‘Bài kiểm tra’ đối với Tổng thống Biden ở biên giới
Tổng thống Joe Biden đang phải trải qua “bài kiểm tra sớm” về chính trị và đạo đức qua phương pháp đối xử với hàng nghìn trẻ em nhập cư một mình đến Mỹ.
Nhân viên Biên phòng Mỹ hộ tống hai trẻ em nhập cư không người lớn đi kèm. Ảnh: Reuters
Tờ Guardian (Anh) cho biết số trường hợp bị phát hiện cố vượt qua biên giới Mỹ- Mexico đang có chiều hướng đạt đỉnh của 20 năm qua. Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tính đến 16/3, Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân sinh Mỹ quản lý khoảng 9.200 trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm. Phần lớn trong số này là thiếu niên nhưng có hàng trăm em dưới 12 tuổi.
Dựa trên quy định an toàn phòng dịch COVID-19 từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, người trưởng thành vượt biên và gia đình sẽ bị trục xuất. Nhưng có một số lượng lớn trẻ em, nhỏ nhất là 6 tuổi, từ Guatemala, El Salvador và Honduras đã đến biên giới Mỹ mà không hề có cha mẹ đi kèm.
Những em nhỏ này được đưa đến cơ sở tuần gia biên giới và sống trong tình trạng chật chội, đông đúc. Bà María Teresa Kumar – nhà thành lập tổ chức chính trị Voto Latino đánh giá chính quyền Tổng thống Biden đã ngó lơ thực trạng này.
Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump, trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm sẽ được trả thẳng về Mexico. Trong khi đó, Tổng thống Biden quyết định đưa những em nhỏ này đến các cơ sở tuần tra biên giới và trong vòng 72 tiếng đồng hồ sẽ chuyển đến địa chỉ do Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân sinh Mỹ quản lý để xem xét trao cho người thân hoặc người bảo trợ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực tế là hệ thống hiện tại không thích ứng được đề nghị của nhà lãnh đạo Mỹ. Có đến 4.500 trẻ em vẫn mắc kẹt tại các cơ sở được thiết kế dành cho người trưởng thành. Nhiều luật sư khi đến các cơ sở này ở Texas miêu tả rằng trẻ em nhập cư ngủ trên sàn nhà hoặc ghế kim loại đồng thời cứ vài ngày các em mới được phép ra ngoài đôi phút.
Chính quyền Tổng thống Biden đang tìm các biện pháp giải quyết, trong đó có mở cơ sở tạm trú khẩn cấp và tận dụng một trung tâm tại Dallas làm nơi cư ngụ cho 3.000 thiếu niên nhập cư. Washington còn cử lực lượng của Cơ Quan Quản Lý Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA) để hỗ trợ vận chuyển và thiết lập nơi tạm trú cho trẻ em nhập cư từ nay đến đầu tháng 6.
Đảng Dân chủ đánh giá tình thế này là “thách thức” và “nhiều vấn đề” đồng thời đổ trách nhiệm cho chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump. Nhà Trắng cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đã đơn phương tách biệt gần 3.000 trẻ em nhập cư khỏi cha mẹ mà không có đề xuất nào để đoàn tụ cho những trường hợp này. Trong khi đó, đảng Cộng hòa vội vã cáo buộc đây là “khủng hoảng” và “thảm họa” đầu tiên của chính quyền Tổng thống Biden. Bất đồng này cho thấy biên giới vẫn là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong chính trị Mỹ.
Trẻ em vui chơi tại cơ sở tạm tú của người nhập cư tại Tijuana, Mexico. Ảnh: AFP
Những bức tường dọc 644 km biên giới với Mexico được dựng lên dưới thời cựu Tổng thống Trump. Tổng thống Biden tuyên bố ngừng thi công những bức tường này và cam kết thay đổi chính sách của người tiền nhiệm.
Nhưng từ tháng 4/2020, số lần chạm chán giữa người nhập cư trái phép và lực lượng Cục Hải Quan Và Biên Phòng Mỹ (CBP) đã tăng theo tháng. Tháng 2 vừa qua ghi nhận 100.441 người nhập cư cố tình vượt biên đến Mỹ và đây là con số cao nhất kể từ tháng 3/2019. Đặc biệt trong số này có nhiều trẻ em không người lớn đi kèm.
Những em nhỏ này hướng đến Mỹ với mục tiêu được đoàn tụ người thân trong gia đình hoặc chạy trốn đói nghèo, tội phạm và bạo lực tại quê nhà. Trung Mỹ đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi các cơn bão và kinh tế xấu đi vì dịch COVID-19. Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC vào tháng 3, Tổng thống Biden đánh giá: “Người nhập cư trái phép đến bởi hoàn cảnh của họ quá xấu”.
Hạ viện Mỹ vào ngày 18/3 đã thông qua dự luật “mở đường” cấp quyền công dân cho hàng triệu người nhập cư vào Mỹ khi còn nhỏ không giấy tờ đồng thời tạo điều kiện pháp lý cho nhiều lao động nhập cư trong ngành nông nghiệp. Tổng thống Biden còn lên kế hoạch cho chương trình hỗ trợ người dân các nước Trung Mỹ được đăng ký nhập cư từ quê hương họ. Nhà lãnh đạo Mỹ còn cam kết thúc đẩy hỗ trợ 4 tỷ USD cho Trung Mỹ.
Ông Henry Olsen tại Trung tâm chính sách công và đạo lý tại Washington phân tích: “Nếu số trẻ em nhập cư không người lớn đi kèm giảm trong tháng tới thì đây sẽ không còn là khủng hoảng nhưng tôi cho rằng chính phủ đang chuẩn bị cho tình huống ngược lại và đây có thể trở thành vấn đề đặc thù”.
Bà Ali Noorani tại Diễn đàn Nhập cư Quốc gia nhận định: “Chủ đích của chính quyền Tổng thống Biden là đối xử với người nhập cư kèm lòng trắc ẩn đồng thời giữ an toàn cho nước Mỹ”.
Mexico tăng cường truy quét người di cư từ Trung Mỹ
Giới chức trách Mexico đang tăng cường các cuộc truy quét người nhập cư bất hợp pháp trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng người di cư từ các nước Trung Mỹ đổ về tìm tương lai sáng hơn tại Mỹ kể từ khi chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden, người có quan điểm mềm mỏng hơn trong vấn đề di cư, nhậm chức.
Người di cư Trung Mỹ di chuyển tại Ciudad Juarez, Mexico ngày 11/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chiến dịch truy quét có sự tham gia của nhân viên Viện di trú Mexico (INM), quân đội và cả cảnh sát, cho thấy sự cố gắng của Chính phủ Mexico nhằm kiểm soát người di cư vượt biên nước này sang Mỹ. Phía Mexico đã hoan nghênh cam kết của chính quyền Tổng thống Biden trong việc giải quyết nguyên nhân dẫn tới làn sóng người di cư từ Trung Mỹ đến Mỹ, song nước này quan ngại rằng việc chính quyền Washington "bật đèn xanh" trong quá trình xin tị nạn sẽ khiến nhiều người di cư đến Mỹ hơn và tạo gánh nặng cho Mexico.
Thống kê của INM cho biết trong các cuộc truy quét từ ngày 25/1-16/2, khoảng 1.200 người di cư từ Trung Mỹ đã bị bắt giữ dọc tuyến đường tàu hỏa kéo dài tại 6 bang miền Nam và miền Trung Mexico và tại thủ đô Mexico City. Trong nhiều tuần qua, hơn 800 người di cư đã bị bắt giữ khi ẩn náu trên xe buýt hoặc xe kéo về phía biên giới phía Bắc với Mỹ.
Trong một vụ truy quét người di cư nhảy tàu đến biên giới phía Bắc hồi cuối tháng 1 vừa qua, lực lượng chức năng Mexico đã bắt giữ hơn 100 người di cư trốn trên tàu. Ông Elias Espinoza, người đứng đầu trại tạm trú người di cư Sagrada Familia, cho biết đây là số người di cư bị bắt giữ nhiều nhất trong 8 năm qua tại cơ sở này. Những người di cư, nếu không có giấy tờ hợp lệ để được ở lại Mexico, sẽ bị trục xuất hoặc bắt giữ cho dù họ có kế hoạch xin tị nạn tại Mỹ.
INM cho hay việc tăng cường các chiến dịch truy quét ở dọc tuyến đường sắt không phải là yêu cầu từ phía Mỹ và cơ quan này chưa từng tiến hành những chiến dịch như vậy trong nhiều năm qua bởi có ít người di cư sử dụng tàu hỏa để đến biên giới với Mỹ. Phương tiện thông dụng nhất của người nhập cư để tới biên giới Mexico - Mỹ là tàu chở hàng. Họ chờ sẵn ở ven đường sắt, nơi những chuyến tàu chạy qua, rồi nhảy lên chúng. Bất nguy hiểm, người vượt biên ngồi ở mọi nơi mà họ có thể tới, bao gồm cả nóc tàu. Ông Tonatiuh Guillen, Giám đốc INM, cho biết đến năm 2019, tần suất và quy mô các vụ bắt giữ người di cư nhảy tàu để sang Mỹ lên mức chưa từng thấy và giờ càng phổ biến hơn.
Ngoài các vụ truy quét của Mexico, trong tháng 2, lực lượng bảo vệ biên giới Mỹ cũng thực hiện 100.041 vụ bắt giữ hoặc trục xuất tại biên giới với Mexico, mức cao nhất theo tháng kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng biên giới hồi năm 2019. Sự gia tăng này chủ yếu là do người di cư từ các nước Trung Mỹ đổ về.
Bất chấp nguy hiểm, người di cư từ các nước Trung Mỹ tìm cách đến Mỹ để chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực, kinh tế kiệt quệ và nạn đói tại quê nhà, vốn lại hậu quả của các trận thiên tai. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ không có đủ khả năng để chi trả hàng nghìn USD cho các nhóm buôn người để vượt biên vào Mỹ, thay vào đó họ tự tìm đường đến biên giới phía Bắc bất chấp nguy hiểm từ các nhóm tội phạm ma túy và chiến dịch truy quét của lực lượng an ninh.
Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19 Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch COVID-19 sau các vụ xả súng diễn ra ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta, ngày...