Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải

Theo dõi VGT trên

Những người thầy, người cô vượt núi, vượt sông suối vào Mường Ải dạy học. Bao nhiêu năm qua họ cứ gắn bó, thậm chí để lại gia đình, con cái phía sau để thương yêu, chăm lo cho những đứ.a tr.ẻ ở vùng biên này như một lẽ bình thường.

Và nói với nhau “có thể nợ nhiều thứ, nhưng không thể nợ học trò”.

Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải - Hình 1

Trường Tiểu học Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Niềm vui đến trước năm học mới

Con đường từ Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) vào Mường Ải lởm chởm đá và những đoạn dốc đứng. Một bên là núi, một bên là dòng Nậm Mộ, và bên kia sông đã là nước bạn Lào. Dọc chặng đường dài gần 40km liên tiếp những biển “cảnh báo sạt lở, nguy hiểm” khi những vết nứt cũ mới vẫn đang chạy nối nhau và nơi miệng sông rộng toác ra.

Một chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn chỉ cho chúng tôi thấy vạt đồi trống, nham nhở đất đá lẫn cây gãy chế.t, cùng những đồ vật vô giá trị và vô chủ. Đó từng là một bản làng, nhưng bị lũ quét xóa sổ cách đây mấy năm. Ngay cả con đường này, năm ngoái 2 trận lũ quét liên tiếp đã làm đứt gãy rồi cuốn phăng xuống sông. Phải mất mấy tháng sau, dân và quân, chính quyền địa phương xẻ núi, đắp đất, kè sông, mới nối lại được đường. “Vì thế, dù vẫn còn gian nan nhưng có đường xe chạy được là may mắn với bà con các xã Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải và cả cán bộ, giáo viên vào đây công tác rồi”, vị chuyên viên Phòng GD&ĐT nói.

Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải - Hình 2

Nhà công vụ mới được khánh thành

Trường Tiểu học Mường Ải là đơn vị xa xôi, khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Trước năm học mới 2019 – 2020 và mùa mưa lũ, niềm vui đến với nhà trường khi 3 gian nhà công vụ kiên cố, khang trang đã kịp khánh thành. Toàn bộ công trình trị giá hơn 700 triệu đồng từ mái ấm Công đoàn Giáo dục hỗ trợ và một phần kinh phí do UBND huyện Kỳ Sơn đối ứng. Thầy Lê Ngọc Lan – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có tất cả 36 cán bộ, giáo viên, nhưng chiếm hơn 50% là người từ dưới xuôi lên đây dạy học. Người ít thì 7, 8 năm còn thâm niên nhất cũng đã hơn 20 năm.

Các thầy cô phải xa gia đình, gửi lại con cái ở quê cho ông bà và ở ký túc xá đi dạy. Nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số phòng ở ít ỏi, nhiều giáo viên tự dựng nhà tạm xung quanh trường ở để nhường lại nhà công vụ cho người khó khăn hơn. “Vì vậy, công trình nhà công vụ có ý nghĩa vô cùng thiết thực, giúp các thầy cô giáo yên tâm hơn về nơi ăn chốn ở. Đồng thời động viên, khích lệ, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho tập thể anh em chúng tôi tiếp tục bám bản, bám lớp dạy chữ cho học sinh”, thầy Lê Ngọc Lan chia sẻ.

Đi qua mùa lũ

Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải - Hình 3

Những tr.ẻ e.m ở Mường Ải

Cách đây gần 1 năm, lũ quét đã cuốn trôi 4 gian nhà công vụ và gây thiệt hại cho một số nhà của giáo viên tự dựng quanh trường, khiến 15 thầy cô giáo phải tìm nơi ở tạm. Sau đó, những đợt mưa rừng vẫn tiếp tục đổ xuống, khiến ngôi trường này liên tiếp bị bùn, đất sạt lở tràn vào ngập sân, phòng học, hư hỏng nhiều trang thiết bị. “Đó là một năm học vô cùng khó khăn, vất vả với cả giáo viên, phụ huynh và học sinh”, thầy Phan Trọng Đạt – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Ải nhớ lại.

Khi ấy, con đường vào Mường Ải bị cắt đứt, nhiều đoạn xóa sổ hoàn toàn, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải cõng balo, lội sông trèo núi mất 1 ngày mới vào được đến nơi. Không điện, không nước sạch, thiếu thực phẩm. Gạo cũng dính nước mốc xanh, lấy muối xát đi xát lại vẫn không trắng được. Huyện và Phòng GD&ĐT phải cắt cử lực lượng gùi gạo, muối, thực phẩm khô vào tiếp tế cho giáo viên vùng lũ.

Video đang HOT

Vượt qua hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, toàn bộ các thầy cô giáo lao động cật lực, đẩy bùn đất ra khỏi trường, vệ sinh lớp học. Có khi vừa dọn dẹp tạm ổn, thì lại mưa, lại sạt lở. Công cuộc lao động lại tiếp tục, ngày hôm nay không xong, thì ngày mai, ngày kia làm tiếp. Cuối cùng thì mọi thứ vẫn kịp để đón học sinh đến trường, tổ chức cho các em lễ khai giảng tươm tất, vui vẻ. “Nhưng lo nhất là duy trì sĩ số lớp học.

Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải - Hình 4

Nhà công cụ giáo viên bị lũ quét đán.h sập hoàn toàn vào năm 2018

Trường chúng tôi có tất cả 5 điểm lẻ với hơn 270 học sinh thuộc 3 hệ dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái. Nhưng có tới 8 cụm dân cư cách xa nhau, trong đó có những bản ở rất xa như Ái Khe, Huồi Phong, bản Pụng… Khi lũ đi qua, bà con cũng bị thiệt hại nặng nề. Lúa cất trữ trên rẫy bị cuốn trôi hoặc ngâm nước hỏng. Phụ huynh mà đói, thì con em cũng bị ảnh hưởng theo”, thầy Đạt nói.

Để không mất học trò, giáo viên chia nhau về bản thăm hỏi, vận động phụ huynh cho con đến trường đầy đủ. Bảo đảm an toàn cho các em đến lớp trong mùa mưa, thầy cô giáo còn nhận nhiệm vụ đưa đón các em qua vùng nguy hiểm. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Minh kể lại: “Học sinh tiểu học đều đang rất bé, nhất là những cháu ở xa không thể tự đến trường trong điều kiện thời tiết thất thường, đường trong các bản bị hư hỏng, sạt lở. Trong đó, học sinh 2 bản Huồi Phong và Ái Khe phải đi qua một đoạn suối nước chảy xiết mới đến trường. Suốt 1 tháng đầu tiên của năm học, thầy cô tập trung bế, cõng các em qua suối đến lớp. Lúc về cũng vậy, đưa các em qua suối, phía bên kia có phụ huynh đợi để đón các con về nhà”.

“Không thể nợ học trò”

Tính đến giờ, cô Lương Thị Hà đã có thâm niên ở ngôi trường vùng biên này 23 năm. Thế nhưng, cô vẫn nhận mình là người may mắn, đỡ thiệt thòi hơn so với các đồng nghiệp, vì mình là người “bản địa” huyện Kỳ Sơn. Dù nhà cô ở thị trấn Mường Xén cách trường gần 40km và bao nhiêu năm qua ở trong căn nhà dựng tạm đối diện trường đi dạy.

Ở đây, cô còn muối măng, bán hàng tạp hóa… để kiếm thêm thu nhập và cho đỡ buồn. Cuối tuần cô mới về nhà, nhưng có khi bận ở lại đến thăm nhà bà con, phụ huynh học sinh thì lâu hơn. Dịp này, cô và đồng nghiệp “đến hẹn lại lên” xắn tay vào việc quét dọn, chỉnh trang khuôn viên trường lớp. Vào bản gọi học sinh ra lớp. Và cũng để nhắc cho bà con một năm học nữa chuẩn bị bắt đầu.

Bám lớp dạy chữ ở Mường Ải - Hình 5

Cô Lương Thị Hà ở trong gian nhà dựng tạm cạnh trường để đi dạy

Cô Lương Thị Tịnh quê ở huyện Anh Sơn, sau khi tốt nghiệp sư phạm là lên Mường Ải cho đến giờ, đã 12 năm. Tại đây, cô nên duyên với thầy Nguyễn Công Quốc dạy học cùng trường, quê ở Hà Tĩnh. Hai vợ chồng dựng một gian nhà gỗ nhỏ phía sau trường để ăn ở, sinh hoạt cho tiện. Còn nhà công vụ để cho các thầy… xa vợ ở cùng nhau.

Cách trở, xa xôi cả nội lẫn ngoại, sinh con ra đến lúc cai sữa là vợ chồng cô Tịnh thầy Quốc gửi về quê cho ông bà. Cô Tịnh nhớ: “Năm ngoái, hết hè trả phép, cả gia đình tôi lên Mường Ải. Con gái đầu chuẩn bị vào lớp 1 nhưng chưa chính thức đi học nên đòi theo lên với bố mẹ và chơi với em. Lên đến nơi thì gặp lũ liên tiếp. Đến trước ngày khai giảng, chồng tôi phải cõng con lội suối, vượt núi ra thị trấn để cho cháu về quê”.

Hầu hết các giáo viên từ xuôi lên Mường Ải dạy học đều gửi lại con nhỏ cho ông bà ở quê chăm sóc, nuôi nấng đi học. Còn bố mẹ đi biền biệt, đầu năm học lên trường trả phép, đến tết mới về, tết xong ngược núi, tới hè mới xuôi. Đó là khoảng thiếu vắng, hụt hẫng tình cảm mà không gì có thể khỏa lấp được. “Bây giờ cháu sau cũng chuẩn bị được 2 tuổ.i. Chờ cho vào năm học, qua mùa mưa lũ thời tiết ổn định thì vợ chồng tôi cũng gửi về quê. Ở đây không có điều kiện chăm sóc, thiếu thốn nhiều thứ, bố mẹ thì bận bịu với học trò”, cô Tịnh tâm sự.

Thầy Phan Trọng Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Ải chia sẻ: Trường đóng trên địa bàn xã biên giới, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt không lường trước được. Đời sống bà con vất vả, không có điều kiện chăm lo cho con cái về việc học. Chuẩn bị vào năm học mới, chúng tôi vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất từ năm trước để lại về, thứ 2 là vận động học sinh đến lớp sau hè. Nhưng bù lại có một điều thuận lợi chính là cán bộ giáo viên nhà trường đều dạy học, gắn bó Mường Ải rất lâu rồi. Vì vậy, cũng quen với gian khó, tư tưởng vững vàng, cố gắng lạc quan yên tâm công tác, kể cả những giáo viên nữ.

“Tôi vẫn nói với giáo viên rằng đưa cái chữ lên cho học trò là một vinh dự. Ta có thể nợ nhiều thứ, không được phép nợ học sinh cái gì cả. Cố gắng dạy học bằng cả cái tâm mình, giúp các em phát triển cả về đức – trí – thể – mỹ để không thua thiệt nhiều so với các bạn vùng thuận lợi”, thầy Đạt nói.

Tại buổi lễ khánh thành nhà công vụ ở vùng biên giới, tổ chức vào cuối hè, một vài đứ.a tr.ẻ thấy có thầy cô, thấy cổng trường mở cửa thì chạy tới ngó nghiêng rồi kéo nhau vào trong sân chơi. Đứa nào da cũng đen nhẻm, gầy nhẳng nhưng rắn rỏi. Cụt Văn Thành năm nay lên lớp 4, nhà ở bản Xốp Lau, cạnh trường tỏ ra khá mạnh dạn nói: Chúng cháu lên trường chơi! Hỏi đã muốn đi học chưa, hay vẫn muốn nghỉ hè nữa, mấy đứa nhìn nhau cười; “Muốn đi học rồi ạ, ở nhà lâu cũng buồn”!

Hồ Lài

Theo giaoducthoidai

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới

Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm phòng học mới được xây dựng. Dù vậy, nỗi lo trường tạm, lớp tạm vẫn thường trực mỗi khi năm học mới cận kề.

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới - Hình 1

Một ngôi trường tạm ở huyện Tương Dương trước năm học mới. Ảnh: Tiến Hùng

Vùng cao vẫn khó

Cơn lũ đã đi qua gần 1 năm nhưng con đường vào trung tâm xã Mường Ải (Kỳ Sơn) vẫn còn đó những khó khăn, vất vả. Dọc đường đi, chúng tôi liên tiếp bắt gặp những biển "cảnh báo sạt lở, nguy hiểm" và phải mất gần 3 tiếng đồng hồ mới vào được Trường Tiểu học Mường Ải.

Đây cũng là ngôi trường bị thiệt hại nặng nề nhất sau 2 cơn lũ quét liên tiếp xảy ra vào tháng 8/2018. Trong đó, nặng nề nhất là dãy nhà công vụ dành cho giáo viên của trường bị lũ cuốn hoàn toàn. Khu vực phòng học bị bùn, đất sạt lở tràn vào làm hư hỏng nhiều thiết bị dạy và học.

Để dựng lại nhà công vụ cho giáo viên không dễ dàng khi giá thành để xây dựng và mua sắm vật liệu đội lên gấp 3, gấp 4 so với giá thị trường. Chính vì lẽ đó, khi Công đoàn Giáo dục Việt Nam quyết định chọn Trường Tiểu học Mường Ải để hỗ trợ xây dựng nhà công vụ mới thì không những thầy, cô mà phụ huynh, học sinh ở đây cũng rất đỗi vui mừng. Sau gần 3 tháng thi công, công trình với giá trị hơn 700 triệu đồng cũng đã kịp hoàn thành trước thềm năm học mới.

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới - Hình 2

Nhà công vụ cho giáo viên Trường Tiểu học Mường Ải hoàn thành trước năm học mới 2019-2020. Ảnh: Mỹ Hà

Tuy vậy, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, hiện đang còn hơn 40 phòng học tạm, phòng học mượn và hàng trăm phòng học khác đã xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều công trình đang hư hỏng nặng như dãy phòng học của Trường Mầm non Mường Típ, khu nhà nội trú và bán trú của học sinh Trường THCS Nậm Típ và khu nhà bán trú cho học sinh và nhà nội trú cho giáo viên ở Trường THCS Mỹ Lý 2.

Ông Phan Văn Thiết - Phó Phòng phụ trách Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: "Tất cả những phòng học, phòng ở của các trường vùng lũ hiện đã xuống cấp trầm trọng và gần như đã không thể sử dụng được. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư xây mới nên chúng tôi đang phải tận dụng và "hư chỗ nào, vá chỗ ấy" để không làm gián đoạn việc dạy và học của giáo viên và học sinh...".

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới - Hình 3

Giáo viên Trường Tiểu học Mường Ải (Kỳ Sơn) sửa soạn chuẩn bị cho năm học mới.Ảnh: Mỹ Hà

Được biết, trước thềm năm học mới, ngành Giáo dục cũng đã hỗ trợ huyện Kỳ Sơn 14 tỷ đồng để tu sửa cơ sở vật chất. Tuy nhiên, vì nguồn kinh phí ít, địa bàn lại trải dài, điều kiện vận chuyển khó khăn nên không có trường nào được xây mới mà chủ yếu vẫn là sửa chữa nhỏ.

Bài toán lớp tạm, học nhờ, học mượn cũng diễn ra tại nhiều địa phương vùng cao khác. Tại huyện Quế Phong, trong năm nay đã có 40 phòng học được tu sửa, xây dựng mới, trong đó có 19 phòng đang hoàn thiện với tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáp ứng đủ khi toàn huyện vẫn còn hơn 41 phòng học tạm bợ, phòng học mượn và chủ yếu tập trung ở vùng đặc biệt khó khăn.

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới - Hình 4

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có gần 1.000 phòng học tạm. Ảnh: Tiến Hùng

Những phòng học mượn ở thành phố, thị xã


Trên toàn tỉnh, hiện qua thống kê đang còn gần 1.000 phòng học tạm, mượn và hơn 5.000 phòng học bán kiên cố, trong đó nhiều phòng học đã hư hỏng, xuống cấp cần được đầu tư mới để thay thế.

Tại xã Quỳnh Lập (TX. Hoàng Mai), bước vào năm học 2019 - 2020, xã đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng dãy nhà 18 phòng học mới cho Trường Tiểu học Quỳnh Lập A, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học nơi đây. Vì thế, năm học này, chỉ mới hơn một nửa học sinh được chuyển về địa điểm mới. Còn lại, các em vẫn đang học địa điểm cũ trong tình trạng xuống cấp và dự kiến sẽ học chung với học sinh mầm non.

Nghệ An còn gần 1.000 phòng học tạm trước năm học mới - Hình 5

Trường Tiểu học Quỳnh Lập A đang được được xây dựng để chuẩn bị cho năm học mới.Ảnh: Mỹ Hà

Học sinh ở Trường Tiểu học Quỳnh Lập B vẫn phải học trong ngôi trường cũ đã xuống cấp. Riêng bậc mầm non thì thiệt thòi hơn vì toàn xã đang còn 14 phòng học phải học tạm ở nhà văn hóa.

"Nhiều năm nay ở đây "trường không ra trường, lớp không ra lớp". Các cháu mầm non đến 3 tuổ.i vẫn phải ở nhà vì trường chỉ ưu tiên cho học sinh 4 - 5 tuổ.i, học sinh không được học bán trú" - ông Nguyễn Ngọc Hà - Bí thư chi bộ - Xóm trưởng xóm Đồng Thanh.

Ngay tại địa bàn thành phố Vinh, từ năm 2016 đến nay, thành phố đã xây dựng thêm 367 phòng học mới, phòng học chức năng, mở rộng thêm nhiều khuôn viên các trường nhưng vẫn thiếu phòng học.

Tại Trường Tiểu học Trường Thi, cô Lê Thị Hồng Lam - Hiệu trưởng nhà trường lo lắng nói: "Mấy năm nay các chung cư trên địa bàn đưa vào sử dụng ngày càng nhiều nên số học sinh ở bậc tiểu học và mầm non tăng đột biến. Riêng trường chúng tôi, năm học này thiếu 13 phòng học và trước mắt học sinh khối 5 phải mượn phòng học của trường THCS, 4 khối còn lại thì phải học luân phiên, không được nghỉ thứ Bảy".

Trước những bất cập này, mới đây vào cuối tháng 5, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, 5 năm tới, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 3.285 phòng học, 5.730 phòng chức năng, thực hành thí nghiệm và 1.528 phòng học cho các lớp tăng thêm với tổng kinh phí hơn 8.000 tỷ đồng.

Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết: "Đầu tư cơ sở vật chất là việc cần thiết hiện nay. Điều đó, không chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về học tập của các nhà trường mà còn để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh".

Mỹ Hà

Theo baonghean

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.