này tôi xin phép nói thẳng về vấn đề đội ngũ của chúng ta.
Chúng ta đến các hợp tác xã xung quanh Hà Nội chẳng hạn, mô hình cấy ghép cây, hoa quả…rất là nhiều phục vụ cho nhu cầu xã hội, bà con sẽ lên học, rồi truyền bá mạng lưới của trung tâm học tập cộng đồng.
Vậy nên tôi khẳng định bài toán sáp nhập giữa các trung tâm là đúng, rà soát lại, quy hoạch, tiết kiệm đầu mối, không thể để lãng phí mỗi năm hàng mấy nghìn tỷ như vậy được.
Chúng ta tránh bệnh thành tích khai báo thế này thế kia, tôi theo dõi thường xuyên trong vòng mấy năm nay thì trước đây tuyển sinh đầu vào 1 năm khoảng 140 học sinh lớp 10, nhưng gần đây lại giảm rất nhiều và có nơi chỉ 70 đến 80 học sinh.
Bàn về cơ chế chính sách thì nên quy hoạch lại, và nếu thấy cần thiết thì tính toán xác định rõ nhu cầu, phối hợp với các trường phổ thông hình thành các trường trung học nghề và trung cấp nghề.
Rất mừng là Luật Giáo dục đã để cho giáo dục nghề nghiệp dạy văn hóa, nhưng sẽ không dạy văn hóa như trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo làm nữa, mà là dạy văn hóa phải tích hợp kiến thức theo nghề.
Sẽ không dạy Toán theo kiểu phổ thông mà là dạy Toán tích hợp với nghề kế toán, chẳng hạn như vậy và đây là việc rất khó đối với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tôi cho rằng thách thức lớn nhất đối với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là gần 80% lao động chưa đào tạo.
Việc thứ 2 là đào tạo cho doanh nghiệp, đó là việc rất quan trọng mà chúng ta lại bỏ quên bao nhiêu năm nay.
Luật Giáo dục nghề nghiệp của các nước là Giáo dục thì trong nhà trường, đào tạo nâng cao là ngoài nhà trường, rất rõ như vậy và phải là doanh nghiệp, hiện nay chúng ta đang lẫn lộn.
Khi mà công nghệ nhà máy thay đổi, mà công nhân không được học thường xuyên thì dẫn đến việc người lao động dễ bị đẩy ra ngoài và thất nghiệp sớm, như vậy lại tạo ra gánh nặng xã hội.
Tôi thấy chúng ta hiện nay quá nhấn mạnh vào bên nhà trường đào tạo nghề, đó là việc không chuẩn. Hai ba mươi năm đào tạo nghề mà không thành nghiệp là câu chuyện của chúng ta hiện nay.”
Ngày 22/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm “Khó khăn, lãng phí và xu hướng phổ thông hóa các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề”.
Tham dự tọa đàm có bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội).
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường- Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội.
Ông Đồng Văn Bình – đại diện Vụ giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ông Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty EAS Việt Nam.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Hiệu quả từ đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) khu vực miền núi tỉnh ta đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển.
Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Thanh Lâm (Như Xuân).
Một trong những chính sách mang lại hiệu quả thiết thực đó là UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi giai đoạn 2013-2020". Mục tiêu chung của đề án là tập trung mọi nguồn lực, điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng GD&ĐT các cấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, THPT, giáo dục thường xuyên... tạo sự chuyển biến nhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi.
Sau thời gian thực hiện, giáo dục ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, như mạng lưới trường lớp được quy hoạch phù hợp, chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học ngày càng được nâng cao; quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được củng cố, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các thôn, bản vùng cao, biên giới đã có lớp mầm non; các xã có trường tiểu học và THCS; các huyện đều có trường THPT... Đến nay, tổng số phòng học các cấp (từ trường mầm non đến trường THPT) là 8.459 phòng, trong đó số phòng học được kiên cố hóa là 7.155 phòng (chiếm 84,6%); mạng lưới trường lớp phát triển ổn định, thuận lợi cho con em học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học từng bước được đầu tư theo hướng kiên cố, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, đã có 333 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 51%).
Việc duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 là 98,4%. Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng DTTS được quan tâm và đáp ứng kịp thời, có hơn 495 nghìn lượt học sinh được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập với số tiền là hơn 186 tỷ đồng; có hơn 108 nghìn học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với số tiền hơn 218 tỷ đồng... Công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp được triển khai từ cấp phổ thông, mô hình trường bán trú tại cấp mầm non, tiểu học, THCS được triển khai ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện để các em học sinh tại vùng sâu, vùng xa yên tâm học tập...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa đề án nâng cao chất lượng GD&ĐT miền núi, thời gian tới, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển GD&ĐT trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Gắn phát triển GD&ĐT với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thực tiễn của mỗi huyện miền núi; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức tốt, yêu nghề; xây dựng mạng lưới trường, lớp hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn các huyện miền núi.
Bài Và Ảnh: Xuân Minh
Theo baothanhhoa
Giải thưởng Võ Trường Toàn lần thứ 22 năm 2019: Bài 5 - Giáo viên giáo dục thường xuyên và chuyên biệt: Lặng lẽ kiếp tằm nhả tơ Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay vinh danh 6 cô giáo đến từ các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và trường chuyên biệt. Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Bình Dạy học sinh bình thường đã vất vả, các thầy, cô giáo ở trung tâm giáo dục thường xuyên và trường...