Bài thuốc từ hoa ngọc lan
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,…
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,… Có thể dùng pha trà để uống, với nhiều cách khác nhau, cho nhiều công dụng khác nhau như dưới đây.
Cây ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chồi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 – 15 cánh, có mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa. Mùa ra hoa và quả vào tháng 4 – 9 hằng năm. Cây được trồng ở nhiều nơi làm cảnh.
Theo Đông y, bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái về phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.
Video đang HOT
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,… (Ảnh: Internet)
Bài 2: Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.
Bài 3: Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Bài 5: Chữa ho do lạnh: Hoa ngọc lan 20g, đem tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc (nấu) uống như trà.
Bài 6: Chữa đau đầu: Ngọc lan hoa trắng 8 cái, hoa nhài 10 cái, lá hoa sen 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Bài 7: Nhuận da, kích thích tiêu hóa: Hoa ngọc lan 6g, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.
Theo Sức khỏe và đời sống
Quả đào làm đẹp, chữa nhiều bệnh
Đào là một trong những loại quả quí. Và không chỉ thế, quả đào còn có tác dụng chữa bệnh cũng như dưỡng nhan sắc.
Ảnh minh họa: Internet
Quả đào còn có tên đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào... Tên khoa học: Prunus persica Stokes., họ Hoa hồng (Rosaceae). Đào có hàm lượng cao glucose, sucrose và fructose, chất xơ, protein, lipid, Ca, P, Fe, K, caroten, các sinh tố B1, B2, C, acid nitric.
Đặc biệt hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Đào chín có nhiều acid hữu cơ và chất xơ có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày, ruột, thuận lợi cho tiêu hóa. Vị chua ngọt, tính ấm; vào can và trường vị nên đào có tác dụng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích.
Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng, sốt, khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, chấn thương đụng giập, các chứng kiết lỵ, bế kinh... Hằng ngày có thể dùng 2 - 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô.
Dưỡng da, bảo vệ nhan sắc: đào chín hoặc mứt đào khô ăn ngày 1 - 4 trái.
Hoặc mát-xa da mặt bằng đào: đào tươi 2 quả gọt vỏ bỏ hạt, xay nhuyễn, ép lấy nước; thêm ít nước cơm, đắp lên da mặt mỗi ngày.
Dùng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng: đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.
Cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước: đào chín rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 3 quả.
Trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh: đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần.
Người yếu phổi, hen, ra mồ hôi trộm: đào chín 2 - 3 quả, gạo tẻ 60g. Đào rửa sạch, bỏ hạt xay nhuyễn, cùng gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho bột đào và đường vừa ăn, đun sôi. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).
Người có chứng miệng khô, ít nước bọt, người già hư nhược, phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt: đào tươi ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả. Công dụng: tăng tiết nước bọt, ích khí, nhuận tràng, hoạt huyết.
Kiêng kỵ: Không nấu với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Không nên ăn nhiều sinh nhiệt lở ngứa, những người mắc bệnh về nhiệt hạn chế ăn.
Theo SKDS
Bài thuốc kỳ diệu từ rau sam tống hết sỏi thận không cần mổ Rau sam là một loại thân thảo mọc hoang ở những vùng ẩm mát như bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea. Thân cao khoảng 10 - 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá...