Bài thuốc chữa ho do cảm lạnh
Đông y gọi bệnh ho khái thấu. Bệnh có liên quan trực tiếp đến phế và gián tiếp với các tạng phủ khác.
Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì hô hấp của khí quản không thuận lợi, gây chứng ho. Bệnh có 4 loại chính: phong hàn khái thấu, đờm nhiệt khái thấu, phế hư khái thấu, đàm ẩm khái thấu.
Bệnh phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết nóng lạnh thất thường, do không biết đề phòng, khiến cho khí phong hàn liễm vào phế. Phế bị mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây bệnh.
Người bệnh có triệu chứng: sợ lạnh, ho luôn, hơi thở ngắn, ra đờm dãi nhiều đặc và hay hắt hơi, mũi chảy nước trong, đầu sưng và đau, ở trong ngực bức bách khó chịu, không có mồ hôi, mạch phù, hoãn, rêu lưỡi trắng và mỏng. Phương pháp chữa là phát tán phong hàn (tán hàn tuyên phế, ôn phế tán hàn). Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bán hạ 16g, tiền hồ 12g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, trần bì 8g, sinh khương 8g, chỉ xác 8g, phục linh 12g, tô diệp 12g, cam thảo 6g, đại táo 7 quả. Sắc uống. Trị sốt, sợ lạnh, nhức đầu không có mồ hôi, ngạt mũi, họng và môi khô, ho đờm trắng loãng.
Triệu chứng của cảm lạnh.
Bách bộ là vị thuốc trị ho do cảm lạnh.
Bài 2: bách bộ 12g, cát cánh 8g, trần bì 8g, bạch tiền 12g, kinh giới 8g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Tán bột, ngày uống 12 – 16g. Trị cảm cúm, ho lâu ngày, đờm nhiều sợ gió (ho, ngứa cổ, đờm loãng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phát sốt sợ rét, đau đầu đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng).
Bài 3: nhân sâm 30g, tử tô ngạnh 30g, bán hạ 30g, chỉ xác 30g, cát cánh 30g, cát căn 30g, tiền hồ 30g, xích linh 30g, trần bì 20g, cam thảo 20g. Các vị tán bột. Mỗi lần uống 15 – 20g, dùng 1,5 bát nước và 2 lát gừng tươi, đun cạn còn 1/2 bát, bỏ bã, cho uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. Gia giảm: nếu ở bên trong có nhiệt thì gia hoàng cầm 10g; có hàn thì gia ma hoàng 8g, can khương 8g. Nếu là người hư lao, khí huyết đều hư và phụ nữ thai tiền sản hậu mà mắc phải bệnh này thì kết hợp dùng bài Tứ vật thang: sinh địa 12g, bạch thược 10g, đương quy 10g, xuyên khung 6g. Sắc uống.
Bài 4: mạch đông 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, hoàng cầm 8g, thiên môn đông 12g, bối mẫu 12g, quất hồng 4g, tang bì 12g. Sắc uống. Dùng cho bệnh nhân ho lâu ngày hay sốt về chiều và đêm, họng khô ráo…
Bài 5: phòng phong 40g, hoàng kỳ 40g, bạch truật 40g. Các vị sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 15 – 20g, hòa với rượu hoặc nước đun sôi nóng, uống. Chữa chứng phong tà lưu niên mãi không tán đi được, phát sinh ho có đờm hoặc mồ hôi tự ra lâu không dứt.
Khi bị ho do cảm lạnh, ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn uống các món sau:
Cháo tía tô: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô và gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào đun sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.
Cháo tỏi: tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ, cho nước vào lọc lấy nước, cùng gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho thịt vào đun sôi lại là được. Ăn 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.
Video đang HOT
Nước hoa cúc: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy đến khi đường tan hết, ép lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày 4 – 5 lần, cách xa bữa ăn, uống liền 3 – 5 ngày.
Trẻ bị sổ mũi mùa đông, mẹ nên làm ngay 3 món này sẽ thuyên giảm
Vào mùa đông, trẻ có nguy cơ bị sổ mũi cao hơn do tác động của thời tiết lạnh. Sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, cảm lạnh nếu đi kèm với hắt hơi, sốt, ho.
Nếu chỉ đơn thuần là do khí lạnh xâm nhập, mẹ có thể nấu 3 món ăn giúp trẻ bị sổ mũi giảm triệu chứng này.
Thông thường, khi trẻ bị khí lạnh xâm nhập sẽ xuất hiện các cơn sổ mũi. Nếu chỉ đơn thuần là do nguyên nhân này mà không phải do cảm cúm hay cảm lạnh thì vào những ngày đầu mẹ có thể tham khảo thực đơn 3 món dưới đây để hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé.
Sử dụng dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh ở trẻ sẽ giảm tác hại hơn so với dùng kháng sinh với những trường hợp như trên.
1. Cháo tía tô cho trẻ bị sổ mũi
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 20 gram lá tía tô, 20 gram gừng tươi, 20 gram đường phèn.
Cách thực hiện:
- Đem gạo vo sạch, rửa và thái nhỏ lá tía tô, giã nhỏ gừng
Lá tía tô là cây có tính ấm vị cay. Nhờ đó mà nó có tác động mạnh mẽ tới hệ cơ quan là tim - phổi - tỳ (Ảnh: Internet)
- Đem gạo đi nấu cháo
- Khi cháo chín đem bỏ tía tô, gừng và đường phèn vào rồi quấy đều tới khi cháo sôi lại thì bắc xuống tắt bếp.
Cách dùng: Mẹ cho trẻ ăn 2 lần trong ngày khi đói, ăn liên tục trong vòng từ 3 - 5 ngày.
Công dụng:
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, lá tía tô là cây có tính ấm vị cay. Nhờ đó mà nó có tác động mạnh mẽ tới hệ cơ quan là tim - phổi - tỳ. Sử dụng lá tía tô có thể giúp trẻ/người lớn ra được mồ hôi và loại trừ cảm cúm cũng như các bệnh triệu chứng liên quan như ho khan, giúp long đờm, hen suyễn.
Do vậy mà Lương y cho biết, bên cạnh việc giúp hỗ trợ chữa trị bệnh ho thì cháo tía tô cũng giúp giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, đưiòng phèn được cho vào cháo có tính ngọt bình, đi vào tỳ và phế. Tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế và chỉ khái trừ đàm. Khi sử dụng đường phèn cho trẻ bị sổ mũi vào mùa đông sẽ giảm nguy cơ cảm cúm ngay từ bước đầu, hạn chế biến chứng sang viêm phế quản hay viêm phổi.
2. Cháo thêm gừng, hành
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 5 lát gừng, 5 cây hành lá, một thìa cà phê dấm.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu, vo gạo cho vào nồi để nấu cháo
Cháo gừng hành hỗ trợ tiêu đờm, giảm sổ mũi (Ảnh: Internet)
- Sau khi cháo đã được ninh nhừ thì cho hành, gừng, dấm vào quấy đều tới khi sôi lên là được.
Cách dùng: Cho trẻ ăn khi còn nóng.
Công dụng:
Với cháo gừng, lương y Vũ Quốc Trung giải thích rằng trong Đông y gừng có tác dụng giúp tiêu đờm, giải độc tố và giảm nôn ói. Thích hợp dùng cho người đang bị cảm lạnh, bị ho, buồn nôn, đặc biệt là trẻ bị sổ mũi hiệu quả.
Còn hành được thêm vào cháo sẽ tăng vị bình, cay giúp phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết. Do vậy sẽ đẩy được mồ hôi ra ngoài và lợi tiểu hơn. Khi dùng hành sắc lấy nước sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh sốt rét, bị sốt, cảm hay đau nhức đầu, phù thũng mặt cũng như sáng mắt, yên thai, lợi cho ngũ tạng.
Do vậy để giúp giảm trẻ bị sổ mũi mùa đông thì mẹ có thể nấu cháo trắng thêm gừng và hành thái nhỏ.
3. Cháo tỏi
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 100 gram thịt lợn nạc, 1 củ tỏi, 10 gram lá chanh, gia vị để nêm nếm.
Cách làm:
- Gạo đem vo sạch, rửa thịt lợn, lá chanh để khô nước
Tỏi là gia vị phổ biến trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm hay giảm ho, sốt (Ảnh: Internet)
- Đem thịt lợn vừa làm sạch đi băm nhỏ và ướp gia vị sau đó xào chín
- Gạo đem bỏ nồi để ninh cháo
- Lá chanh và tỏi đem giã nhỏ rồi lọc lấy nước cho vào nấu cùng với cháo
- Khi cháo đã ninh chín thì cho thịt lợn đã xào vào đun cùng tới khi cháo sôi lại thì tắt bếp.
Cách dùng: Mẹ chia cháo ra thành các phần nhỏ rồi cho trẻ ăn dần. Lưu ý không để trẻ ăn quá no.
Công dụng:
Lương y Vũ Quốc trung giải thích, tỏi và lá chanh là hai gia vị phổ biến trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm hay giảm ho, sốt. Còn với trẻ nhỏ, tỏi và lá chanh vừa đủ sẽ giúp giảm sổ mũi hiệu quả.
Lương y cho biết, trong tỏi có tính ấm vị cay giúp tiêu tích, sát trùng và giải độc từ đó ức chế các vi khuẩn và giảm bớt sưng viêm ở mũi. Do vậy có thể dùng tỏi để trị sổ mũi cho trẻ.
Lời khuyên của thầy thuốc:
Mặc dù các món ăn cho trẻ bị sổ mũi ở trên đều được làm từ các nguyên liệu lành tính và phổ biến, nhưng cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi vừa thấy trẻ có biểu hiện sổ mũi hoặc ho sốt mức độ nhẹ.
Lưu ý, nếu như áp dụng từ 3 - 5 ngày mà không thấy triệu chứng ở trẻ bị sổ mũi thuyên giảm thì cần đi khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn sớm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên cho trẻ ăn các món ăn trên mà cần sự tư vấn của các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng để cân đối cho phù hợp.
Lưu ý dùng thuốc khi cảm lạnh Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, vào mùa đông, khi tiết trời lạnh giá. Các biểu hiện của cảm lạnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Vì vậy khi bị cảm lạnh, mọi người cần dùng đúng thuốc để chữa trị bệnh hiệu quả... Triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh Cảm lạnh thường bắt...