Bài toán tăng học phí và công bằng trong giáo dục đại học – Bài 1: Xoay xở với học phí thấp

Theo dõi VGT trên

Tất cả các trường đại học (ĐH) công lập (chưa tự chủ) hiện nay được thu học phí theo khung của Nghị định 86. Theo đó, người học chịu 50% chi phí đào tạo, 50% còn lại là ngân sách hàng năm của các bộ ngành cấp cho trường trực thuộc.

Với mức học phí này, các trường không đủ xoay xở để đảm bảo chất lượng, chứ chưa nói đến nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường chưa tự chủ thiếu kinh phí

Theo Nghị định 86, mức học phí đối với sinh viên trường công lập chưa tự chủ hiện nay là: khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản – 9,8 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch – 11,7 triệu đồng/năm; khối ngành y dược – 14,3 triệu đồng/năm. Học phí đối với đào tạo thạc sĩ là nhân thêm 1,5 lần, tiến sĩ nhân 2,5 lần. Tuy nhiên, mức học phí này mới chỉ đảm bảo 50% chi phí đào tạo, phần còn lại là Nhà nước hỗ trợ bằng ngân sách cấp hàng năm cho các trường.

PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết học phí năm 2019 của trường là 13 triệu đồng cho tất cả các ngành. Hàng năm trường được Bộ Y tế cấp chi phí đào tạo khoảng 130 tỷ đồng (50%). Trong khi đó, quy mô sinh viên hiện nay là hơn 9.000 sinh viên. Nếu tính toán chi li thì nguồn ngân sách này mới chỉ đủ trả lương cho cán bộ giảng viên. Học phí 13 triệu đồng của sinh viên cho việc học (lý thuyết, thực hành, thực tập) là cả một vấn đề.

Riêng ở trường này không có chương trình chất lượng cao, liên kết… để xoay xở. Ngay cả hệ cử tuyển, học phí địa phương cũng trả chậm. Do đó, để phát triển hơn thì một là ngân sách nhà nước đầu tư phải rất nhiều hơn hiện nay, hoặc là phải tự chủ, xã hội hóa để sinh viên trả học phí cao hơn.

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết quy mô sinh viên chính quy của trường khoảng 20.000 người (chưa tính học viên cao học, nghiên cứu sinh). Ngân sách hàng năm Bộ GD-ĐT cấp đảm bảo khoảng 30% chi trả lương, phần còn lại là dựa vào học phí, nếu năm nào có dự án thì có thêm.

“Hàng năm trường có chương trình đối thoại Nói sinh viên nghe – Nghe sinh viên nói, khi nói tăng học phí thì sinh viên nói lại nghe rất tội. Thật ra, nếu tính đúng tính đủ để đảm bảo chi phí đào tạo thì sinh viên không đủ khả năng đóng học phí đâu. Nói thật, bài toán tăng học phí, tự chủ không hề dễ, và càng không dễ với những trường đa ngành như trường tôi. Ví dụ như những ngành kỹ thuật, công nghệ máy móc đầu tư phải từ vài tỷ đến chục tỷ đồng. Nhưng đâu phải đầu tư một lần là xài vĩnh viễn, mà phải có thời hạn”.

Trong khi đó, với các trường sư phạm, sinh viên không phải đóng học phí mà do Nhà nước cấp hàng năm dựa trên chỉ tiêu. Tuy nhiên, các trường sư phạm luôn ở trong thế bù lỗ và phải chờ ngân sách. TS Nguyễn Minh Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết: Trường hiện có hơn 12.000 sinh viên chính quy theo học, trong đó các ngành đào tạo giáo viên chiếm 50% số sinh viên. So với nhu cầu chi thường xuyên, ngân sách cấp cho trường hiện nay đảm bảo khoảng 50% – 60%.

Trường ưu tiên việc trả đúng các chế độ về lương và phụ cấp cho người lao động và học bổng cho sinh viên, đồng thời khai thác các nguồn thu dịch vụ để bổ sung nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên, khai thác các nguồn lực hỗ trợ về tăng cường cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo, nghiên cứu… Với kinh phí như trên, để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo, trường luôn phải tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, một số định mức chi hiện nay không còn phù hợp, chưa đủ so với nhu cầu thực tế.

Chính vì mức học phí thấp như vậy nên các trường công lập phải xoay xở bằng cách “đẻ” ra rất nhiều chương trình đào tạo để trang trải, như liên kết đào tạo, liên kết quốc tế, chương trình tiên tiến (học phí cả trăm triệu đồng), chương trình chất lượng cao (học phí cao gấp 2 – 3 lần so với mức học phí quy định của Nghị định 86)…

Trường tự chủ cũng chưa đủ chi phí đào tạo

Video đang HOT

Từ Nghị quyết 77, hiện nay có 23 trường ĐH công lập được tự chủ (có trường tự chủ chi thường xuyên, có trường tự chủ hoàn toàn) với mức học phí cao hơn nhưng vẫn không thể vượt quá khung của Nghị định 86. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 như sau: khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm thủy sản, học phí 20,5 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch là 24 triệu đồng/năm; khối ngành y dược là 50,5 triệu đồng/năm.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: “Trường được thí điểm tự chủ 3 năm nay. Khi chuyển sang tự chủ, ngân sách hàng năm Bộ GD-ĐT rót về trường (vài chục tỷ đồng) không còn. Do đó, trường phải tính toán tất cả chi phí đào tạo để đưa ra mức học phí phù hợp. Có một số ngành hiện nay (chương trình đại trà) học phí dưới 20 triệu đồng, thấp hơn cả mức học phí quy định của Nghị định 86.

Thực sự, nếu để đảm bảo chất lượng đào tạo thì học phí khối ngành kỹ thuật hiện nay phải 50 triệu đồng/năm may ra mới đủ. Tuy nhiên, nếu học phí cao quá thì chắc chắn sẽ đối diện nguy cơ không có người học. Thực tế đã có trường rơi vào tình huống này là Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng (thuộc ĐH Đà Nẵng), học phí cao quá nên người học ngay lập tức quay lưng, dẫn đến điểm đầu vào thấp, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Nếu các trường tự chủ đưa ra mức học phí cao quá thì sẽ có hiện tượng sinh viên chạy sang các trường khác, hoặc đi du học, hoặc rẽ sang học nghề”.

Bài toán tăng học phí và công bằng trong giáo dục đại học - Bài 1: Xoay xở với học phí thấp - Hình 1

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong giờ học thực hành

Nhiều trường tự chủ khác như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Tài chính Marketing TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, cũng cho rằng bài toán chi phí đào tạo rất khó với trường tự chủ trong điều kiện hiện nay. Nếu thu học phí cao quá thì sợ tuyển không đủ chỉ tiêu, mà không đủ chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu cả một khóa (4 năm), kèm theo đó là các chi phí cho mọi hoạt động khác của trường. Khi chưa tự chủ, nếu không tuyển đủ chỉ tiêu thì hàng năm vẫn có ngân sách, còn đã tự chủ mà tuyển sinh không được thì mọi hoạt động của nhà trường hết sức khó khăn.

Với mức học phí trường công lập chưa tự chủ hiện nay, không chỉ Trường ĐH Y Dược TPHCM mà tất cả những trường đại học khác trên cả nước đều rất khó khăn để đảm bảo chất lượng đào tạo, cạnh tranh về chất lượng đào tạo với các trường ĐH trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nếu không tăng học phí, không tính đúng tính đủ để đảm bảo chi phí đào tạo thì rất khó để đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng. Ngân sách nhà nước đầu tư phải có trọng điểm để phát huy hiệu quả, những ngành nghề nào cần tự chủ, xã hội hóa thì nên cho tự chủ.

So sánh về chi phí đào tạo cho một sinh viên/năm của Việt Nam với châu lục và thế giới thì sẽ thấy có sự khác biệt quá lớn. Chi phí cho một sinh viên của Việt Nam hiện nay ở mức 16,2 triệu đồng/năm (thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2017), trong khi của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/năm. Còn đối với những trường ĐH uy tín thì học phí càng cao hơn rất nhiều.

Học phí ĐH công lập tăng sốc: Vô lý!

GS.TSKH Phạm Phố cho biết, học phí các trường đại học công lập tăng cao ngất ngưởng sẽ đẩy thí sinh nghèo học giỏi ra khỏi cổng trường đại học.

Học phí ĐH công lập tăng sốc: Vô lý! - Hình 1

Ảnh minh họa

Trong đề án tuyển sinh năm 2020, nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí tăng mạnh so với các năm trước khiến thí sinh và phụ huynh choáng váng.

Đơn cử, học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM hiện nay thu theo quy định trong nghị định Chính phủ với tất cả các ngành là 13 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, trường vừa công bố học phí khóa năm 2020 từ 30-70 triệu đồng/năm tùy theo ngành.

Cụ thể, ngành răng hàm mặt 70 triệu đồng, y khoa 68 triệu đồng, kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng, dược học 50 triệu đồng... Các ngành có mức học phí thấp nhất là 30 triệu đồng. Nhà trường cũng cho biết mức học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.

Trong khi đó, khoa y - ĐH Quốc gia TP.HCM, ngành răng hàm mặt học phí 88 triệu đồng/năm học, y khoa 60 triệu đồng và dược học 55 triệu đồng.

Các trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM... cũng tăng mức học phí cho khóa tuyển sinh năm 2020.

Lý do học phí tăng mạnh được các trường lý giải là đã và đang thực hiện cơ chế tự chủ.

Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn gọi mức học phí lên tới gần 90 triệu đồng/năm là mức trên trời, đồng thời thẳng thắn cho rằng, lấy cái cớ tự chủ để tự do đẩy học phí lên cao ngất ngưởng là hết sức sai lầm và không chấp nhận được.

Theo giải thích của GS Phố, các trường công lập được Nhà nước lo cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, không phải đóng thuế..., các trường thu học phí, được chi tiêu tất cả nhưng không hoàn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị... cho Nhà nước.

"Có sự khác biệt rất lớn giữa trường công và trường tư. Nhìn vào thống kê mức học phí của các trường, có thể thấy có trường công học phí còn cao hơn cả trường tư. Trong khi đó, trường tư phải tự lo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phải đóng thuế..., không có lý nào học phí trường công lại cao hơn cả trường tư. Đó là sự bất công, và sau cùng người chịu đựng gánh nặng này là thí sinh và phụ huynh", GS.TSKH Phạm Phố nói và cho rằng, phát biểu của một số trường rằng mức học phí công bố vẫn thấp hơn chi phí đào tạo không có nghĩa là không có giới hạn. Thậm chí, ông còn lo ngại một số trường sẽ "té nước theo mưa", nhân đà này cũng tăng học phí lên.

Học phí ĐH công lập tăng sốc: Vô lý! - Hình 2


Học phí dự kiến của các ngành tại ĐH Y Dược TP.HCM. Ảnh chụp màn hình.

"Hẳn các trường sẽ cam kết không để xảy ra trường hợp thí sinh nghèo, học giỏi thi đậu nhưng không thể học ở trường vì học phí cao, thế nhưng các phương án giải quyết thế nào? Trong 100 em thu học phí có 1 em nghèo học giỏi, trường có giảm đến 50% học phí thì 50% còn lại vẫn là quá cao", GS Phố không mấy lạc quan.

Với trường tư Nhà nước không can thiệp vào vấn đề học phí, nhưng đối với trường công lập, vị chuyên gia cho rằng Nhà nước bắt buộc phải can thiệp vì đây là các trường của Nhà nước.

Theo đó, ông đề nghị Nhà nước phải hạn chế ngưỡng tăng cao của học phí bằng cách đưa ra mức trần cho từng ngành.

"Bộ GD-ĐT biết rõ ngành nào đầu tư ra sao, tiề.n đầu tư đó có thể thu hồi trong bao nhiêu năm, trên cơ sở mỗi năm đào tạo bao nhiêu sinh viên, mỗi sinh viên chịu được mức bao nhiêu, trả lương cho GS, PGS, giảng viên một năm bao nhiêu..., tính toán là biết. Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua về học phí với thế giới được", GS.TSKH Phạm Phố nói.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cho rằng cần thiết phải có sự phân luồng đối với một số ngành đặc thù. Chẳng hạn, đối với ngành y, Nhà nước cần có chính sách đối với các sinh viên tốt nghiệp và cam kết trong vòng 5 năm đầu sẽ làm việc cho tuyến dưới, những vùng sâu, vùng xa, khó khăn, thiếu bác sĩ.

Ở Mỹ, theo GS Phố, học phí trường tư cao nhưng trường công lại đảm bảo mức độ tối đa sinh viên có thể chịu được, đồng thời khi sinh viên cam kết về làm ở những vùng khó khăn, xa xôi như vùng sa mạc thì không những trường không thu học phí mà sau này còn tăng lương gấp mấy lần.

Sau cùng, vị chuyên gia nhấn mạnh, phải cân bằng giữa trường công và trường tư. Trường tư phải chịu nhiều áp lực mà vẫn phải đảm bảo chất lượng đào tạo, không thể có chuyện học phí trường công cao hơn trường tư dù với danh nghĩa tự chủ.

Trước việc ĐH Y Dược TP.HCM công bố mức học phí dự kiến từ 30-70 triệu đồng/năm, trao đổi trên Zing, ông Ngô Vũ Thắng - Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế - cho biết, Vụ đã làm công văn yêu cầu đơn vị báo cáo, giải trình cụ thể việc tăng học phí.

Theo ông Thắng, việc xây dựng học phí cần xin ý kiến bộ, ngành về thẩm quyền tăng học phí như thế nào. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cần xem mức thu ĐH Y Dược TP.HCM xác định trên cơ sở nào.

Trong khi đó, trên báo Tuổ.i trẻ, PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định, không phải tự dưng trường đưa ra mức học phí mới mà có sự chuẩn bị từ lâu, tính toán kỹ dựa trên nhiều cơ sở và các cơ quan quản lý trực tiếp nhà trường đều biết việc này.

"Cách đây 2 năm chúng tôi đã chuẩn bị xây dựng đề án tự chủ. Trường đã tổ chức hai hội nghị lớn để bàn về vấn đề tài chính, trong đó có việc xây dựng mức học phí. Trong các hội nghị này trường đều có mời đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT...", ông Tuấn thông tin.

Nói về cơ sở tính toán mức học phí mới, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, nhà trường tính toán để đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là chiến lược phát triển của trường cho hiện tại và tương lai với mong muốn cuối cùng chất lượng đầu ra phải an toàn cho người bệnh, nên không thể thu phí thấp.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các trường trong khối trường công, với trường tư và với cả trường trong khu vực đang rất dữ dội. Nếu không khéo, thầy cô giỏi ở trường công sẽ bị kéo sang hết các trường tư khi trường tư đang sẵn sàng trả vài trăm triệu đồng/ 1 tháng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Binz bị "bó.c phố.t"

Tv show

12:23:12 06/10/2024
Từ khi góp mặt trong show thực tế Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, nhiều tính cách đặc biệt của Binz được thể hiện trước công chúng.

Lễ hội ánh sáng đầy màu sắc tại Berlin, Đức

Thế giới

12:22:03 06/10/2024
Cũng tại Lễ hội ánh sáng Berlin năm nay, lần đầu tiên những hình ảnh về người vô gia cư sẽ được trình chiếu. Ban tổ chức cho biết những hình ảnh này nhằm thu hút sự chú ý đến tình trạng khó khăn của những người vô gia cư ở Berlin.

Bỏ quy định người dân được giám sát CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình

Tin nổi bật

12:20:01 06/10/2024
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Gần 150 chiến sĩ truy bắt đối tượng ché.m một trưởng công an xã ở Yên Bái

Pháp luật

12:08:19 06/10/2024
Gần 150 cán bộ công an ở Yên Bái được huy động để truy bắt 2 đối tượng dùng hun.g kh.í tấn công Trưởng Công an xã Tân Hương (huyện Yên Bình).

Rating Love Next Door lại giảm, biên kịch bế tắc quá rồi!

Phim châu á

11:58:13 06/10/2024
Dựa trên thống kê của Nielsen Korea, tập 15 đã đạt mức rating trung bình là 7.0% đối với khu vực Seoul và 6.1% trên toàn quốc, giảm 1% so với tập 14 trước đó.

Vũ Luân hát về tình cha, gợi nhớ đến cố NS Vũ Linh, dân tình tranh cãi

Sao việt

11:50:10 06/10/2024
Mới đây Vũ Luân đã chia sẻ đoạn clip ghi lại màn trình diễn trên sân khấu, đồng thời viết lời đề dẫn: Vũ Luân rưng rưng nước mắt khi hát ca khúc Tình phụ tử . Khi hát, nam nghệ sĩ nhiều lần xúc động.

Lại xuất hiện tranh cãi giữa Tốc Chiến và game "quốc dân", đâu mới là cái tên có quái khủng mạnh nhất?

Mọt game

11:48:22 06/10/2024
. Điển hình như vừa qua, lại có một màn tranh luận căng thẳng, khiến fan hai trò chơi đấu khẩu ác liệt. Được biết, chủ đề được nhắc tới chính là sức mạnh của hai quái khủng nguy hiểm nhất

Miss Cosmo Nhật Bản khoe chân dài, da nâu trong thiết kế của Lê Ngọc Lâm

Thời trang

11:31:53 06/10/2024
Miss Cosmo Nhật Bản Chika Mizuno tỏa sáng tại phần thi trình diễn trang phục dạ hội nhờ bộ đầm cắt xẻ của Lê Ngọc Lâm.

Trời sang thu, 3 con giáp này có tài lộc bất ngờ, công danh rộng mở nhưng cần lưu ý một điều

Trắc nghiệm

11:27:34 06/10/2024
3 con giáp này trong tháng 10 gặt hái được nhiều thành quả. 15 ngày tới, 3 con giáp này bứt phá ngoạn mục: Tài lộc hanh thông, phúc lành đầy nhà, sự nghiệp

Cộng đồng Liên Quân đang "ngất ngây" trước màn hoá thân tuyệt đẹp của nữ coser "2k5"

Cosplay

11:17:37 06/10/2024
Có thể khẳng định, các coser Việt Nam đang ngày càng chăm chút, đầu tư tỉ mỉ vào những lần hoá thân của họ để khiến người xem ưng ý.

Dàn mỹ nhân Việt Nam và quốc tế mặc xuyên thấu trên thảm đỏ Miss Cosmo 2024

Phong cách sao

11:14:55 06/10/2024
Các người đẹp xuất hiện với những bộ cánh lộng lẫy, gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn tại thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024.