Bạn bị mất ngủ hậu Covid-19: Ăn trái này trước khi ngủ hiệu quả bất ngờ
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân trên toàn thế giới.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 22 – 53% bệnh nhân Covid-19 kéo dài bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, theo Sleepstation.
Nhưng bạn có thể khắc phục vấn đề trên bằng cách thực hiện các điều chỉnh lối sống đơn giản. Theo nghiên cứu, ăn một loại trái cây có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn gần 50%.
Trên thực tế, kiwi đã được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình ngủ.
Kiwi là một loại trái cây rất bổ dưỡng, nổi tiếng với tác dụng gây ngủ, theo nhật báo Anh Express.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 22 – 53% bệnh nhân Covid-19 kéo dài bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu, do các nhà khoa học từ Đại học Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện, có tên là “Tác dụng của việc tiêu thụ quả kiwi đến chất lượng giấc ngủ ở người lớn có vấn đề về giấc ngủ”, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của quả kiwi đối với giấc ngủ, bao gồm thời gian chìm vào giấc ngủ, thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu bao gồm những người tham gia từ 20 đến 55 tuổi, được tiêu thụ 2 quả kiwi 1 giờ trước khi đi ngủ hằng đêm trong 4 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều gì?
Vào cuối cuộc nghiên cứu, những người tham gia đã đi vào giấc ngủ nhanh hơn 42% so với khi họ không ăn bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ, theo Express.
Hơn nữa, tổng thời gian ngủ và hiệu quả giấc ngủ đã tăng lên đáng kể sau khi tiêu thụ kiwi, các nhà nghiên cứu phát hiện.
Ăn quả kiwi có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cải thiện thời lượng và hiệu quả của giấc ngủ ở người lớn bị rối loạn giấc ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Họ kết luận: “Ăn quả kiwi có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cải thiện thời lượng và hiệu quả của giấc ngủ ở người lớn bị rối loạn giấc ngủ”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, cần thêm nhiều nghiên cứu để chắc chắn về các đặc tính thúc đẩy giấc ngủ của quả kiwi.
Tác dụng gây ngủ thường là do các chất serotonin là tiền chất của “hoóc môn gây ngủ” melatonin có trong kiwi, theo Express.
Ngoài ra, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thường được coi là có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp melatonin tuyệt vời – chứa lượng tryptophan cao, theo Express.
'Chìa khóa' cải thiện các triệu chứng COVID-19 kéo dài
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington (Mỹ) chỉ ra rằng tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tập san khoa học Exercise and Sports Science Reviews, các bằng chứng hiện có về COVID kéo dài cho thấy tình trạng viêm do nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một loạt tác dụng phụ ở một số người bệnh hậu COVID-19, như sức khỏe tâm thần sa sút hay các mức insulin bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Candida Rebello tại Trung tâm Pennington, cho rằng điều này có thể tạo ra "vòng luẩn quẩn" dẫn đến các vấn đề về rối loạn chức năng tế bào. Tuy nhiên, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện từng vấn đề từ căng thẳng tâm lý, tình trạng viêm cho đến khắc phục chứng rối loạn insulin.
Tiến sĩ Rebello cũng nêu rõ các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hội chứng COVID kéo dài hủy hoại các ty thể cung cấp năng lượng cho các tế bào từ đó khiến người bệnh suy nhược. Vì vậy, việc tập luyện vừa phải sẽ giúp phục hồi các ty thể, giúp chống lại bệnh tật.
Theo Tiến sĩ Rebello, cả bài tập thể dục nhịp điệu, tim mạch và kỵ khí (tập phá vỡ glucose trong cơ thể mà không cần sử dụng oxy) như nâng tạ đều có lợi cho sức khỏe, giúp giảm căng thẳng và tình tạng viêm nhiễm liên quan đến hội chứng COVID kéo dài. Đáng chú ý, việc tập thể dục nhịp điệu sẽ giúp cải thiện đáng kể độ nhạy insulin. Do đó, chạy, đạp xe hoặc đi bộ sẽ là những phương pháp hữu hiệu hơn đối với các bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường.
Dựa trên các khuyến nghị chung và những lợi ích thu được qua nghiên cứu, thời gian tập luyện phù hợp là khoảng 30 phút mỗi ngày và có thể chia làm 2 lần, tùy thể trạng. Thậm chí, với những người gặp hội chứng COVID-19 kéo dài gây kiệt sức, thời gian tập luyện ban đầu có thể ngắn hơn, sau có thể tăng dần.
Tiến sĩ Rebello nhấn mạnh cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ những lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh nhân gặp các triệu chứng COVID kéo dài và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) sẽ tài trợ cho một nghiên cứu như vậy trong thời gian tới. Bà cũng cho rằng để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài, mỗi người cần hình thành một thói quen tập luyện nhất quán và đều đặn.
Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, có khoảng 15 - 18% bệnh nhân COVID-19 gặp phải các triệu chứng COVID kéo dài. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhiều khả năng bệnh sẽ diễn tiến xấu hơn ở những người không vận động và thường mắc các bệnh mãn tính.
4 loại chất béo lành mạnh tốt cho người mắc COVID-19 Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân COVID-19 duy trì sức khỏe và phục hồi nhanh sau khi mắc bệnh. Trong đó, việc lựa chọn chất béo nào tốt cho sức khỏe là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cho người mắc COVID-19. 1. Vai trò của chế độ ăn uống lành mạnh với sức khỏe Theo các...