Bài phát biểu về iPhone của Steve Jobs đã thay đổi mọi thứ như thế nào?
Khi Steve Jobs lên sân khấu tại Macworld ở San Francisco vào ngày 9/1/2007 để giới thiệu iPhone đầu tiên, không ai có thể tưởng tượng ngành công nghiệp smartphone và thế giới nói chung đã thay đổi từ thiết bị này.
Ở thời điểm đó, thị trường smartphone đã khác rất nhiều so với ngày nay. Trong quý 4/2006, chỉ có 18 triệu smartphone được xuất xưởng, nhưng trong quý 3/2021, hơn 300 triệu smartphone đã được xuất xưởng.
Trong những ngày đầu của thị trường smartphone, Nokia là công ty đứng đầu, sau đó đến phiên BlackBerry, Motorola, Palm và Sony Ericsson nằm trong Top 5. Một điều chung mà các công ty lớn hướng đến khi thiết kế điện thoại chính là kết hợp với bàn phím vật lý. Ở thời điểm đó, Jobs và Apple đã nhìn thấy cơ hội cho sự thay đổi mang tính cách mạng.
iPhone ảnh hưởng sao đến ngành công nghiệp smartphone
Điều mọi người chú ý nhất đến iPhone chính là giao diện màn hình cảm ứng. Toàn bộ mặt trước của iPhone là một màn hình lớn, hoàn toàn không có bàn phím vật lý. Thay vào đó, giao diện được điều chỉnh theo ý người dùng, ẩn hoặc hiển thị bàn phím khi cần thiết. Bất chấp những tính năng mang tính cách mạng của nó, nhiều người không tin rằng iPhone sẽ đạt được sức hút.
Trong một cuộc phỏng vấn với USA Today, CEO Microsoft Steve Ballmer cho biết: “Không có cơ hội để iPhone chiếm được thị phần đáng kể nào. Không có cơ hội. Đó là một mặt hàng được trợ giá 500 USD. Họ có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng hãy nhìn vào 1,3 tỷ điện thoại được bán ra, tôi muốn có phần mềm của chúng tôi ở 60% hoặc 70% hoặc 80% trong số đó, hơn là có 2% hoặc 3% – những gì Apple có thể lấy”.
Nhưng mọi thứ không như vậy, sau khi iPhone xuất hiện, thị phần smartphone của Nokia và BlackBerry liên tục giảm mạnh. Sau đó, cả hai đều thực hiện những thay đổi lớn đối với mô hình kinh doanh của mình nhằm mục đích tồn tại.
Hầu hết smartphone hiện nay đều bắt chước các tính năng mà iPhone đi tiên phong. Android mà Google ra mắt vào tháng 9/2008 đã vay mượn rất nhiều từ iOS. Thiết bị GPS cầm tay cùng máy ảnh giá rẻ đến tầm trung, cũng như máy nghe nhạc MP3 đã dần mất chỗ đứng vì iPhone đều đảm nhận những vai trò đó trong một thiết bị duy nhất.
iPhone ảnh hưởng đến Apple ra sao?
Nhưng cũng không thể bỏ qua là tác động của iPhone đối với chính Apple. Apple bắt đầu là một nhà sản xuất máy tính và gần như đã chết trước khi Steve Jobs quay trở lại công ty khi Apple đang đứng trên bờ vực phá sản. Ông đã giúp xoay chuyển công ty với iMac ban đầu, tiếp theo là G3 Mac, G4 và iPod.
Bất chấp thành công của công ty với những sản phẩm đó, iPhone mới giúp đưa Apple lên một tầm cao mới. Từ một công ty sản xuất máy Mac OS kém xa Windows, Apple đã trở thành công ty dẫn đầu ngành công nghiệp smartphone.
Video đang HOT
Ngay cả sau sự trỗi dậy của Android, Apple vẫn tiếp tục là một thế lực thống trị. Thành công của iPhone cũng giúp Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên được định giá 1.000 tỉ USD.
Tác động của iPhone với di sản Steve Jobs để lại
Một tác động lớn khác của iPhone là đối với bản thân Steve Jobs và di sản mà ông để lại. Jobs qua đời 4 năm sau khi giới thiệu iPhone tại MacWorld, để lại di sản lớn hơn nhiều so với kết quả mà nó mang lại.
Jobs và Steve Wozniak là đồng sáng lập ra Apple, tuy nhiên do bản tính lanh lợi của mình, Jobs đã bị sa thải. Sau đó, ông thành lập NeXT Inc nhằm lặp lại thành công ban đầu của mình với Apple. Cuối cùng, mặc dù NeXT thất bại nhưng nó đã tạo ra một hệ điều hành đóng vai trò quan trọng cho nền tảng macOS hiện tại sau khi Apple mua NeXT để đưa Jobs trở lại. Trong thời gian rời Apple, Jobs cũng mua Pixar, và công ty này tiếp tục sản xuất một số bộ phim hoạt hình thành công nhất trong lịch sử.
Thành lập Apple, mua Pixar, sau đó xoay chuyển Apple và giúp cứu công ty khỏi bị phá sản và lãng quên sẽ là những thành tựu đủ để khẳng định Jobs là một trong những doanh nhân và CEO thành công nhất thế kỷ 20. Tuy nhiên, thành công của iPhone đã giúp đưa di sản của Jobs trở thành huyền thoại, biến ông trở thành biểu tượng mà vô số doanh nhân ở Thung lũng Silicon khao khát. Không ai có thể biết được iPhone sẽ thay đổi thế giới như thế nào khi nó được giới thiệu lần đầu tiên nhưng bằng một minh chứng thực sự cho thấy, iPhone đã làm mọi thứ thay đổi ra sao. Thật khó để tưởng tượng một thế giới không có iPhone sẽ như thế nào.
3 yếu tố khiến iPhone suýt thất bại 15 năm trước
iPhone giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Cách đây 15 năm, mẫu smartphone này suýt không thể ra mắt do những yếu tố đơn giản nhưng quan trọng.
Thế hệ iPhone đầu tiên được Steve Jobs giới thiệu tại hội nghị Macworld ngày 9/1/2007 sau nhiều tháng xuất hiện dưới dạng tin đồn. Đến khi sự kiện diễn ra, nhiều người vẫn chưa thể hình dung chiếc điện thoại đó sẽ ra sao.
Kể cả khi Steve Jobs trình làng iPhone, công chúng chỉ biết đó là mẫu điện thoại đắt tiền, được bán tại Mỹ qua nhà mạng AT&T. Kết quả, mẫu điện thoại được Jobs ra mắt năm 2007 trở thành sản phẩm thành công nhất trong lịch sử, đưa Apple trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD.
Năm 2007, nhiều nhân vật trong giới công nghệ dự đoán iPhone sẽ thất bại. Dù lịch sử chứng minh điều đó là sai, trang Inc đã đưa ra 3 yếu tố từng khiến iPhone suýt sụp đổ.
Thỏa thuận với AT&T
Cách đây hơn 15 năm, hầu hết thành phần trên điện thoại như thiết kế, giao diện, tính năng do nhà mạng quyết định. Chúng thường chứa nhiều phần mềm rác (bloatware), ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Trong những năm đầu tiên, iPhone được bán độc quyền tại Mỹ bởi nhà mạng AT&T thông qua thỏa thuận với Cingular Wireless. Tháng 3/2006, chủ sở hữu của Cingular là BellSouth bị AT&T mua lại. Một năm sau, thương hiệu Cingular hợp nhất với AT&T ngay trước khi iPhone lên kệ.
Những chiếc iPhone đầu tiên được bán ra độc quyền bởi nhà mạng AT&T.
Stan Sigman, CEO Cingular Wireless đã ký thỏa thuận bí mật với Apple vào năm 2005 dù chưa biết thiết kế hay nguyên mẫu điện thoại. Thời điểm đó, các nhà mạng đều đắn đo với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ sản phẩm của Apple. Tuy nhiên, ban lãnh đạo AT&T và Cingular đã nhìn ra tiềm năng của thỏa thuận.
Jobs đã thuyết phục AT&T chấp nhận những điều khoản chưa từng có để trở thành nhà phân phối iPhone độc quyền. Đổi lại trong 5 năm, AT&T sẽ nhận 10% doanh thu iPhone tại các cửa hàng, và một khoản nhỏ doanh thu iTunes. Về phía Jobs, ông sẽ nhận về 10 USD/tháng trên mỗi hóa đơn cước của khách hàng AT&T.
Apple giữ quyền kiểm soát hoàn toàn thiết kế và tính năng của iPhone. Jobs còn thuyết phục AT&T đầu tư cả triệu USD, bỏ ra hàng nghìn giờ để phát triển tính năng hộp thư thoại trực quan (visual voicemail) chỉ có mặt trên iPhone.
Nhờ thỏa thuận trên, Apple đạt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn việc thiết kế, sản xuất và quảng bá iPhone. Steve Jobs gây bất ngờ khi thương lượng thành công với một trong những công ty viễn thông lâu đời nhất.
Nếu không đạt thỏa thuận với nhà mạng, iPhone có thể đã không xuất hiện. Sự mạo hiểm của AT&T đã góp phần mang đến thành công cho iPhone. Đến tháng 1/2008, iPhone trở thành smartphone phổ biến nhất của AT&T, giúp nhà mạng này thu hút nhiều khách hàng mới.
Không có App Store
Năm 2007, iPhone chỉ có 16 ứng dụng cài sẵn và không có App Store. Jobs cho biết lập trình viên có thể viết ứng dụng web, chạy trên Safari nếu muốn phát hành phần mềm cho iPhone. Ứng dụng bên thứ ba duy nhất có mặt trên iPhone thời điểm đó là Google Maps, không hỗ trợ tính năng chỉ đường theo thời gian thực do iPhone không có GPS.
Tuy được Jobs đánh giá cao, cách hoạt động của ứng dụng web có sự khác biệt lớn so với phần mềm gốc. Đó là lý do người dùng tìm đến bẻ khóa (jailbreak) để cài ứng dụng lên iPhone.
Kho ứng dụng web cho iPhone của Apple giai đoạn 2007-2008.
Trong email trao đổi với Jobs năm 2007, Bertrand Serlet, Phó chủ tịch Kỹ thuật phần mềm của Apple đã đưa ra hàng loạt yếu tố về bảo vệ người dùng, tạo ra nền tảng viết app, đảm bảo API hoạt động ổn định và có tài liệu tham khảo. Dù chỉ có 4 điều, quan điểm của Serlet trong email được thể hiện rõ: Apple cần quyết định vào thời điểm phù hợp, thay vì phát hành App Store sớm nhưng không có sự hỗ trợ đầy đủ.
Email phản hồi của Jobs bày tỏ sự đồng ý. "Đương nhiên rồi, miễn là chúng ta có thể triển khai tất cả tại Macworld diễn ra vào 15/1/2008", CEO Apple lúc ấy chỉ cho đội ngũ của Serlet 3 tháng để hoàn tất SDK cho iPhone, bởi email của Serlet được viết vào ngày 2/10/2007.
Mất nhiều tháng xây dựng từ một email, đó lại là bước đi đầu tiên cho những thành công mới của Apple. Hệ sinh thái iOS đã có hơn một tỷ thiết bị, trong khi App Store đạt doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Năm 2008, vốn hóa Apple chỉ hơn 100 tỷ USD. Sau 13 năm, con số ấy là 2.000 tỷ USD. iPhone và kho ứng dụng App Store là những yếu tố góp phần tạo nên thành công ấy. Không quá khi nói quyết định mở nền tảng iOS cho lập trình viên cách đây 14 năm là email quan trọng nhất của Steve Jobs đối với Apple.
Nếu không có App Store, người dùng vẫn có thể mua iPhone bởi đây là thiết bị mới lạ, nhưng iPhone sẽ không đóng vai trò thay đổi cách truy cập thông tin, giao tiếp và tương tác với thế giới như hiện nay. App Store đã giúp iPhone làm được điều đó.
"Chúng ta chưa có sản phẩm nào"
Năm 2005, Steve Jobs giao nhiệm vụ tạo ra iPhone cho khoảng 200 kỹ sư. Sau một năm, nguyên mẫu iPhone vẫn là mớ hỗn độn. Bên cạnh nhiều lỗi, những tính năng cơ bản của máy cũng không hoạt động tốt khi thường rớt cuộc gọi, pin ngừng sạc trước khi đầy, ứng dụng lỗi và không khởi động được.
"Chúng ta chưa có sản phẩm nào", Steve Jobs nói với nhóm phát triển bí mật khi nhìn vào danh sách lỗi của iPhone. Ông yêu cầu họ khắc phục mọi thứ.
Một trong những nguyên mẫu iPhone đầu tiên.
Dù không nổi tiếng bằng những cơn giận dữ khác của Jobs, sự điềm tĩnh bất ngờ của cố CEO Apple khi nói về iPhone khiến nhiều nhân viên lúc ấy cảm thấy sợ hãi.
"Đó là một trong ít lần tôi cảm thấy ớn lạnh tại Apple", một kỹ sư từng làm việc trong nhóm phát triển iPhone chia sẻ. Đó là khoảng thời gian căng thẳng nhưng thời hạn gần đến, Apple phải có iPhone, ít nhất là thứ để mang ra công chúng tại Macworld 2007. Do Mac OS X Leopard đã bị hoãn, việc không thể ra mắt iPhone sẽ khiến sự kiện không còn gì thú vị.
Nếu không thể trình làng iPhone vào ngày 9/1/2007, Apple sẽ không thể đáp ứng mong mỏi của nhiều người, và có thể không thành công như hiện nay.
Chỉ bằng vài chữ ngắn ngủi, Steve Jobs giải thích quyết định quan trọng nhất của Apple Không phải lãnh đạo thế giới nào cũng có thể hiểu được quyết định này của Steve Jobs, cố nhà sáng lập kiêm CEO Apple. iPhone có thể là sản phẩm thành công nhất thế giới, song nó không thể ra đời nếu Steve Jobs không ra quyết định. Jobs là người đã giới thiệu iPhone đến với tất cả mọi người, trong...