Bài toán nào từ cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới?

Theo dõi VGT trên

Dự kiến, tháng 4/2018, Bộ GD&ĐT sẽ chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới để triển khai các công tác chuẩn bị, đưa vào thực hiện từ năm học 2019 – 2020. Để thực hiện thành công chương trình, một trong những yếu tố quan trọng là điều kiện cơ sở vật chất. Đây là bài toán cần sự phối hợp của Bộ GD&ĐT, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục mới có thể giải quyết được.

Bài toán nào từ cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới? - Hình 1

Sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2021. Ảnh: Quang Đán

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 15.050 trường tiểu học, 10.697 trường trung học cơ sở, 2.430 trường trung học phổ thông với gần 15 triệu học sinh. Tuy nhiên, số phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài.

Cả nước hiện có 419.903 phòng học, trong đó, số phòng học kiên cố khoảng 323.551 phòng, đạt tỷ lệ 77,1% (Tiểu học 68,7%, Trung học cơ sở 85,7%, Trung học phổ thông 93,9%). Về phòng học bộ môn, cấp Trung học cơ sở có tỷ lệ 2,88 phòng/trường (trong đó, số phòng đáp ứng quy định đạt tỷ lệ 66,8%); cấp Trung học phổ thông có tỷ lệ 5 phòng/trường (số phòng đáp ứng quy định đạt tỷ lệ 72,8%). Số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy.

Về thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, trung bình ở cấp tiểu học 2,1 trường có 1 phòng máy; cấp trung học cơ sở 1,3 trường có 1 phòng máy và cấp trung học phổ thông, mỗi trường có 1,9 phòng máy. Trong khi đó, để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tối thiểu, tại cấp tiểu học và trung học cơ sở, mỗi trường cần ít nhất 1 phòng máy; đối với cấp trung học phổ thông, mỗi trường cần ít nhất 2 phòng máy.

Về thiết bị dạy học ngoại ngữ, trung bình tại cấp tiểu học có gần 1 bộ/trường, cấp trung học cơ sở có khoảng 4 bộ/trường và cấp trung học phổ thông có khoảng 14 bộ/trường. Các thiết bị này chủ yếu là thiết bị cầm tay, đơn chiếc, phục vụ việc giảng dạy của giáo viên, hệ thống thiết bị dạy ngoại ngữ chuyên dùng còn ít.

Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: Một yêu cầu quan trọng để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới là cơ sở vật chất. Điều kiện tối thiểu là học sinh tiểu học phải học 2 buổi/ngày hoặc tối thiểu 6 buổi/tuần, sĩ số 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở trung học; lớp học phải đảm bảo điều kiện kê bàn ghế theo nhóm… Quy định này tưởng chừng chỉ các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa mới gặp khó khăn, nhưng thực tế cho thấy ngay tại Hà Nội, đây cũng là thách thức không nhỏ.

Video đang HOT

Cô Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành công B (Hà Nội) : Hiện tại, sĩ số ở nhà trường trung bình là từ 48-50 học sinh/lớp. Với sĩ số như vậy, giáo viên sẽ gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động cho học sinh học theo nhóm, khó quan sát để hướng dẫn học sinh đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Để hỗ trợ giáo viên trong hoạt động giảng dạy, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến như máy tính, máy chiếu, loa… Với chương trình mới, nhà trường có thể đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất. Nhưng để đảm bảo sĩ số 30-35 học sinh/lớp là vấn đề khó đối với nhà trường nói riêng và các trường trên địa bàn Hà Nội nói chung. Bởi lẽ mật độ dân cư đông, số lượng học sinh không ngừng tăng lên nhưng quỹ đất của trường hạn chế, khó khăn khi xây dựng thêm phòng học. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp mới có thể giải quyết được.

Đề cao trách nhiệm từ địa phương

Bộ GD&ĐT cho biết, trong giai đoạn tới, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ sẽ ưu tiên các tỉnh, vùng kinh tế phát triển chậm, điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, các tỉnh, thành phố cần chủ động huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, kêu gọi xã hội hóa và các nguồn tài trợ để từng bước giải quyết các nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất trường học.

Song song với đó, Bộ sẽ điều chỉnh Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông” phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đề xuất các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương để thực hiện Đề án; hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, rà soát, điều chỉnh các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và điều kiện thực tế của các địa phương; xây dựng, ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với từng cấp học, môn học.

Theo ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học (Bộ GD&ĐT), để đón trước việc triển khai chương trình mới, các địa phương cần phải đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đủ phòng học cho bậc Tiểu học và ưu tiên xây dựng bổ sung phòng học bộ môn cho bậc Trung học. Trong đó, những môn học nhất thiết cần sử dụng phòng học bộ môn sẽ được ưu tiên đầu tư trước về thiết bị dạy học.

Theo Giadinh.net

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ

Sau 2 tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới khiến nhiều người lo lắng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ - Hình 1

ảnh minh họa

Áp lực sĩ số

Cô giáo vừa giảng bài, vừa gọi học sinh phát biểu, vừa nhắc nhở các em còn lại giữ trật tự. Trong lớp, bàn ghế kê san sát gần hết lối đi, sát cả mép cửa và bục giảng... là những hình ảnh không còn xa lạ với nhiều người. Ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay, tình trạng quá tải trường lớp đang ở mức báo động.

Theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi lớp học chỉ được sắp xếp tối đa 35 học sinh. Thế nhưng từ nhiều năm nay, ở các trường công lập tại Hà Nội, TPHCM, con số này chỉ có trong giấc mơ của học sinh, phụ huynh. Bởi thực tế, nhiều trường có tình trạng 50 - 60 em chen nhau trong một lớp.

Hiện Hoàng Mai là quận có quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội, đồng nghĩa với việc tình trạng quá tải lớp học cũng rất lớn. Mấy năm gần đây, việc tuyển sinh ở các trường mầm non trở nên gay cấn với kiểu bốc thăm ăn may như Trường mầm non thực hành Linh Đàm. Cứ đến mùa tuyển sinh, hàng trăm phụ huynh lại hồi hộp, bởi con em mình có được 1 suất trúng tuyển vào trường công lập sẽ dựa vào lá thăm may rủi do chính tay mình chọn. Vơi cấp tiểu học, có trường phải cho học sinh học luân phiên vào thứ bảy mới bảo đảm học hai buổi/ngày.

Tại quận Cầu Giấy cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhiều nơi bị quá tải trường lớp. Với cấp tiểu học, trung bình mỗi lớp công lập là 49 học sinh/lớp, với lớp 6 các trường như Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Yên Hòa đều có sĩ số 50 học sinh/lớp.

"Sĩ số lớp quá đông, cả học sinh và giáo viên đều mệt mỏi. Cô quản lớp đã khó nói gì đến chuyên tâm vào dạy và cũng không có thời gian để sát sao, kèm cặp từng cháu. Với tình trạng quá tải lớp học như vậy, giáo viên chúng tôi quản lớp đã khó nói gì đến việc chuyên tâm, đầu tư vào đổi mới giáo dục" - một giáo viên của Trường Tiểu học Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn.

Tại TPHCM, tình trạng thiếu trường lớp cũng xảy ra ở nhiều quận, huyện. Trước đây dư luận từng phản ánh về việc một số trường do có cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích hẹp, nên mỗi lần chào cờ đầu tuần, học sinh phải leo sân thượng, hay đứng ở cầu thang để dự lễ khai giảng. Mặc dù năm nào TP cũng xây mới hàng ngàn phòng học, nhưng chỉ có thể giải quyết cơ bản đủ chỗ học cho học sinh, còn việc giảm tải theo đúng quy định của Bộ GDĐT vẫn thực sự là bài toán khó.

Phòng học tạm bợ, "thấp thỏm" lo trường sập

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra vào cuối năm 2017, khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có em bị chấn thương sọ não... là hồi chuông cảnh báo về tình trạng "đánh cược" tính mạng học sinh, khi để các em phải học trong những ngôi trường có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói, trên cả nước có không ít ngôi trường xuống cấp như thế.

Thầy trò Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) nhiều năm nay phải dạy và học trong thấp thỏm, luôn chuẩn bị tâm thế "sẵn sàng chạy" khi nhiều mảng vữa trần nhà tại các lớp bị vỡ, rơi xuống sàn. Khi báo chí phản ánh, phụ huynh bức xúc, kinh phí sửa trường mới được rót xuống để thực hiện ngay.

Theo ông Nguyễn Thế Sơn - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội- không chỉ Trường THPT Trần Nhân Tông, mà hiện đang có 40 trường tại Hà Nội rơi vào tình trạng xuống cấp, chờ phê duyệt kinh phí cải tạo. Có trường cứ mưa là ngập, là dột.

Cơ sở vật chất thiếu thốn là cản trở của đổi mới

Theo thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời, phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Nhiều nơi đủ phòng học thì lại thiếu trang thiết bị máy móc. Trong khi đó, để thực hiện được chương trình mới, dự kiến xây dựng đầu tư khoảng 57.084 phòng học, chưa kể phòng bộ môn, thư viện, cùng các trang thiết bị dạy học...

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng thừa nhận, nếu sĩ số đông, cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ khó đảm bảo đổi mới giáo dục thành công, dù chương trình mới được nhiều người đánh giá là hay, tiến bộ. Vì thế, ông kiến nghị: Các địa phương trong quá trình rà soát cơ sở vật chất, cần đảm bảo sĩ số học sinh đúng theo quy định: 35 em/ lớp đối với tiểu học, 45 em/lớp đối với THCS. Và nhất quyết phải đảm bảo đủ trang thiết bị để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học. Ví dụ với môn Tin học, yêu cầu phải có đủ máy tính để học sinh thực hành. Rồi mỗi lớp phải có máy chiếu để giáo viên lồng ghép những thước phim, câu chuyện tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

Tất cả đang được vẽ ra hoàn hảo, nhưng vấn đề là tiền đâu để hoàn thành trách nhiệm thay đổi bộ mặt trường lớp, phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục như thế? Địa phương nào cũng lấy lý do thiếu kinh phí để đầu tư cho trường lớp. Trong khi dự kiến chương trình, SGK mới sẽ được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021 - 2022, tình trạng thiếu trường lớp vẫn chưa được giải quyết.

Trước tiến độ của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bà Nguyễn Hà Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) đầy lo lắng, bởi nhà trường hiện chưa biết xoay xở ra sao. Dự án xây dựng trường đã có từ 16 năm qua nhưng nay chưa triển khai được. Hằng năm, nhà trường có đầu tư cải tạo, song cũng chỉ mang tính chắp vá, thiếu thốn đủ thứ nên rất khó khăn để đáp ứng chương trình đòi học phòng học phải đảm bảo, trang bị đầy đủ thiết bị để học sinh thực hành.

Trước những khó khăn này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - kiến nghị: Trong Luật Giáo dục sửa đổi phải quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, không chỉ về chất lượng giáo dục, mà phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Khi để xảy ra các tai nạn đáng tiếc liên quan đến cơ sở vật chất xuống cấp thì lãnh đạo địa phương cũng phải chịu trách nhiệm. Có như vậy ngân sách đầu tư cho việc tu sửa, xây trường học mới được các địa phương ưu tiên, học sinh và giáo viên sẽ yên tâm học tập và sáng tạo.

Theo Laodong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.