Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội: 195 phút, 150 câu hỏi
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi bao gồm 150 câu hỏi cho cả 3 phần nội dung, thời gian làm bài 195 phút.
Ông Nguyễn Tiến Thảo (người đứng), Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, giới thiệu về bài thi đánh giá năng lực dành cho học sinh THPT năm 2021 trung tâm sẽ tổ chức – ẢNH NGỌC DIỆP
Chiều nay, 24.2, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu về các bài thi đánh giá năng lực 2021 ở Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, giới thiệu về bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT 2021 do trung tâm này tổ chức, với đa mục đích, trong đó có mục đích quan trọng là các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội (và các trường đại học bên ngoài khác) dùng để làm căn cứ tuyển sinh đại học 2021.
Theo ông Thảo, khi thiết kết bài thi đánh giá năng lực năm 2021, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội hướng tới việc đánh giá 3 nhóm năng lực chính của thí sinh. Nhóm 1: năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề. Nhóm 2: năng lực toán, xử lý số liệu; tiếng Việt, tư duy ngôn nữ, lập luận logic… Nhóm 3: năng lực khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên/công nghệ, khoa học xã hội.
Bài thi đánh giá năng lực năm 2021 sẽ bao gồm 150 câu hỏi với tổng thời gian làm bài là 195 phút. Trong đó, phần đánh giá tư duy định lượng có thời gian làm bài dài nhất, với 75 phút. Hai phần còn lại (tư duy định tính, khoa học tự nhiên – xã hội), mỗi phần thí sinh làm bài trong 60 phút.
Phần tư duy định lượng, thí sinh sẽ được hỏi các nội dung về toán học, thống kê và xử lý số liệu trong chương trình 3 năm THPT (lớp 10, 11, 12). Phần tư duy định tính, thí sinh sẽ được hỏi các nội dung về văn học – ngôn ngữ trong chương trình THPT (từ lớp 10 đến lớp 12). Phần khoa học tự nhiên – xã hội, thí sinh sẽ được hỏi các nội dung về lý, hóa, sinh, sử, địa… trong chương trình lớp 11 và 12.
150 câu hỏi được chia đều cho 3 phần, tổng điểm 150 cũng được chia đều cho 3 phần. Với phần tư duy định lượng và khoa học tự nhiên – xã hội, hình thức câu hỏi là trắc nghiệm, có cả trắc nghiệm dạng chọn phương án trả lời, có cả trắc nghiệm dạng thí sinh tự điền đáp án. Còn phần tư duy định tính chỉ có câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn phương án trả lời.
Ngày 15.3 công bố bài kiểm tra mẫu
Video đang HOT
Năm nay, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức 6 đợt thi, tại Hà Nội, quy mô mỗi đợt khoảng 2.000 thí sinh. Đợt đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9.5; đợt 2 vào ngày 22 và 23.5; đợt 3 vào ngày 5 và 6.6; các đợt 4, 5, 6 được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 12.6 đến 24.7.
Từ 1.4, thí sinh đăng ký dự thi. Còn trước đó, ngày 15.3, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ công bố bài thi tham khảo (bài thi mẫu).
Ông Thảo cũng cho biết, thí sinh có thể dự thi nhiều đợt. Tuy nhiên, thời gian dự thi giới hạn của mỗi em cách nhau tối thiểu 28 ngày. Ví dụ, lần 1 thi ngày 8.5 thì lần thứ 2 các em được dự thi sớm nhất là ngày 5.6.
Sau khi đăng ký dự thi, các em có quyền được chuyển ca thi trước 14 ngày với điều kiện nếu ca thi các em muốn dời đến vẫn còn đủ chỗ. Các em cũng có quyền hủy đăng ký dự thi. Thông tin thay đổi (chuyển ca thi, hủy thi…) được xác thực qua email cá nhân.
Ông Thảo khẳng định: “Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện thi cũng như không tổ chức thi thử cho thí sinh. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia, cộng tác viên của trung tâm cam kết không tổ chức bất kỳ hoạt động nào liên quan đến bài thi đánh giá năng lực do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức”.
Theo ông Thảo, trước kỳ thi, trung tâm chỉ “hỗ trợ” thí sinh một việc duy nhất là công bố bài thi tham khảo. Để ôn thi, các em làm bài thi mẫu trên giấy hoặc trên máy tính để làm quen câu hỏi, dạng thức, ngôn ngữ được sử dụng trong từng phần dự thi. Sau đó thì ôn tập phần làm chưa tốt.
Ông Thảo lưu ý: “Các em phải làm tuần tự từ phần 1 (định lượng) đến phần 2 (định tính) rồi sang phần 3 (khoa học). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh không thể quay trở lại làm các câu hỏi của phần 1″.
Công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà nội
Năm 2021, thí sinh sẽ biết kết quả ngay sau khi hoàn thành bài thi Đánh giá năng lực. Câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai không tính điểm.
Năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tổ chức lại kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT sau một thời gian tạm ngừng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết bài thi sẽ tiếp cập theo hướng phi truyền thống nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh chứ không đơn thuần phục vụ cho tuyển sinh đại học.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần; trong đó, phần 1 kiểm tra về Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút; phần 2 kiểm tra về Tư duy định tính có 50 câu hỏi thực hiện trong 60 phút; phần 3 kiểm tra về Khoa học gồm 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội thực hiện trong 60 phút.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi điền đáp án; thời gian làm bài là 195 phút với thang 150 điểm.
Thí sinh sẽ biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi, trên cổng www.khaothi.vnu.edu.vn . Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội
Theo GS Thảo, đến nay nhà trường đã xây dựng kịch bản chi tiết cho các đợt thi của năm 2021. Đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi Đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những nhóm câu hỏi phù hợp, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017 - 2020.
"Với số lượng câu hỏi phong phú sẽ đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, đáp ứng sự cân bằng độ khó của từng đề thi cho mỗi học sinh tham dự nhiều đợt trong năm", GS Thảo nói.
Bài thi mẫu đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được công bố trước ngày 15/3/2021.
Các thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020
Năm nay, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4/202.
- Đợt 1: 08 - 09/5/2021
- Đợt 2: 22 - 23/5/2021
- Đợt 3: 05 - 06/6/2021
- Đợt 4: 12 - 13/6/2021
- Đợt 5: 10 - 11/7/2021
- Đợt 6: 24 - 25/7/2021
Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2021, quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.
GS Thảo cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi Đánh giá năng lực này với các cơ sở giáo dục đào tạo khác để đạt mục tiêu đề ra.
"Riêng đối với hoạt động tuyển sinh đại học, việc giảm tỉ lệ ảo là điều luôn được quan tâm. Do đó, nếu các trường đại học cùng phối hợp tuyển sinh thì sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo từ nhiều nguồn xét tuyển khác nhau. ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện để công tác xét tuyển và lọc ảo diễn ra thuận lợi", ông Hải nói.
Trên cơ sở ứng dụng khoa học đo lường chất lượng giáo dục đã áp dụng cho bài thi đánh giá năng lực các năm 2015 và 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội đã giao cho Trung tâm Khảo thí là đơn vị chuyên môn xây dựng bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT.
Khác với những năm trước, bài thi Đánh giá năng lực trong giai đoạn tới đây tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông một cách toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại.
Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).
Tất cả các chương trình đào tạo đại học ở ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ dành chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp để xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (mã bài thi Q00) bên cạnh các phương thức xét tuyển đã áp dụng năm 2020.
Dạy online lớp 1, 2: Nên dừng Những học sinh lớp 1, 2 mà đang gặp khó khăn về đọc, viết, giờ học online càng không hiệu quả. Nhiều trẻ dễ bị bỏ lại phía sau Sở GD-ĐT Hải Phòng vừa quyết định dừng triển khai dạy trực tuyến đối với học sinh khối 1, 2 do không hiệu quả và gây khó khăn cho phụ huynh. Đối với các...