Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ em hiệu quả
Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng.
1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá
Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.
Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.
2. Lá húng chanh lợi phế, thông cổ
Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.
Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
3. Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.
4. Quất xanh chữa ho nhiễm lạnh
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Video đang HOT
Cách thực hiện: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
5. Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
6. Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Ảnh: mooseyscountrygarden.com
7. Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.
Theo VNE
Xử trí đúng cách khi trẻ bị chó cắn
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) mới tiếp nhận bé trai 4 tuổi bị chó becgie nhà cắn, phải khâu hàng chục mũi trên mặt. Bệnh nhi nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng mặt, đầu và sau gáy. Trường hợp này dù không đe dọa tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ về sau. Còn trước đó không lâu, một bé trai 4 tuổi tại Củ Chi, TP HCM, đã tử vong do bị chó dữ tấn công với nhiều vết thương nặng ở mặt, ngực, mông, đầu.
Trong năm 2013, cả nước có 300.000 người bị chó dại tấn công, 99 người tử vong. Thống kê những năm gần đây của Viện Pasteur TP HCM cho thấy, có hơn 40% trường hợp bị chó cắn là trẻ em.
Khi bị chó cắn, ngoài nguyên nhân thẩm mỹ và sức khỏe, nó còn có thể gây ra bệnh dại (bệnh viêm não tủy cấp tính) do virus dại. Virus dại thường lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn. Ngoài ra, nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, chuột, sóc, chó rừng... Người bị nhiễm virus này sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
Triệu chứng dại ở động vật
- Hung dữ khác thường.
- Nước dãi nhiều.
- Giọng sủa khàn.
- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
- Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.
Biện pháp phòng chống bệnh dại
- Hạn chế nuôi chó mèo.
- Tiêm phòng dại cho chó mèo.
- Chó nuôi phải xích, nhốt.
- Chó ra đường phải có rọ mõm.
- Người bị chó, mèo nghi dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.
- Không nên điều trị thuốc Nam khi bị chó, mèo dại cắn.
Lưu ý các bậc phụ huynh nuôi chó khi trong nhà có trẻ nhỏ
- Phải xích chó hoặc nhốt vào chuồng cẩn thận, tốt nhất nên có rọ mõm.
- Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.
- Nếu chẳng may bé bị chó cắn, phải xử lý như các bước phía dưới, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết con chó.
Cách xử trí khi bị động vật cắn
- Rửa thật kỹ vết cắn bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt virus dại.
- Băng ép cầm máu nếu có tổn thương chảy máu nhiều, nhưng không nên băng quá kín nếu không chảy máu.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm văcxin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm văcxin.
Đối với các trường hợp bị cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại; bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; hoặc có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu thì phải tiêm đồng thời cả văcxin phòng dại và huyết thanh kháng dại.
Tiêm ngừa dại trong những trường hợp bị vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó hoặc con chó đang bị ốm.
Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.
Có thể đến Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại, riêng huyết thanh kháng dại chỉ đến Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mới có.
Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh _Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)
Theo VNE
Không nên cắt bao quy đầu cho trẻ, tại sao? Một số nhà ngoại khoa còn cho rằng bao quy đầu là nguồn dự trữ da rất tốt của cơ thể để dự phòng hay thay thế những phần da khác khi không may bị mất một mảng da nào đó trên cơ thể. Cắt bao quy đầu thường quy cho trẻ em vừa mới sinh có xu hướng ngày càng giảm dần,...