Bài thuốc chữa chàm mạn tính
Chàm mạn tính còn gọi là eczema là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính; nhưng trẻ em và người già dễ mắc hơn cả.
Ảnh minh họa: Internet
Chàm mạn tính còn gọi là eczema là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính; nhưng trẻ em và người già dễ mắc hơn cả. Đông y gọi eczema là bệnh chàm hay thấp chẩn, thấp sang, tẩm dâm sang. Nguyên nhân do phong, nhiệt và thấp kết hợp gây ra bệnh, nhưng do phong là chủ yếu. Ở thể mạn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau mà gây bệnh. Sau đây là bài thuốc chữa chàm thể mạn tính.
Người bệnh có biểu hiện ngứa từng cơn, ngứa nhiều về đêm và lúc trời nóng. Bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, sắc da vùng thấp chẩn xạm, thâm đen do sắc tố kết tụ, da khô, dày lên thành từng vầng, từng đám. Bệnh có kèm triệu chứng toàn thân: xương khớp đau, gối mỏi; nếu phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch tế sác. Phương pháp chữa: Khu phong dưỡng huyết, nhuận táo. Dùng các bài thuốc sau:
Thuốc bôi:
Bài 1: vỏ tôm càng 7 – 10 cái, hùng hoàng 4g, dấm thanh vừa đủ ngâm. Ngâm vỏ tôm trong dấm 3 – 4 giờ; dùng nước dấm ngâm với hùng hoàng, nghiền đều. Bôi vào chỗ chàm.
Bài 2: xuyên hoàng liên 4g, hồng hoa 4g, hồng đơn 4g, chu sa 4g. Tán thành bột mịn; trộn với mỡ trăn cho đều. Bôi vào chỗ chàm.
Video đang HOT
Thuốc rửa: lá vối tươi 100g, lá kinh giới 100g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, sau dùng thuốc mỡ bôi.
Thuốc uống: Dùng một trong các bài:
Bài 1: Tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm: thục địa 16g, sinh địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, khổ sâm 8g, thuyền thoái 6g, thương truật 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, bạch tiễn bì 8g, bạch tật lê 8g, địa phu tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: Nhị diệu thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, thương truật 8g, phòng phong 8g, hy thiêm thảo 12g, ké đầu ngựa 12g, phù bình 12g, bạch tiễn bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, mộc thông 8g, khổ sâm 12g, xa tiền tử 8g, trạch tả 12g, sinh địa 12g, địa phu tử 12g. Sấy khô tán bột, làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 20g. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can. Chữa chàm mạn tính.
Bài 4: Tứ vật hợp tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm: đương quy 12g, sinh địa 16g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, thuyền thoái 6g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, trạch tả 10g, hoạt thạch 10g, thông thảo 6g. Sắc uống 3 lần trong ngày. Gia giảm: bệnh phát ở đầu gia bạch chỉ 8g, cảo bản 12g; bệnh ở thân mình gia ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g; bệnh ở tứ chi gia quế chi 6g, độc hoạt 10g; ngứa nhiều gia khổ sâm 10g, bạch tiễn bì 12g.
Lưu ý: Khi mắc bệnh, cần xác định các nguyên nhân để chữa trị, tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng; nghỉ ngơi hợp lý và ăn kiêng các loại thức ăn có chất kích thích dễ gây ngứa; vệ sinh da đề phòng tái phát.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp điều trị bệnh chàm eczema.
Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất. Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh "chàm" tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán da học.
Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da. Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc và tính mạn của nó. Tỷ lệ tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới. Tại London 18% chàm được tìm thấy trong các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về các bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Chàm chiếm 17% trong tất cả các bệnh tại Hylạp.
Các từ "viêm da" và "chàm" nói chung được dùng như đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong khi mọi dạng chàm đều là viêm da, nhưng không phải viêm da đều là chàm.
Theo tây y: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật đầy đủ về bệnh, nhưng có thể xem chàm là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, các yếu tố này đơn độc hay phối hợp. Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải tất cả những trường hợp nào viêm da cũng do chàm, và chàm là một bệnh ngoài da không lây.
Bệnh có thể chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau.
Theo đông y: Nguyên nhân do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh.
Đây là bệnh thuộc loại dị ứng nên việc phòng tránh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt cần được chú ý:
Không dùng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt chó, thịt gà, nhộng, các loại hải sản, lạc nhân, mắm tôm...
Tránh tiếp xúc các loại giày tất, quai dép, các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm... Mỗi người sẽ bị dị ứng với từng loại hoá chất khác nhau nên bản thân cần tự phát hiện được mình đang bị dị ứng với cái gì, loại gì từ đó có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.
Thời tiết, môi trường luôn thay đổi hoặc không phù hợp cũng làm cho bệnh thêm phức tạp. Do đó, người bệnh cần nêu cao ý thức tự phòng tránh.
Ảnh anh Hào trước điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
Ảnh anh Hào sau điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
ĐIỀU TRỊ:
CHÀM hay còn gọi là eczema, điều trị bằng TINH HOA TẢ CAN kết hợp bôi coticoid (Flucinar), ngâm rửa hàng ngày bằng nước lá chè xanh. Trường hợp rất dày sừng lâu ngày có thể cần dùng đến Laser làm bong vảy thì bệnh sẽ được điều trị nhanh hơn.
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.
Theo 24h
Đông y hỗ trợ điều trị chứng cận thị Theo y học cô truyên, cân thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn; Ảnh minh họa: Internet Theo y học cổ truyền, cận thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy...