Bài văn về người thầy tốt và xấu trong xã hội hiện đại

Theo dõi VGT trên

“Hình ảnh người thầy sẽ mãi lấp lánh dù cuộc đời ngả nghiêng nhiều hướng và xã hội khắc nghiệt, bạc bẽo đến đâu”, học sinh Phương Thảo viết.

Lê Phương Thảo (sinh năm 2000) là học sinh lớp 11D1, trường THPT Lý Nhân, Hà Nam. Thảo chia sẻ bài văn viết về người thầy nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng.

Bài viết được nhận xét có góc nhìn đa chiều khi nhìn nhận hình ảnh người thầy với hai khía cạnh tốt và xấu. Quan trọng hơn, người viết đã gửi đến thông điệp, đừng vì những tấm gương xấu mà khinh cả nghề giáo cao quý. Đó là một tội lớn.

Bài văn về người thầy tốt và xấu trong xã hội hiện đại - Hình 1

Học sinh Phương Thảo.

Bài viết của Phương Thảo như sau:

Có một nghề cả xã hội gọi tên

Nghề cao quý trên những nghề cao quý

Đem đạo học lên bậc thang địa vị

Dạy thành người chứ không chỉ thành danh.

Như một lời bài hát: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy”.

Người thầy có bộ óc của những nhà trí thức lỗi lạc, luôn dẫn dắt học trò vén lên bức màn huyền ảo của tri thức xa xăm. Người thầy có đôi tai của những vị quan tòa tối thượng, luôn biết kiên nhẫn lắng nghe và chỉ ra cho trò tường tận những đúng sai của cuộc sống.

Người thầy có đôi mắt của những thám tử tài ba, luôn tinh tường xét thấu những uẩn khúc đang bủa vây quanh học trò. Người thầy có cái tâm, cái tình của những bậc làm cha, làm mẹ luôn dùng cả trái tim ấm nóng, cả tâm hồn bao dung, cả cuộc đời và sự nghiệp để vun xới, bồi đắp cho những ước mơ lấp lánh đang được ươm mầm trong tâm trí của học sinh. Bức họa người thầy từ xưa vẫn luôn được vẽ lên bằng những nét vẽ tỉ mỉ, óng ánh sắc hồng của một sự tôn kính lớn lao.

Nhưng trong xã hội hiện nay, khi nỗi lo cơm áo gạo t.iền đang trở nên nặng nề lấn áp tất cả, khi xã hội đang dần trở nên chật hẹp bởi những toan tính mưu sinh thì liệu dòng sông trong mát, ngọt lành mà bao thế hệ những người thầy, người cô đã dày công chắt lọc kia có bị vẩn đục?

Khi các phương tiện truyền thông hàng ngày cứ liên tục đưa tin, thầy này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, cô kia có những hành vi đáng bị lên án. Có xót xa hay không khi chính những con người làm “nghề cao quý” lại bôi đen chính cái nghề của họ.

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa khỏi bàng hoàng đau đớn khi nhớ đến cảnh các bé ở trường mầm non Ngôi Sao Xanh, TP HCM bị cô giáo b.ạo h.ành bằng cách xách ngược các bé lên cao rồi quăng mạnh xuống nền gạch men. Thử hỏi nếu các bé là em, là con, là cháu của chúng ta thì liệu rằng chúng ta có thể kìm nén mà không bật ra những tiếng khóc khi chứng kiến những cảnh đó hay chăng?

Rồi dư luận cũng từng nổi sóng giận dữ khi vụ việc thầy giáo Phạm Thanh Đen, giáo viên Lý – Tin, trường THPT Ngọc Hiển, Cà Mau đã đột nhập máy tính của trường, lấy cắp đề thi rồi nhắn tin gạ tình với 7 n.ữ s.inh lớp 12 để trao đổi đề thi bị phanh phui.

Hay căn bệnh dạy trên lớp ít – dạy thêm nhiều, đã và đang ăn mòn cả lương tâm và tri thức của nhiều giáo viên. Những trường hợp đó, nó không khác gì một chai axit, một dịch sâu mọt đang bào mòn dần hình ảnh cao quý của người thầy đã được dựng xây từ lâu nay.

Video đang HOT

Liều thuốc duy nhất có thể cứu vãn hình ảnh sáng trong của người thầy không có gì khác ngoài những tấm gương chói lòa trong ngành giáo dục đang ngày càng được quan tâm và lan tỏa.

Hình ảnh người thầy mặc áo bệnh nhân lên giảng đường giảng cho sinh viên buổi cuối trước khi kết thúc môn đã khiến cho người ta không khỏi bùi ngùi, xúc động.

Người thầy mang nặng tình thương với học trò ấy chính là TS Bùi Quý Lực, Viện Cơ khí – ĐH Bách khoa Hà Nội, người thầy giáo ấy đã giúp tô thêm những nét rực rỡ trong bức họa mang tên người thầy.

Hay như nghị lực phi thường của cô giáo Đỗ Thị Thu Nga, giáo viên trường THPT Tháng 10, tỉnh Tuyên Quang, vừa nỗ lực chống chọi với căn bệnh suy thận, cô vừa cố gắng tìm tòi, sáng tạo, vận dụng các phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

Nghị lực phi thường của cô Nga thật đáng để người đời ngợi ca, tôn trọng. Rồi thầy giáo trẻ Trịnh Quỳnh, giáo viên văn trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định với phương pháp mới mẻ khi dạy văn bằng bản đồ tư duy, khiến học sinh thêm yêu và trân trọng hơn môn học này.

Những người thầy, cô như vậy vẫn còn rất nhiều trong xã hội hiện nay, họ vẫn làm, vẫn cống hiến thầm lặng cho cái nghề cao cả mà mình đã theo đuổi. Họ vẫn đang miệt mài bù đắp cho những thương tổn mà những thầy cô giáo từng bị lên án kia đem lại cho cái thanh cao của ngành giáo dục và cho cả tâm hồn non nớt, trong sáng của học sinh.

Dù đồng lương ít ỏi, dù xã hội phũ phàng họ vẫn dùng hết tâm huyết của mình để xây đắp nên những con đường tri thức phẳng lặng và rực rỡ ánh hào quang để học trò của mình có thể vững vàng tiến bước.

Còn chúng ta thì sao? Mỗi chúng ta nên tôn trọng và trân trọng chính các thầy cô của mình. Vướng vào nghiệp trồng người các thầy cô đã phải hy sinh nhiều thứ. Đừng vì những hạt cát nhỏ bé mà buông ý nghĩ khinh khi cả cái nghề “cao quý” này. Đó là một tội lớn.

Dù sóng gió cuộc đời có ngả nghiêng nhiều hướng, chỉ cần ta mãi vững tin, chỉ cần các thầy cô mạnh mẽ chống chọi thì bức họa người thầy kia sẽ mãi trường tồn cùng với ánh sáng của sự cao quý trong tâm thức của mỗi học sinh và của toàn xã hội.

Bác Hồ từng nói “Một người thợ tồi có thể làm hỏng một sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng vài công trình, nhưng một người thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ”.

Tôi hy vọng và tin chắc rằng sẽ không còn một thế hệ học sinh Việt Nam nào bị làm hỏng bởi bàn tay của một người thầy tồi nữa. Hình ảnh của người thầy sẽ mãi lấp lánh chói lòa dù cuộc đời có ngả nghiêng nhiều hướng, dù xã hội có khắc nghiệt, bạc bẽo đến đâu.

Lê Phương Thảo cho biết, em lựa chọn đề tài này vì ước mơ trở thành giáo viên từ nhỏ, với hình mẫu người hiểu biết, luôn tận tâm với học trò. Chính vì vậy, hình ảnh người thầy trong xã hội hiện đại luôn là sự trăn trở khiến Thảo viết bài văn có cảm xúc.

Theo Zing

Vị giáo sư gọi sinh viên là 'các ông, các bà'

Học trò của cố GS Trần Quốc Vượng nhớ về ông như một người thầy bước vào nghề sư phạm từ giữa những thập niên 50 của thế kỷ XX, là người có tư duy giáo dục hiện đại.

"Các con ơi c.hết rồi"

Đây là một trong nhiều câu nói của cố GS Trần Quốc Vượng mà PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - một trong những học trò, và sau này là đồng nghiệp, thân thiết của thầy rất nhớ.

"Sinh thời thầy thường nói "Mọi sự mơ hồ hơn là ta tưởng". Không có một ranh giới nào mà có thể phân tách ra được. Bây giờ để chúng ta chỉ đích danh thế nào là "Phong cách Trần Quốc Vượng" thì có lẽ mỗi học trò của thầy, cũng như mỗi người biết thầy sẽ có một cách cảm nhận riêng của mình. Nhưng tôi cho rằng, bên trong phong cách có vẻ phong trần đấy là một con người cực kì nghiêm túc về khoa học".

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 1

GS Trần Quốc Vượng khảo sát một bia ký ở chùa Quan Thánh làng Lỗ Giáng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. (Ảnh chụp năm 2003).

Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, "bài học" mà bà Dung rút ra là "Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.

Lúc đầu tôi không có kinh nghiệm, cứ nhìn thấy cái gì là lại hớn hở "Thầy ơi". Và sau đó rút kinh nghiệm tôi không báo nữa, cứ đến giờ nghỉ là thôi. Cố gắng đi thế nào để cho thầy đi lướt qua nó đi.Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, "bài học" mà bà Dung rút ra là "Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.

Hay có những bữa ăn không ngon được vì thầy chưa đọc được một chữ nào trên tấm bia. Thầy hỏi rất nhiều người, dằn vặt rồi tra cứu. Thâm chí đến ngay hôm sau khi đọc được rồi thì thầy mới bảo "Các con ơi c.hết rồi", tức là lúc ấy đã khám phá ra được từ đấy và cảm thấy rất là thỏa mãn".

Một điều về người thầy của mình mà bà Dung muốn nhắc tới nữa là "Tinh thần Khoa học dân chủ". "Thật sự là thầy trò khi đi điền dã, hay bất cứ đâu thầy cũng lắng nghe ý kiến của học trò, người dân. Một phong cách điền dã rất hay mà chúng tôi học được là đi đâu cũng hỏi đến 3, 4 lần. Không bao giờ thầy hài lòng khi chỉ hỏi 1 câu, địa danh thì càng hỏi nhiều người.

Lúc đầu tôi rất khó chịu vì hỏi 1 người thôi chứ, giữa trưa nắng mà hỏi nhiều thế. Về sau tôi mới biết là đi như thế đặc biệt là những vùng có tiếng nói hơi khác thì có thể mỗi người sẽ có một cách phát âm khác nhau nên cần có những sự kiểm chứng. Nhiều người đã nói đến "phong cách điền dã" của Trần Quốc Vượng, nhất định là không được "mớm cung"".

"Một di sản quan trọng nhất mà một người thầy để lại đó chính là thế hệ học trò. Thế hệ đó tiếp thu được của thầy những phong cách về giảng dạy và nghiên cứu sau đó lại truyền bá cho những thế hệ mai sau" - bà Dung cảm động chia sẻ.

Cái tình của người thầy

Còn đây là kỷ niệm của ông Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo).

Ông Tuấn cho biết năm 1991 ông trúng vào lớp nghiên cứu sinh để làm luận án tiến sĩ. "Chúng tôi được học nhiều chuyên đề nghiên cứu sinh, trong đó có môn của GS Trần Quốc Vượng dạy là Lịch sử văn hóa, đại cương văn hóa Việt Nam.

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 2

GS Trần Quốc Vượng và đồng nghiệp

Thế là thầy dạy trò học say sưa, quên sự đời. Cuối môn GS Trần Quốc Vượng ra đề thi: "Hãy lấy một ví dụ trong văn hóa Việt Nam để chứng minh bản sắc văn hóa Việt Nam". Tôi bắt tay làm một bài thi chưa từng có, vì thi nhưng được mang về nhà làm, và được tham khảo tài liệu thoải mái, miễn sao thuyết phục được thầy.

Tôi viết bài thi có tên "Thờ cúng thành hoàng làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ: Nhận thứ nguồn gốc".

Bài thi dài dằng dặc, có dẫn tài liệu từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kiến Văn Tiểu Lục, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, các cuốn về nếp sống của Toan Ánh, bài của một số học giả Pháp... Thế rồi đem đến nộp.

Tôi đồ GS Trần Quốc Vượng nghĩ "bọn" này chắc là "chép lại" lời thầy, có tí thêm thắt gì đó (?), vì đề thi môn học rất mở.

Đọc bài thi của tôi xong, mấy hôm sau GS Trần Quốc Vượng đến cơ quan tôi lúc đó là Viện Văn hóa, hỏi lấy các chi tiết này ở đâu ra. Tôi trả lời ở sách ấy, sách ấy. Ông gật gật không nói gì. Nhưng ngạc nhiên hơn là ngay sau đó ông mang bài thi đưa ngay cho GS Từ Chi và ông Trần Lâm Biền, lúc đó là biên tập viên ở Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật và nói là nên đăng ngay trên tạp chí.

Rốt cuộc, năm 1992, bài thi của tôi được đăng trên tạp chí này, chia thành hai số, mang tên đúng như bài thi, trong số 1, số 2 năm 1992.

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 3

GS Trần Quốc Vượng.

Cũng từ đó về sau, tôi được vinh hạnh được hầu chuyện ông, được đi điền dã cùng GS trên nhiều tuyến khác nhau. Tình cảm của ông dành cho tôi là vô lượng".

Một học trò khác của GS Trần Quốc Vượng là chị Đỗ Thị Hương Thảo lại nhớ đến thầy với hình ảnh một vị giáo sư đáng kính, thông minh, sắc sảo với phong cách giảng dạy đại học "không theo thói thường".

"Những ai đã may mắn được nghe GS. Trần Quốc Vượng giảng có lẽ không quên những buổi giảng bài mà có khi cả buổi sinh viên ngơ ngác không hiểu Thầy dạy nội dung cụ thể gì trong giáo trình mà toàn thấy Thầy dạy về các địa phương trong nước.

Không cần nghỉ giải lao, GS. Trần Quốc Vượng có thể nói say sưa hàng giờ trong mỗi buổi học về lịch sử, con người, văn hóa, chính trị, xã hội... của các vùng đất từ ải Nam Quan đến Cà Mau.

Nếu tinh ý, người học sẽ nhận ra những kiến thức, những thông điệp, những phương pháp nghiên cứu mà Ông tích lũy được suốt một đời làm nghiên cứu khoa học được chuyển tải thông qua những câu chuyện tưởng chừng không có liên quan mấy đến môn học" - chị Thảo nhớ lại.

"Những sinh viên năm thứ nhất khi học với Ông, luôn ấn tượng với công thức, dòng chữ ông viết hoa trên bảng ĐẠI HỌC = TỰ HỌC.

Ông là người được trời phú cho khả năng diễn thuyết, diễn trình rất có duyên. Khi Ông cất tiếng, cả hội trường hàng trăm người bị sức cuốn hút kỳ lạ đến không ngờ của một vị giáo sư thông minh, uyên bác.

Ông có thể dạy hàng giờ, rất lôi cuốn, truyền đạt cho sinh viên rất nhiều kiến thức nhưng để hiểu sâu sắc những điều ông dạy, buộc sinh viên phải động não trong quá trình học. Ông luôn có những câu hỏi bất ngờ trong giờ dạy, buộc sinh viên phải tư duy về những điều đang học. Ông khuyến khích sinh viên phải "biết cãi" - điều đó có nghĩa là ông khuyến khích tư duy phản biện trong khoa học xã hội. Không dễ để phản biện, muốn phản biện cần phải có hiểu biết rộng và sâu sắc".

Một điều mà chị Thảo đặc biệt ghi nhớ là cách GS. Trần Quốc Vượng gọi sinh viên là "các ông, các bà" - rất lạ tai với nhiều sinh viên lần đầu mới học ông. Chị Thảo cho biết đây "cũng là cách Giáo sư nhắc nhở với người học rằng họ là những người đã trưởng thành, cần có tư duy độc lập, chứ không thuần túy là "học sinh cấp III lên cấp IV"".

Ông đã từng nói trong một bài phỏng vấn: "Nhiều học trò [của] tôi đã vượt Thầy". Ông mừng với điều này và đây chính là điều Ông tâm nguyện và đi theo:

"Con hơn cha là nhà có phúc"

"Trò hơn Thầy đức nước càng dầy"

GSTrần Quốc Vượng (12/12/1934 - 8/8/2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).

Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Mỹ nhân "không ai dám đắc tội" U40 xuống sắc đáng tiếc, sự nghiệp tụt dốc vì bị bạn trai rao bán c.lip n.óng
    06:40:54 21/06/2024
    Sau sinh, tôi đưa con về nhà mẹ đẻ, ở chưa đầy tháng chị dâu đã vùng vằng bỏ đi, anh trai liền quát một câu khiến tôi rùng mình
    07:46:52 21/06/2024
    Quang Linh Vlogs lên tiếng khi bị chồng Hằng Du Mục ghen
    10:23:14 21/06/2024
    Chồng đưa cho vợ 5 triệu/tháng nhưng giọng "ra lệnh" như thể 50 triệu, tối hôm kia bỗng dưng anh bàn thêm một việc khiến tôi tức ứa gan
    07:53:45 21/06/2024
    Phát hiện cặp đôi mới Vbiz: Tình tứ lộ liễu giữa sự kiện, nóng nhất là khoảnh khắc đụng mặt người cũ!
    06:57:24 21/06/2024
    Nam thần đình đám một thời quỳ gối trước cửa đài truyền hình xin được đóng phim
    11:46:10 21/06/2024
    Cuộc sống viên mãn của Bảo Thy sau 5 năm kết hôn
    07:01:25 21/06/2024
    Ngày ly hôn, chồng tôi trố mắt khi thấy tôi mang sợi dây chuyền 2 tỷ, câu chuyện phía sau khiến anh sốc hơn
    11:50:44 21/06/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Câu Chuyện Hoa Hồng: MXH bùng nổ vì Lưu Diệc Phi ly hôn chồng tồi, còn nói 1 câu khiến ai cũng hả dạ

    Phim châu á

    13:04:13 21/06/2024
    Cuối cùng thì ngày mà khán giả mong chờ cũng đã tới, nữ chính Câu Chuyện Hoa Hồng đã quyết định giải thoát cho mình khỏi cuộc hôn nhân nhiều tủi nhục.

    Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 79: Hân đưa lại nhẫn cưới cho Đức Anh

    Phim việt

    12:57:51 21/06/2024
    Hân quyết định quay về nhà Đức Anh sống chung vài ngày để chăm sóc bà nội. Quyết định của Hân khiến Đức Anh rất xúc động.

    Virus gây ra căn bệnh ung thư số 1 tại Việt Nam

    Sức khỏe

    12:50:03 21/06/2024
    Bác sĩ Long cho biết ung thư gan có nguyên nhân hàng đầu là viêm gan virus B, C. Người dân cần quan tâm tới các bệnh lý gan mật của mình nhiều hơn, đặc biệt là nhóm từng bị viêm gan B, trong gia đình có mẹ, anh, chị em bị bệnh này.

    Bình yên Cù Lao Chàm

    Du lịch

    12:45:10 21/06/2024
    Dừng chân bên điểm đến du lịch hấp dẫn ở nước ta, khung cảnh yên bình hiện ra trước mắt du khách với cảnh đẹp nên thơ, trong lành cùng cuộc sống bình dị, đời thường của người dân.

    Trần Nghiên Hy U45 mà da vẫn mướt mịn, trẻ trung, tất cả là nhờ chú trọng 1 việc ít ai làm

    Làm đẹp

    12:42:50 21/06/2024
    Tên t.uổi của Trần Nghiên Hy trở nên phủ sóng mạnh mẽ sau thành công của bộ phimYou Are The Apple Of My Eye (tạm dịch: Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi - 2011).

    Mặc đẹp đừng mặc cảm: Chân dài dáng chuẩn mặt xinh, nhưng Minh Tú không phải lúc nào cũng diện chuẩn!

    Phong cách sao

    12:24:39 21/06/2024
    Người mẫuMinh Túlà một cái tên không quá xa lạ trong làngthời trangViệt Nam. Cômang một cá tính mạnh với những màn trình diễn catwalk bắt mắt.

    Lisa (BLACKPINK) gây ngỡ ngàng với tạo hình khác lạ trong teaser mới

    Nhạc quốc tế

    12:15:03 21/06/2024
    Tối qua (20/6), Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - bất ngờ cho ra mắt teaser đầu tiên báo hiệu sự trở lại với tư cách nghệ sĩ solo cùng ca khúc mới mang tên Rockstar.

    Hoa loa kèn muốn đẹp và tươi lâu cần dùng một trong 3 thứ thuốc này

    Trắc nghiệm

    11:57:41 21/06/2024
    Những bông hoa loa kèn đơn giản, đẹp tinh khiết rất được ưa chuộng. Cắm hoa loa kèn rất dễ, nhưng để đẹp và bền thì cần biết vài mẹo đơn giản sau -

    Khởi tố 2 thanh niên giả danh cảnh sát hình sự chặn xe người đi đường

    Pháp luật

    11:45:51 21/06/2024
    Ngày 20-6, Công an TP Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tỷ (19 t.uổi; ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

    Phụ nữ sành không dựa vào số lượng quần áo, chỉ nhờ 5 món mà mặc gì cũng đẹp, tôn dáng chuẩn

    Thời trang

    11:43:48 21/06/2024
    Những người thực sự sành sỏi trong việc lên đồ , họ chẳng quan tâm tới việc trong tủ có bao nhiêu quần áo, có phải đồ hợp mốt hay không mà sẽ chú ý tới những điều sau.

    Cú bắt tay lịch sử của làng rap - hip hop Việt

    Nhạc việt

    11:39:48 21/06/2024
    Nhật ký vào đời là khởi đầu cho màn đáp trả của Karik, chứa đựng cái chất mà mọi người từng nghĩ anh đã đ.ánh mất khi bước lên mainstream để mang nhạc Rap đến gần hơn với khán giả đại chúng.