Bài tập về nhà của trẻ em trên thế giới
Trong khi trẻ em ở Tây Ban Nha, Anh hay Rumani bị áp lực vì quá tải bài tập về nhà thì ở xứ Wales hoặc Mỹ, học sinh tiểu học không phải làm bài tập sau giờ học.
“Bài tập về nhà” là cụm từ quen thuộc với học sinh. Tuy nhiên, mỗi nơi trên thế giới lại có những quy định hoàn toàn khác biệt về việc giao nhiều hay ít bài tập về nhà cho trẻ em.
Tây Ban Nha: Học sinh bị quá tải bài tập
“Cháu không muốn làm bài tập về nhà”, đây là mong muốn của không chỉ học sinh mà của cả phụ huynh ở Tây Ban Nha. Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con họ phải làm quá nhiều bài khi về nhà và không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi.
Cuối tuần qua, nhiều phụ huynh nước này tập trung phản đối việc giáo viên cho quá nhiều bài tập vào dịp cuối tuần. Thực chất, tình trạng này từ lâu đã là vấn đề nhức nhối với đa số phụ huynh ở “xứ sở bò tót”. Họ cho rằng nhà trường đã đặt gánh nặng quá lớn và áp lực lên học sinh, khiến chúng không có thời gian với gia đình.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), mỗi trẻ 15 tuổi ở Tây Ban Nha trung bình phải dành tới 6,5 giờ mỗi tuần để làm bài tập ở nhà, cao hơn nhiều so với mức trung bình 4,9 giờ của 38 quốc gia của OECD.
Nhiều học sinh mệt mỏi vì bài tập về nhà. Ảnh: Telegraph.
“Bài tập quá nhiều khiến các con tôi có rất ít hoặc không còn thời gian thư giãn, theo đuổi các sở thích khác hoặc chơi đùa cùng mọi người trong gia đình. Đôi khi, bé tỏ ra mệt mỏi và chán nản nên việc làm bài không đem lại hiệu quả.
Tôi nghĩ rằng các em chỉ nên hoàn thành bài trong một cuốn bài tập là đủ và nên có những hoạt động thực hành sáng tạo, hấp dẫn, gắn với thực tế hơn”, Ann, một bà mẹ 4 con ở Tây Ban Nha, nói.
Anh: ‘Con tôi không còn xem việc học là niềm vui’
“Con tôi mới 6 tuổi mà phải mất tới 6 giờ mỗi tuần để làm bài tập. Số lượng bài quá lớn, nặng nề và không cần thiết”, Zainab, phụ huynh 39 tuổi ở London, Anh than phiền.
Cũng theo bà mẹ này, con bà phải dành nhiều giờ để nghiên cứu một chủ đề phức tạp như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất dù còn quá nhỏ tuổi. Cuối cùng, bé chẳng thu được kiến thức gì ngoài căng thẳng và thiếu ngủ.
Video đang HOT
Việc dạy hoặc cho trẻ tự tìm hiểu những vấn đề hiện tại hoặc sự kiện lịch sử là rất tốt. Tuy nhiên, quá nhiều và phức tạp sẽ khiến trẻ khó hiểu, đôi khi gây phản tác dụng.
Zainab kể rằng ngay trong năm học lớp 1, con trai bà đã có dấu hiệu bị căng thẳng vì quá nhiều bài tập. Bé liên tục tỏ ra hoang mang sợ thi trượt, đồng thời không ngừng so sánh bản thân với học sinh khác.
Tất cả những điều đó cho thấy trẻ không hề coi việc học là niềm vui hay sự hấp dẫn. Chúng cho rằng đó là nhiệm vụ phải hoàn thành.
Rumani: Trẻ thường thức đến nửa đêm làm bài
Hệ thống giáo dục ở Rumani quá quan trọng việc giao bài về nhà cho học sinh. Hầu hết trường công lập ở thủ đô Bucharest đều cho rất nhiều bài để các em hoàn thành mỗi tối.
“Con tôi học ở trường từ 12h -18h mỗi ngày. Khi về đến nhà, cháu chỉ có thời gian ăn, nghỉ một chút và làm bài đến tận nửa đêm. Thậm chí có hôm, cháu phải dậy sớm vào buổi sáng để hoàn thành nốt”, phụ huynh của một học sinh 14 tuổi cho biết.
California, Mỹ: Không có bài tập về nhà
Dana McGraw, phụ huynh có con 7 tuổi đang theo học tại trường Country School, bang California, cho biết trường có quy định không giao bài về nhà cho học sinh từ lớp 4 trở xuống.
Dù chính sách như vậy, thực chất phải tận đến cuối năm lớp 5, các em mới được giao bài về nhà làm để chuẩn bị cho kỳ thi vào trường trung học.
“Điều này quả thực tuyệt vời. Mọi việc học của con trẻ đều diễn ra trên lớp học, không hề có áp lực về bài vở sau giờ học. Thời gian còn lại, chúng tôi khuyến khích con vui chơi để thúc đẩy trí tò mò, khám phá”, Dana McGraw nói.
Swansea, xứ Wales: Con tôi có quá ít bài về nhà
Alex, 37 tuổi, sống tại thành phố Swansea, cho biết: “Con tôi 12 tuổi và có rất ít bài về nhà. Hơn thế, đó là những bài khá dễ và chẳng giáo viên nào quan tâm bé có làm hay không. Việc thực hiện là tùy ý thích của mỗi học sinh”.
Anh này cũng cho biết phụ huynh rất khó bắt ép con ngồi vào bàn học bài, bởi chúng biết rằng sẽ chẳng bị phạt nếu không làm.
Thêm nữa, để hoàn thành bài tập thì thường phải sử dụng tới Internet và máy in, điều này đôi khi khiến trẻ sa đà vào những trò chơi trực tuyến.
Theo quan điểm của vị phụ huynh này, 3-5 giờ học ở nhà mỗi tuần là thời lượng lý tưởng cho mỗi đứa trẻ. Nhưng hiện tại, trẻ em nơi đây chỉ dành khoảng 1 giờ mỗi tuần để làm bài sau giờ học.
Theo Zing
Vẫn bơ phờ vì bài tập về nhà
Dù quy định của Bộ GD&ĐT tuyệt đối không giao bài tập về nhà cho học sinh học 2 buổi một ngày nhưng thực tế, học sinh vẫn phải làm rất nhiều bài tập.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Phú Nhuận, TP HCM kể: Có lần, một phụ huynh dắt con đến trường phản ứng dữ dội về chuyện cô giáo chủ nhiệm của con yêu cầu bé phải làm bài tập toán kín 7 trang giấy. Nghĩa là cô tính toán nghỉ 7 ngày thì học trò phải làm đủ 7 trang, mỗi ngày 1 trang.
Làm bài tập cả ngày nghỉ lễ
Phụ huynh này cho hay ban đầu tưởng con bị phạt nhưng hỏi các bé khác cùng lớp mới biết cháu nào cũng phải làm như thế. "Tôi hỏi lại thì giáo viên (GV) cho biết vì sợ trẻ ham chơi, ngày nghỉ không chịu học nên ra bài tập đúng với thời gian trên lớp. Mục đích của GV không xấu nhưng nếu ép trẻ làm bài tập đến mức mặt mũi bơ phờ thì lại quá sai trái, nhất là trong kỳ nghỉ" - vị này nói.
Ông Trần Trọng Khiêm, phụ trách giáo dục tiểu học - Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, TP HCM - cho biết theo quy định của bộ, đối với học sinh (HS) học 1 buổi, khi thời gian trên lớp không đủ giải quyết bài học thì GV có thể giao bài tập về nhà với mục đích ôn tập những bài trên lớp chưa học hết.
Còn đối với những HS học chương trình 2 buổi/ngày thì buổi thứ 2 cũng là thời gian học những bài ở buổi 1 chưa xong, về nhà HS không phải làm bài tập. Tuy nhiên, nếu 1 tuần, HS phải học 5 bài toán nhưng thời gian mỗi bài 40 phút không đủ thì có quyền giao bài tập về nhà.
Chương trình tiểu học quá nặng cũng là một lý do khiến giáo viên phải giao bài tập về nhà cho học sinh. Ảnh: Người Lao Động.
Theo ông Khiêm, lý thuyết là thế nhưng trong thực tế, nhu cầu của phụ huynh rất đa dạng, không ít trường hợp, chính phụ huynh gây áp lực cho GV, yêu cầu GV phải giao bài tập về nhà cho con với lý do nếu không giao thì con lêu lổng, gia đình khó quản.
Nhiều phụ huynh có tâm lý khoán trắng con cho nhà trường trong khi phải hiểu rằng cho bài về nhà thì chính phụ huynh phải là người chủ động hướng dẫn con, có bài tập thì nhắc con phải làm.
"Nếu có sự tương thích giữa giáo dục ở nhà trường với giáo dục gia đình thì việc có bài tập về nhà hay không không quan trọng nữa, bởi vì mục đích cuối cùng là ý thức, thái độ với học tập của HS" - ông Khiêm nhấn mạnh.
Do chương trình quá nặng
Một chuyên gia giáo dục cho biết việc giao bài tập về nhà cho HS tiểu học nên hay không nên vẫn khó rạch ròi đúng - sai. Ở các quốc gia khác, người ta cấm tuyệt đối là vì có nhiều yếu tố: Chương trình học vừa phải, cơ sở hạ tầng phục vụ cho trẻ vui chơi, học năng khiếu, rèn luyện kỹ năng sống sau giờ học chính khóa rất tốt, phụ huynh tin tưởng vào giáo dục của nhà trường...
Còn ở ta, trong nhiều năm, chương trình học của HS tiểu học quá nặng, về nhà các em phải bò ra học. Kể từ khi có Thông tư 30 bỏ đánh giá bằng điểm số, áp lực của HS giảm được chút ít thì chính phụ huynh lại phản ứng, lo con lơ là không chịu học, họ gây áp lực buộc GV phải giao bài tập về nhà.
Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho biết HS ở độ tuổi tiểu học còn nhỏ, ý thức tự học chưa cao, chính vì thế nên giao bài tập cho trẻ để từ đó hình thành ý thức tự lập, tự rèn luyện nhưng giao thế nào, khối lượng bao nhiêu để học mà chơi, chơi mà học, HS không bị áp lực thì không phải GV nào cũng biết.
Đơn cử, nếu GV yêu cầu trẻ về nhà ôn tập lại bài trên lớp, đọc trước bài ngày mai hoặc chuẩn bị các câu hỏi cho bài học tiếp theo thì rất tốt, vẫn đúng theo quy định.
"Nhưng cũng có trường hợp GV không phổ biến kỹ, khiến HS hiểu lầm. Đã từng có em phải về nhà chép lại cùng lúc 2 bài văn dài đã học trên lớp, điều này giống như bị phạt, không còn gọi là làm bài tập về nhà nữa" - bà Hà kể.
Từ thực tế chuyên môn và quản lý, ông Trần Trọng Khiêm cho hay không thể tránh khỏi có GV vì có quá nhiều tham vọng mà nhồi nhét bài tập cho trẻ, xuất phát từ nguyên nhân các thầy cô bị áp lực về chất lượng HS nên khó tránh khỏi tình trạng la mắng, ép trẻ học để làm sao các em có kết quả tốt nhất.
Cần phụ huynh hợp tác
Theo ông Trần Trọng Khiêm, phòng giáo dục vẫn thường nhắc GV rằng dù giao bài tập hay không vẫn phải tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, chẳng hạn có thể nói: con thích làm bài nào thì làm. Tuy nhiên, đã giao bài là có kiểm tra. Nhưng dù là biện pháp gì đi nữa, hiệu quả nhất vẫn là gia đình và nhà trường cùng phối hợp, cha mẹ không ỷ lại thầy cô.
Ngược lại, phụ huynh cũng cần hợp tác, chính việc phụ huynh cứ yêu cầu GV phải giao bài tập khiến HS có ác cảm với thầy cô, cho rằng chính thầy cô là nguyên nhân khiến các em quá tải.
"Phụ huynh nên tạo thói quen học tập cho trẻ dưới sự quản lý của cha mẹ. Trước đây cha mẹ yêu cầu rất nhiều nhưng gần đây thì đã giảm đi khá nhiều từ khi có Thông tư 30 vì không còn nặng về vấn đề điểm số" - ông Khiêm nói.
Theo Đặng Trinh - Như Huỳnh/ Người Lao Động
Trường cho học sinh đọc truyện tranh thay làm bài tập Sau cuộc bỏ phiếu của phụ huynh, một trường tiểu học ở Scotland quyết định học sinh không cần làm bài tập về nhà. Thay vào đó, các em đọc truyện tranh, tạp chí. Vừa qua, trường Tiểu học Inverlochy ở Fort William, Scotland, tổ chức lấy phiếu về việc bắt học sinh làm bài tập về nhà. 62% phụ huynh và 72%...