Bài toán tính “10:3″ bằng bao nhiêu, cô gái tự đưa ra đáp án tức anh ách: Nhà tôi 3 đời không ai giải thế!
Cách giải bài Toán của cô gái cũng từng là kiểu giải mà nhiều người lầm tưởng.
Toán học là một bộ môn của những con số, phép tính, bài toán chỉ có đúng hoặc sai. Mới đây, cư dân mạng được phen dở khóc dở cười trước đoạn tin nhắn trên MXH của một nữ sinh ở Trung Quốc khi làm bài kiểm tra môn toán được cô giao đề bài khá lắt léo, nên đã hỏi người yêu mình.
Cụ thể, cô bạn hỏi người yêu mình rằng: “10 chia 3 bằng bao nhiêu?”. Anh chàng sau khi đọc xong đề, trả lời đáp án là: “10 không chia hết cho 3 mà ra số thập phân vô hạn tuần hoàn là 3.333333…”.
Cậu bạn rất chắc chắn với đáp án của mình, nhưng cô người yêu lại phủ nhận ngay câu trả lời này và cho rằng đáp án hoàn toàn sai. Điều này khiến anh chàng thắc mắc không tin có câu trả lời nào thay thế được.
Sau đó, cô bạn liền đưa ra cách giải của mình:
“10 : 3 = 10 : (5 – 2) = 10 : 5 – 10 : 2 = 2 – 5 = -3″
Trong đó, cô nàng đã tiến hành tách mẫu số từ 3 = (5 – 2)
Sau đó bạn nữ quy đồng mẫu số phép trừ phân số kia thành 10 : 5 = 2 và 10 : 2 = 5. Và cuối cùng lần lượt lấy 2 – 5 = -3. Kết quả bằng -3.
Ngay sau khi đáp án được tung ra, nhiều người đã tỏ ra “cạn lời” vì mức độ tiếp thu Toán học của bạn nữ này. Bởi thực chất cô nàng đã làm sai hoàn toàn, do ở phép tính này không được phép tách mẫu số, và có sự nhầm lẫn giữa tử số chung và mẫu số chung.
Ngay sau khi câu chuyện này được đăng lên, mọi người đều cho rằng cô nàng nên củng cố lại kiến thức toán học và chú ý lại trong việc học tập của mình nhiều hơn. Nhiều bình luận hài hước đã được để lại ở dưới phần bài đăng:
- Mình có thể nghe thấy tiếng thét của các giáo viên dạy Toán trong phương trình này.
- Đúng chuẩn “thiên tài” luôn. Bạn số hai không ai là số 1 cả.
- Hình như vừa học phần tách tử rồi đem áp dụng vào mẫu số thì phải.
Video đang HOT
Du học sinh ở Mỹ kiếm 56.000 USD/năm nhờ công việc dạy kèm
Ở tuổi 21, nữ sinh năm tư tại ĐH Chicago (Mỹ) kiếm mỗi năm khoảng 56.000 USD nhờ việc dạy kèm cho học sinh ở Trung Quốc.
Chloe Tan hiểu rõ mình có lợi thế về mặt xuất thân. Cô sinh ra ở Singapore. Mẹ cô vốn sống trong giàu có từ nhỏ và đang làm việc tại ngân hàng tư nhân. Bố cô công tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Điều kiện gia đình tốt cho phép Chloe theo học trường quốc tế ở Thượng Hải (Trung Quốc) từ nhỏ. Ở đó, bạn học đều xuất thân từ gia đình bề thế.
Hiện tại, Chloe Tan là sinh viên năm tư ngành Kinh tế và Khoa học dữ liệu tại ĐH Chicago (Mỹ). Mỗi quý, bố mẹ giúp nữ du học sinh chi trả 20.000 USD học phí.
Chloe Tan chia sẻ lớn lên trong sự giàu có thúc đẩy cô kiếm tiền từ sớm. Hồi học cấp 2, cô đã biết mua quần áo từ các cửa hàng rồi bán lại cho người khác thông qua các mạng xã hội. Khi học trung học, cô bắt đầu dạy kèm và duy trì từ đó đến nay. Năm 2021, Chloe kiếm được 55.770 USD nhờ công việc này.
Chloe Tan hiện học năm tư tại ĐH Chicago danh tiếng. Ảnh: CNBC.
Dạy kèm 16 học sinh ở Thượng Hải
Theo CNBC, năm 2016, Chloe nhận dạy kèm khi còn ở Thượng Hải. Cơ duyên công việc bắt đầu khi cô mở lời đề nghị giúp em trai và bạn của em mình chuẩn bị cho một cuộc thi tranh biện.
Mỗi tuần, Chloe có thêm học sinh mới muốn tham gia lớp dạy kèm nhằm cải thiện việc học. Sau một thời gian, mẹ Chloe khuyến khích con gái mở lớp gia sư để kiếm thêm thu nhập.
Hiện, nữ sinh viên nhận dạy kèm môn Văn học Anh cho 16 học sinh quốc tế ở Thượng Hải đang học từ lớp 7 đến lớp 11 theo chương trình tú tài quốc tế.
Chloe dành khoảng 2 giờ/tuần để chuẩn bị giáo án. Ngoài ra, nữ gia sư trẻ dành 5-6 giờ mỗi tuần cho các buổi dạy kèm liên tiếp cho nhóm học sinh, chủ yếu vào tối thứ sáu vì Thượng Hải và Chicago chênh lệch 13 tiếng đồng hồ. Giá mỗi giờ dạy kèm của Chloe là 67 USD (hơn 1,5 triệu đồng/giờ).
Hồi năm nhất, Chloe cảm thấy đáng sợ khi phải lên lịch cho tất cả tối thứ sáu hàng tuần. Tuy nhiên, đến nay, cô không còn coi đó là sự đánh đổi để có thu nhập tốt.
"Hiện tại, tôi thấy thật dễ dàng để sắp xếp cuộc sống khi có công việc cố định. Dạy kèm vào mỗi tối thứ sáu đã trở thành lịch trình cố định trong cuộc sống và việc học đại học bận rộn của tôi", nữ sinh 21 tuổi chia sẻ và nói thêm nó giống như việc cô luôn đi chơi với bạn bè vào thứ bảy hàng tuần.
Chloe được trả lương dạy kèm theo nhân dân tệ. Khoản thu nhập đó được gửi thẳng vào tài khoản ngân hàng nơi mẹ cô làm việc tại Singapore. Do đó, về cơ bản, cô không động đến số tiền này. Theo luật thuế ở Singapore, công dân không phải trả thuế cho thu nhập kiếm được ở nước ngoài.
Chloe rất biết ơn sự hào phóng của cha mẹ. Càng lớn lên, cô càng nhận ra việc hưởng thụ đặc quyền từ nhỏ là động lực để bản thân làm việc chăm chỉ hơn.
Chloe dạy kèm cho học sinh ở Thượng Hải (Trung Quốc) dù cô sống ở Chicago (Mỹ). Ảnh: CNBC.
Tiêu chưa đến 2.600 USD mỗi tháng
Dù trưởng thành trong sự giàu có và kiếm được số tiền lớn, Chloe Tan lại không chi tiêu quá nhiều. Mỗi tháng, cô 972 USD cho mua sắm, giải trí và chi phí ăn uống cho chú mèo cưng Kaiju.
Tiền thuê nhà là 962 USD, chia đôi với bạn cùng phòng. Nữ sinh tốn 463 USD cho tiền ăn uống, di chuyển hết 67 USD, bảo hiểm y tế 60 USD, đăng ký các nền tảng hết 28 USD và tiền cước điện thoại 25 USD. Như vậy, chi tiêu mỗi tháng của Chloe là 2.577 USD (gần 60 triệu đồng).
Khoản chi lớn nhất của Chloe khi học tại Mỹ là học phí - 250.000 USD (hơn 5,8 tỷ đồng). Cô biết ơn vì bố mẹ giúp mình chi trả khoản này. Ngoài ra, mỗi tháng, họ còn trợ cấp cho con gái 1.000 USD mỗi quý.
Danh mục chi tiêu lớn nhất của cô là mua sắm và giải trí. Nữ sinh thích mua sắm và đầu tư vào các mặt hàng thiết kế đắt tiền hơn là thời trang nhanh. Cô đã tiết kiệm suốt 2 tháng để mua đôi giày cao gót hiệu Manolo Blahnik giá 1.125 USD.
"Đó chắc chắn là thứ đắt nhất tôi đã mua cho chính mình", Chloe chia sẻ và nói thêm phần lớn đồ hiệu cô mặc đều do bố mẹ tặng.
Ngoài ra, cô cũng thích chi tiền cho thực phẩm và đồ uống, bao gồm việc mời bạn bè ăn uống. Cô chi khoảng 2.000 USD (hơn 46 triệu đồng) cho bữa tối sinh nhật của mình hồi tháng 10/2021.
"Đó là văn hóa của người Indonesia gốc Hoa. Vào sinh nhật của mình, bạn phải trả tiền toàn bộ bữa ăn", Chloe giải thích.
Chloe lên kế hoạch thời gian theo kiểu dành một số ngày để tập trung hoàn toàn cho viết học và làm việc rồi thư giãn vào một số ngày trong tuần. Ảnh: CNBC.
Quản lý thời gian
Chloe chia sẻ cô hy sinh giấc ngủ để tập trung vào việc học, cuộc sống trên mạng xã hội và công việc kinh doanh của mình. Cô cũng bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cô.
Chloe kể có một số ngày, cô cảm thấy rất có động lực và có thể hoàn thành mọi công việc. Nhưng vào các ngày còn lại trong tuần, cô ở trong trạng thái chán nản, không làm gì cả.
Khi việc học và làm thêm đòi hỏi ngày càng cao, nữ du học sinh người Singapore học cách lập kế hoạch thời gian theo kiểu "chạy nước rút".
Cô dành khoảng 3 ngày tập trung hoàn toàn vào việc học ở trường, sau đó, dành một hoặc hai ngày để thư giãn bằng cách xem anime, đọc truyện tranh hoặc vẽ tranh.
"Cách này hơi bất thường. Nó chỉ hiệu quả bởi vì tôi đang là sinh viên, chủ động hơn về mặt thời gian", du học sinh người Singapore chia sẻ.
Chloe Tan lên kế hoạch vào làm quản lý sản phẩm ở công ty công nghệ sau khi tốt nghiệp đại học. Ảnh: CNBC.
Đặt mục tiêu tiết kiệm 300.000 USD ở tuổi 27
Gia đình Chloe Tan luôn ưu tiên giáo dục. Cô là thế hệ thứ ba trong nhà theo học đại học. Từ nhỏ, Chloe biết cô muốn ra nước ngoài học đại học. Nữ sinh chọn ĐH Chicago để có thể có công việc và ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.
"Là sinh viên đại học, còn lại là du học sinh, tôi nghĩ mình có trách nhiệm cố gắng để tấm bằng và giáo dục tôi nhận được xứng đáng với chính mình cũng như với bố mẹ", Chloe Tan tâm sự.
Nữ sinh đặt mục tiêu trở thành quản lý sản phẩm tại một công ty công nghệ sau khi tốt nghiệp. Cô cho biết làm việc trong lĩnh vực STEM sẽ giúp cô dễ dàng có thị thực việc làm tại công ty lớn hơn ở Mỹ.
Ngoài ra, Chloe Tan cũng đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. Hiện tại, cô có khoảng 70.000 USD và mong muốn đạt con số 300.000 USD năm 27 tuổi. Cô dự định sử dụng số tiền đó để theo học chương trình sau đại học hoặc trả khoản thanh toán trước cho việc mua nhà.
Nói đến việc dạy kèm, Chloe cho hay miễn là học trò còn hứng thú học, cô sẽ tiếp tục dạy. Cô làm việc với tư duy tò mò kiểu "tại sao tôi lại không làm được" chứ không phải kiểu kinh doanh. Chloe tin tưởng lối suy nghĩ đó giúp cô tiến xa hơn trong công việc.
Trường đại học giúp nữ sinh cấp 2 tìm ân nhân Nhận được lá thư của nữ sinh cấp 2 từ xa gửi đến, một trường đại học Trung Quốc giúp cô bé tìm ra ân nhân từng hỗ trợ tài chính để em tiếp tục học hành. Hồi giữa tháng 3, văn phòng Viện trưởng Học viện Luật và Chính trị thuộc Đại học Công nghệ Thông tin Nam Kinh nhận được bức...