Bài phát biểu 20 phút
Ông giám đốc công ty cần phát biểu trong buổi lễ cuối năm. Ông nhờ cô thư ký soạn một bài phát biểu thật ấn tượng, dài khoảng 20 phút.
Ảnh minh họa
Khi trở về từ buổi lễ, ông giám đốc trông rất cáu kỉnh:
- Sao cô lại soạn một bài phát biểu dài đến cả tiếng đồng hồ? Hơn một nửa số khách tham dự đã bỏ về trước khi tôi phát biểu xong.
Video đang HOT
- Tôi soạn bài dài 20 phút như ông yêu cầu đấy chứ – Cô thư ký ngơ ngác – Với lại tôi có kẹp thêm 2 bản copy của bài phát biểu như mọi khi mà…
Theo Datviet
Ngoại trưởng Kerry: Việt, Mỹ cùng nhau củng cố nền tảng tương lai
Trong khuôn khổ chuyến công du đến Việt Nam kéo dài từ ngày 14 đến 17/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến thăm đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại đây, ông đã kêu gọi Việt Nam và Mỹ cùng nhau chung sức để chống biến đổi khí hậu, củng cố những nền tảng cho tương lai và cùng hợp tác để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (đứng giữa)
"Tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi có mặt ở đây ngày hôm nay. Cách đây nhiều thập kỷ, ở vùng sông nước này, tôi là một trong số rất nhiều người chứng kiến giai đoạn khó khăn trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Ngày hôm nay, cũng tại vùng sông nước này, tôi có thể nhận thấy hai nước chúng ta đã cùng nhau tiến xa như thế nào", Ngoại trưởng Kerry đã nói như vậy khi mở đầu bài phát biểu tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo ông Kerry, "không điều gì có thể đe dọa tương lai của khu vực này - nơi hàng triệu người đang sống, làm việc và cung cấp lương thực cho hàng triệu người khác trên thế giới". Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong hai hoặc ba khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới và "cả hành tinh này sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì đang diễn ra ở đây", Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Các nhà khoa học dự báo, nếu tình hình cứ tiếp tục diễn ra như hiện nay, mực nước biển sẽ dâng trung bình một mét vào cuối thế kỷ này. "Đối với một số người, con số này nghe không có vẻ gì là to tát. Nhưng tại Cà Mau, không khó để tưởng tượng mức độ thiệt hại khi nước biển dâng cao một mét. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu người trên thế giới phải di chuyển chỗ ở. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá. Hoạt động kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại đến hàng tỷ đôla Mỹ. Và cuộc sống của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Phần lớn các hoạt động nuôi trồng và cạnh tác thủy sản như tôm và cá da trơn của thế giới đang diễn ra tại vùng đồng bằng này. Và có khoảng 70 triệu người đang làm kinh tế dựa vào dòng sông Mekong ", ông Kerry cho biết.
Trong khi một cơn bão đơn lẻ có thể không liên quan đến biến đổi khí hậu, mọi người đều biết, hoàn toàn có cơ sở khoa học, là nhiệt độ gia tăng có thể dẫn đến mùa mưa bão kéo dài hơn và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.
Quan trọng hơn cả, Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa gạo của cả thế giới. Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam . Và hàng chục triệu, hàng trăm triệu người ở châu Á và trên toàn thế giới xem gạo là nguồn dinh dưỡng chính. Ngay tại vựa lúa gạo của Việt Nam này, mực nước biển dâng cao đồng nghĩa với việc nước mặn xâm nhập vào Đồng bằng Sông Cửu Long. Bất kỳ ai làm nông nghiệp hoặc trồng trọt đều có thể nói cho bạn biết nước mặn và muối không phải là bạn của đồng lúa.
Giải thích về lý do có mặt tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngoại trưởng Mỹ cho hay: "Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu. Và chúng ta sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng nếu chúng ta không thay đổi cách xử lý vấn đề ngay hôm nay. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải hợp tác cùng nhau và tập trung vào những vấn đề này. Đó là lý do vì sao tôi đến đây, vùng xa xôi của Đồng bằng Sông Cửu Long, ngẫu nhiên cũng là nơi tôi đã từng có mặt trước đây. Nhưng tôi đến đây không phải để nhắc lại quá khứ, mà để tìm cách ứng phó với thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai".
"Mỹ và Việt Nam đã và đang hợp tác với nhau. Chúng ta đang cùng làm việc ở nhiều cấp khác nhau để tăng cường khả năng chống chịu của Việt Nam trước các tác động mà chúng ta đã có thể nhận thấy được", ông Kerry cho biết.
Cũng trong bài phát biểu ngày hôm qua, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ đã công bố cam kết ban đầu trị giá 17 triệu đôla Mỹ thông qua Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID. Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để giúp các cộng đồng người dân ở Việt Nam chống suy thoái môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kết thúc bài phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ một lần nữa nhấn mạnh cam kết hợp tác với Việt Nam trong vấn đề chống biển đổi khí hậu, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch để "chúng ta có thể đi tiếp hành trình chung, và để chúng ta có thể để lại một hành tinh đáng sống cho những thế hệ tiếp sau". "Và tôi khó mà có thể diễn đạt được hết với mọi người niềm vui và những cảm xúc tốt đẹp được quay trở lại nơi này, để có thể tiếp tục củng cố những nền tảng cho tương lai và cùng hợp tác với bạn bè Việt Nam trong nỗ lực cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp", ông Kerry nói thêm.
Hải Yến
Theo_VnMedia
"Quan hệ Việt-Mỹ đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết" Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 14/12 đã chính thức đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm này sẽ kéo dài đến ngày mai (17/12). Ngoại trưởng Kerry (Ảnh: Getty) Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngoại trưởng Kerry đã có bài phát biểu trước các thành viên của Hiệp...