Bài toán khó cho tuyển sinh sư phạm tại các trường cao đẳng
Khó khăn trong tuyển sinh là một thực trạng chung của các trường cao đẳng hiện nay nhất là các trường sư phạm. Hiện nay, rất nhiều trường cao đẳng sư phạm trong cả nước thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1.
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Thái Bình vừa thông báo tuyển sinh bổ sung đợt 1 năm 2019 gần 200 chỉ tiêu với tất cả các ngành đào tạo giáo viên ở trình độ cao đẳng. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia là 16 điểm và điểm học bạ lớp 12 từ 16 đến 20,25 điểm.
Nhiều trường cao đẳng tuyển sinh ngành sư phạm bằng điểm sàn. (Ảnh minh họa)
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai thông báo tuyển bổ sung 65 chỉ tiêu ngành Giáo dục mầm non và 47 chỉ tiêu ngành Giáo dục tiểu học. Ở bậc trung cấp SP mầm non, trường tuyển thêm 23 chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2 ngành CĐSP đợt 1 là 16 – bằng mức sàn theo quy định của Bộ GDĐT; hệ trung cấp là 19,5 (tổng điểm trung bình môn Văn, Toán lớp 12 và điểm thi năng khiếu, cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).
Số lượng tuyển bổ sung chiếm phần lớn tổng chỉ tiêu theo đề án tuyển sinh. Trong đợt 1, trường phải “đóng cửa” 3 ngành là SP Toán học, SP Ngữ văn và SP Tiếng Anh do số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển quá ít.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk có 200/315 chỉ tiêu ở 9 ngành SP phải tuyển đợt 2 với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1 (bằng điểm sàn của Bộ GDĐT). Trong đợt 1, dù điểm chuẩn chỉ 16 điểm ở tất cả các ngành nhưng nhiều ngành chỉ có vài thí sinh đăng ký như: SP Toán có 1 thí sinh, SP Vật lý 3, SP Ngữ văn 3, SP Địa lý 2, SP tiếng Anh 3. Trong năm 2018, trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu được giao.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Lâm Đồng) có tổng chỉ tiêu là 240 cho 10 ngành SP và có 178 thí sinh trúng tuyển đợt 1. Thế nhưng có đến 5 ngành “trắng” thí sinh, gồm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Giáo dục thể chất. Trường tiếp tục hy vọng vào đợt xét tuyển thứ 2 dành cho 5 ngành này.
Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị năm học 2019-2020 này, đợt 1 nhà trường chỉ tuyển được 34 sinh viên. Trong đó, 30 sinh viên học ngành sư phạm mầm non, 4 sinh viên còn lại chia cho 4 ngành gồm sư phạm âm nhạc, tiếng Anh, giáo dục công dân, giáo dục tiểu học. Các ngành còn lại như sư phạm tin học, mỹ thuật, lịch sử, vật lý, sinh học, kế toán, quản trị văn phòng … đều không tuyển được sinh viên. Nhà trường cũng đang tuyển sinh bổ sung nhưng tình hình cũng không “khá khẩm” hơn.
Liển quan đến vấn đề tuyển sinh sư phạm nhất là ở các trường cao đẳng, TS. Nguyễn Thu Hằng – Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho hay: “Tuyển sinh sư phạm tại các trường cao đẳng là một “bài toán” khó hiện nay.
Trước tình hình chung, ngành sư phạm đang thừa giáo viên “cục bộ”. Vấn đề lương và các chính sách cho giáo viên cũng chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được sinh viên giỏi “đầu quân” cho sư phạm thì việc tuyển sinh khó cũng là điều dễ hiểu.
Câu chuyện tuyển sinh ngành sư phạm đã khó khăn nhiều năm nay, điển hình là nhiều trường phải nâng điểm chuẩn lên “cao vút” để đánh trượt thí sinh vì quá ít thí sinh đăng ký không đủ điều kiện để mở lớp.
Video đang HOT
Trước tình hình này, các trường phải thực sự nâng cao chất lượng đào tạo để tạo uy tín cho mình hoặc nếu không buộc phải sáp nhập hoặc bị xóa sổ vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội”.
Ông Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ, ngay cả những người ở trong cuộc cũng đang rất băn khoăn trong việc xác định phương hướng cho các trường cao đẳng sư phạm. Một số người thiếu lạc quan cho là khó xác định lối ra; một số khác lại cho rằng trường cao đẳng sư phạm đang đứng giữa “ngã ba đường”, hoặc phát triển thành trường đại học đa ngành, trong đó có các khoa đào tạo giáo viên, hoặc thành phân hiệu, vệ tinh của trường đại học sư phạm, hoặc thậm chí giải tán, xóa sổ.
Theo ông Hạnh, cơ chế quản lý trường cao đẳng sư phạm còn nhiều bất cập theo kiểu coi trường sư phạm là trường “phổ thông cấp 4″.
Ông Hạnh phân tích: Trường cao đẳng sư phạm thuộc giáo dục nghề nghiệp nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý (thường ghép với quản lý giáo dục đại học), lại là đơn vị trực thuộc sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, các chỉ số liên quan thay đổi theo hướng bất lợi cho các trường cao đẳng như hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị thế của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính. Một số ràng buộc bởi các quy định của cấp tỉnh về quản lý tổ chức, bộ máy, quản lý viên chức. Cùng với đó, quy mô đào tạo của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng giảm do cắt giảm nhu cầu, chỉ tiêu, nguồn tuyển ít, khó tuyển sinh, cộng thêm thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp khiến cho tình hình các trường sư phạm ngày càng khó khăn.
Theo infonet
Góc tối của trường ĐH "thoi thóp" tuyển sinh kiểu "vơ bèo vạt tép"
Bức tranh tuyển sinh đại học 2019 xuất hiện những "màu buồn" về chất lượng thí sinh. Bên cạnh những trường đại học với điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia cao chót vót, có những trường chỉ cần chưa đến 5 điểm/môn là trúng tuyển hầu hết các ngành.
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa
Tình trạng "thoi thóp" đã kéo dài?
Theo số liệu thống kê của bộ GD&ĐT về bức tranh tuyển sinh đợt I năm 2019, khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 61% số đơn vị tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu. Có 26% đơn vị tuyển được dưới 50% chỉ tiêu và 7% đơn vị không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo.
Theo đó, với 334 mã trường xét tuyển từ điểm thi THPT Quốc gia 2019, có khoảng hơn 20 trường không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo.
Năm nay, nhiều trường đại học như đại học Lâm nghiệp, đại học Phương Đông và một số trường đại học địa phương có chút cải thiện so với năm ngoái nhưng điểm chuẩn vẫn rất thấp.
Có thể điểm qua một số trường đại học lấy điểm chuẩn chỉ từ 13-14 điểm, tức là chưa đến 5 điểm/môn đã có thể trở thành tân sinh viên đại học. Cụ thể, chỉ với 14 điểm/3 môn, thí sinh có thể tự tin đỗ hầu hết các ngành trường đại học Lâm nghiệp. Đại học Phương Đông cũng lấy điểm chuẩn xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia là 14 điểm.
Phân hiệu đại học Thái Nguyên tại Lào Cai lấy điểm chuẩn tất cả các ngành từ 13- 13,5, trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần đạt 4,5 điểm là đỗ. Phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị, đại học Khoa học (đại học Huế), đại học Nông lâm (đại học Huế) đều lấy điểm chuẩn từ 13-15 điểm.
Điểm chuẩn đại học Hải Dương, đại học Xây dựng miền Trung, đại học Xây dưng miền Tây đều ở mức 13 điểm. Đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) lấy điểm chuẩn tất cả các ngành là 13,5 điểm.
Đại học Bạc Liêu, đại học Phan Thiết, đại học Công nghệ Sài Gòn, đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) đều lấy điểm chuẩn là 14 điểm.
Trường đại học Quảng Nam đào tạo 13 ngành hệ đại học chính quy thì chỉ có 6 ngành đào tạo sư phạm với điểm chuẩn bằng đúng điểm sàn quy định của bộ GD&ĐT, trong khi 7 ngành đào tạo cử nhân còn lại đều lấy 13 điểm. Đặc biệt, mức điểm chuẩn này đã bao gồm cả điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng. Như vậy, với mức điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng cao nhất mà thí sinh được hưởng là 2,75 điểm thì chỉ cần đạt 10,25 điểm/3 môn là đã trúng tuyển.
Đáng nói, tình trạng "thoi thóp" trên của một số trường đại học đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây. Có thể kể đến, đại học Kinh tế công nghiệp Long An, điểm chuẩn năm 2019 hầu hết các ngành là 14 điểm, điểm chuẩn năm 2018 cũng hầu hết ở mức 13-14 điểm. Đại học Hải Dương, điểm chuẩn năm 2018 hầu hết các ngành ở mức 13-14 điểm, còn điểm chuẩn năm 2019 đối với các ngành là 13 điểm.
Mức điểm chuẩn mà các trường đại học công bố đã tính cả điểm cộng ưu tiên khu vực (nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú) và đối tượng (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số...).
Tự hạ thấp đẳng cấp, đưa mình vào "chỗ chết"?
Theo đánh giá của vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT, đề thi THPT Quốc gia 2019 đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Nếu căn cứ vào tỉ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay 13 điểm chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.
Qua đó, có thể nói, với mức điểm chuẩn chỉ 13 điểm hay 13,5 điểm thì năng lực của thí sinh chưa đạt được mức kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp.
Theo TS. Nguyễn Đăng Vũ, Hiệu trưởng trường đại học Phạm Văn Đồng, nguyên nhân dẫn đến việc các trường đại học địa phương hiện nay khó tuyển sinh, chưa hẳn là do chất lượng đào tạo không tốt:
"Đa số thí sinh có điểm cao thường chọn những trường ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, sau khi tốt nghiệp, các em ở lại đó công tác. Vì vậy, các trường đại học ở địa phương, sẽ mất đi một nguồn tuyển sinh, có lẽ vì vậy phải hạ tiêu chuẩn xuống".
Bày tỏ quan điểm trước bức tranh tuyển sinh năm nay, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nộikhẳng định: "Để đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên, trường đại học không chỉ phụ thuộc quá trình đào tạo mà ở toàn bộ quá trình, từ khi sinh viên vào trường, thậm chí trước khi vào trường, đồng thời phải theo dõi sinh viên đến cả sau khi tốt nghiệp. Nói vậy để thấy được rằng, muốn có được chất lượng cử nhân tốt thì phải đảm bảo tất cả các khâu phải tốt!
Theo ông, hiện nay, trường đại học Bách khoa Hà Nội rất tích cực trong công tác truyền thông, tuyển sinh nhưng không chạy theo số lượng: "Tất nhiên, phải đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh và đạt mục tiêu nhất định, nhưng đại học Bách khoa Hà Nội luôn luôn đặt số lượng xuống hàng thứ hai mà mục tiêu chính của trường là phải chọn những sinh viên có chất lượng tốt".
Chia sẻ thêm về hiện tượng "hạ mình" tuyển sinh hiện nay, PGS.TS Trần Văn Tớp cho biết: "Bên cạnh một số trường đại học chú trọng chất lượng sinh viên, cũng có một số trường tuyển sinh được sinh viên rất khó, thế nhưng tuyển sinh đủ lại càng khó, nên mới dẫn đến câu chuyện "vơ bèo vạt tép", thậm chí gửi giấy báo trúng tuyển nhập học đến cả những thí sinh không đăng ký nguyện vọng.
Các trường đại học nếu không tuyển sinh được thì hãy nghĩ đến việc tái cấu trúc, tăng cường đầu tư, tăng cường đội ngũ, sáp nhập thậm chí đi đến mức cực đoan là giải thể. Nếu chỉ lo tuyển sinh "bất chấp" cho đủ số lượng thì không thể tồn tại lâu bền được".
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cho biết: "Đối với việc đưa ra điểm chuẩn xét tuyển quá thấp thì tất nhiên chất lượng đầu vào sẽ thấp. Tuy nhiên, để đánh giá, còn tùy thuộc vào phương pháp và trình độ đào tạo của từng trường đại học.
Chẳng hạn, nếu trường đó có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thật tốt, đảm bảo chất lượng đầu ra, cử nhân có đủ năng lực, trình độ để làm việc thì không có gì đáng nói. Còn nếu như song hành với việc "vơ vét" để có thật nhiều sinh viên mà không có biện pháp để nâng cao chất lượng đầu ra, không đảm bảo thì hoàn toàn không thể được".
Theo TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cho rằng, việc đánh giá điểm chuẩn cao hay thấp phải dựa trên phổ điểm. Nếu điểm 13-14 chiếm khoảng 50% thí sinh đăng ký xét tuyển thì được đánh giá là rất thấp. Điểm 13-14 là đạt mốc thấp nhất.
"Tùy theo thương hiệu của các trường đại học để đưa ra điểm chuẩn. Những trường đại học thuộc top trên vẫn lấy điểm chuẩn cao, còn những trường đại học nằm top dưới lại chọn điểm thấp, vừa với "mức sàn" của bộ GD&ĐT của những năm trước. Việc những trường đại học đưa mức điểm chuẩn xét tuyển thấp chính là thể hiện "tự hạ thấp" đẳng cấp của trường", TS. Lê Viết Khuyến phân tích.
Nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học cũng bày tỏ: "Bộ GD&ĐT cũng nên đưa ra ràng buộc về chất lượng đầu ra đối với các trường đại học lấy điểm chuẩn thấp để đảm bảo chất lượng tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo nhân lực".
Hiện nay, việc tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ GD&ĐT chỉ có vai trò giám sát, định hướng. Chính vì vậy, các trường lấy điểm chuẩn thấp, bộ GD&ĐT không có quyền can thiệp mà chỉ khuyến cáo các trường cân nhắc trong việc quyết định chính sách chất lượng của trường mình. Xác định điểm quá thấp cũng đồng nghĩa với việc các trường tự xác định vị thế chất lượng thấp của mình trong hệ thống.
Cẩm Mịch
Bài viết đăng trên ấn phẩm báo in Đời sống & Pháp luật Chủ nhật số 33
Theo ĐSPL
Tuyển ngành du lịch nhưng công bố mã ngành Việt Nam học? Một trường ĐH công bố tuyển sinh ngành du lịch nhưng sử dụng mã ngành tuyển sinh Việt Nam học và theo trường này nguyên nhân là do phần mềm chưa cập nhật. Văn bản Trường ĐH Văn hóa TP.HCM gửi Bộ GD-ĐT đề nghị điều chỉnh mã ngành du lịch - H.A Không thống nhất về thông tin mã ngành Theo phản...