Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như “gài bẫy”
Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Một phụ huynh ở Nhật Bản đã chia sẻ bài toán và cho rằng cô giáo có lẽ đã chấm sai cho con mình. Điều đáng nói bài toán này không phải là những phép tính cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học. Dù vậy, đáp án của nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới Toán học Nhật Bản.
Trong hai phép tính được cô giáo cho, học sinh tiểu học đã trả lời đúng câu đầu tiên là 4,8 3,5 = 8,3. Tuy nhiên, trong câu hỏi 3,9 5,1 = 9,0 lại được coi là một câu trả lời sai. Giáo viên cho điểm giải thích với học sinh đáp án đúng phải là 9 chứ không phải 9.0. Về nguyên tắc nếu sau dấu phẩy là số 0 thì không cần phải ghi vào.
Tuy nhiên, kết quả này khiến cư dân mạng tranh cãi dữ dội. Họ cho rằng 9 hay 9,0 không có gì khác nhau. Cách chấm như vậy sẽ thiệt thòi cho học sinh, soi lỗi sai không đáng có. Sự việc căng thẳng đến nỗi một lãnh đạo ngành giáo dục của nước này phải lên tiếng giải thích: “Việc viết 9.0 như hiện nay là trái với chương trình giảng dạy của Nhật Bản và việc chấm điểm là tùy ý của giáo viên phụ trách”, người này nói.
Trái ngược với quan điểm của chính phủ, giới giáo dục cho rằng “Giáo dục ở Nhật Bản quá cứng nhắc. Giáo dục kiểu truyền thống, không linh hoạt làm tổn hại đến khả năng sáng tạo của học sinh”. Còn nhà toán học Nhật Bản Kenichiro Mogi thì chỉ trích hệ thống giáo dục Nhật Bản rằng: “Chuyện như thế này chẳng khác nào đánh đố trẻ em”.
Video đang HOT
Trong khi đó, cũng một bài Toán tương tự nhưng ở Trung Quốc, khi học sinh không đặt số 0 sau phép tính hàng dọc, cô giáo lại chấm sai. Cụ thể trong câu hỏi của cô giáo là “7,5 – 2,5 = ?”, học sinh đưa ra đáp án là “5″, thế nhưng cô giáo thì lại không cho rằng như vậy là đúng và gạch sai đáp án của học trò.
Nghi ngờ cô giáo nhầm lẫn, bà mẹ này gọi hỏi cho rõ lý do. Cô giáo sau đó đã gửi lại nguyên mẫu bài toán mà vị giáo viên này ra đề trong yêu cầu ghi rõ là giữ nguyên số sau dấu thập phân. Vậy nên đáp án đúng của bài toán này phải là “7,5 – 2,5 = 5,0″ chứ không phải là “5″.
Nhiều người cho rằng, thực ra, Toán học là Toán học, mục đích ban đầu là rèn luyện kỹ năng tính toán của trẻ chứ không phải rèn luyện khả năng đọc hiểu, có nhiều cách để tăng hứng thú, không cần chọn những câu hỏi “đặt bẫy” và làm trẻ lúng túng.
Tuyển sinh đại học năm 2022: Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021 và điều này nhận được sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Tạo thuận lợi nhất cho học sinh trong bối cảnh học tập gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là chủ trương của ngành Giáo dục, giúp các thí sinh bớt áp lực, đồng thời bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào cho các cơ sở đào tạo.
Một tiết học của học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm
Nhiều điều chỉnh có lợi
Năm 2021, cả nước có 1.021.117 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non. Kết quả, có gần 531.000 thí sinh trúng tuyển, đạt gần 93% so với chỉ tiêu. Đây cũng là năm có kết quả tuyển sinh cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác tuyển sinh còn gặp khó khăn, như thời gian tuyển sinh kéo dài; một số trường phải điều chỉnh phương án, chỉ tiêu tuyển sinh, chưa dự báo chính xác số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học, dẫn đến tình trạng tuyển vượt chỉ tiêu; khâu lọc ảo chưa đạt hiệu quả như mong muốn...
Để giải quyết những bất cập trong công tác tuyển sinh năm nay, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật. Điểm mới quan trọng nhất mà thí sinh cần lưu ý, thay vì đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non cùng với việc đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông như mọi năm, mùa thi này, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tất cả nguyện vọng của thí sinh đều được lọc ảo chung trên hệ thống. Với cách thức đó, các cơ sở đào tạo hạn chế được tối đa số lượng thí sinh ảo, tạo thuận lợi để học sinh lựa chọn ngành mình yêu thích và sẽ trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, trong bối cảnh dạy - học còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, chủ trương chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm nay có nhiều ý nghĩa với học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của học sinh lên cơ sở dữ liệu ngành và được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác tuyển sinh. Điều này không chỉ giảm vất vả cho nhà trường, học sinh trong việc in, chứng thực kết quả học tập, mà còn bảo đảm tính chính xác, khách quan và minh bạch.
Em Nguyễn Thu Trang, học sinh Trường Trung học phổ thông Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) chia sẻ: "Kế hoạch ôn luyện vào đại học năm nay của em không bị xáo trộn, bởi công tác tuyển sinh vẫn ổn định. Điều này giúp em yên tâm, tự tin khắc phục khó khăn do dịch bệnh để học tập tốt".
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bảo đảm tuyển sinh công bằng, chất lượng
Bên cạnh mục tiêu khắc phục những hạn chế của công tác tuyển sinh năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các cơ sở đào tạo phát huy quyền tự chủ, bảo đảm tuyển sinh công bằng, chất lượng.
Nếu như năm 2021 có khoảng 20 phương thức xét tuyển được các trường sử dụng, trong đó phương thức xét tuyển chính vẫn là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thì năm nay, các trường vẫn có chung định hướng đa dạng phương thức, song giảm dần sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), năm nay, trường dự kiến giảm tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông còn khoảng 10-15%, tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường, trong đó có xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chủ trương này đã được thông báo từ tháng 1-2022, giúp thí sinh chủ động, có thời gian chuẩn bị...
Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội cơ bản duy trì ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước, trong đó có việc sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đơn vị tổ chức. Từ nay đến tháng 7-2022, đơn vị dự kiến tổ chức khoảng 11 đợt thi đánh giá năng lực ở nhiều địa phương, vì vậy, thí sinh có nhiều cơ hội thử sức. Các em có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung hoàn thiện để ban hành quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non trong tháng 5-2022. Việc xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo cũng đang được khẩn trương triển khai.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, các trường cần bảo đảm công bằng cho thí sinh tham gia xét tuyển ở các phương thức khác nhau. "Với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình, không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Việc lựa chọn, đưa thêm phương thức hoặc tổ hợp tuyển sinh mới cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh gây lúng túng cho các em", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Tâm sự của giáo viên 'không được phép bệnh' và nỗ lực thích nghi để dạy học thời Covid-19 Mỗi ngày đến lớp, việc giáo viên không chỉ dạy học, kiêm thêm nhiệm vụ đếm học sinh bị mắc Covid-19 và thống kê những em là F1 để thông báo về cho phụ huynh theo dõi, quản lý rồi báo cáo sĩ số học sinh vắng học về trường đã không còn là chuyện lạ. Nỗ lực thích nghi để dạy học...