Bài học xây dựng thương hiệu từ Kit Kat Nhật Bản
Theo báo cáo của Nestle, mỗi giây có khoảng 700 thanh Kit Kat được tiêu thụ trên toàn thế giới, tương đương 22 tỷ thanh được tiêu thụ mỗi năm.
Năm 2017, lần đầu tiên ngành du lịch Nhật Bản lập mốc kỷ lục 10 triệu du khách. Dự kiến năm nay con số này có thể tăng lên 15 triệu người nếu xem xét đà tăng trưởng từ năm 2015. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những mặt hàng mà các du khách mua về làm quà.
Thông thường, những sản phẩm bánh kẹo như Kit Kat luôn được du khách ưa chuộng và mọi người có thể dễ dàng thấy những shop bán hàng lưu niệm bày bán sản phẩm này trong những hộp quà trang trí ở khắp các trạm tàu Tokyo hay sân bay. Tất nhiên những thương hiệu bánh kẹo khác cũng được bày bán nhưng chưa có một sản phẩm nào phổ biến cũng như được biến tấu đa dạng về hương vị, màu sắc, thiết kế như Kit Kat.
Tuy vậy, có lẽ nhiều du khách không biết rằng Kit Kat không phải thương hiệu của Nhật Bản. Chúng được phát minh tại Anh và hiện được phân phối bởi tập đoàn quốc tế Nestle, công ty kinh doanh bánh kẹo gần như lớn nhất thế giới.
Thương hiệu ngoại “Made in Japan”
Lịch sử của Kit Kat có thể truy ngược về năm 1935 tại Anh khi hãng Rowntree giới thiệu dòng sản phẩm mới chuyên dùng cho các buổi tiệc trà chiều. Tuy nhiên phải đến năm 1937 loại bánh này mới được đặt tên là Kit Kat.
Bước sang thập niên 1950, loại bánh này bắt đầu lan truyền sang những thị trường khác như Canada, Nam Phi, Ireland, Australia và New Zealand. Đến năm 1973, thương hiệu Kit Kat mới đến Nhật Bản và tiếp tục lan rộng ở hơn 100 quốc gia sau đó.
Vào năm 1988, Kit Kat được tập đoàn bánh kẹo khổng lồ Nestle mua lại.
Quay trở lại câu chuyện của Kit Kat tại Nhật Bản. Mặc dù bước vào thị trường này từ năm 1973 nhưng Kit Kat chỉ thực sự thành công từ thập niên 1990 bắt đầu từ đảo Hokkaido. Những nhân viên marketing của loại bánh kẹo này tin rằng các cửa hàng lưu niệm sẽ khiến sản phẩm mở rộng được tầm ảnh hưởng cũng như hình ảnh.
Trong thời gian này, Hokkaido là nơi có rất nhiều khách du lịch đến tham quan nhưng mặt hàng lưu niệm chủ yếu tại đây lại là bánh gạo, một sản phẩm dễ gây nhàm chán. Hòn đảo này cũng có bánh kẹo nhưng chưa có loại nào đại biểu được cho văn hóa địa phương.
Video đang HOT
“Bất cứ chỗ nào bạn đến, bánh gạo luôn được bày bán như quà lưu niệm nhưng mọi người sẽ dễ dàng nhàm chán với loại bánh truyền thống này”, phát ngôn viên Takuya Hiramatsu của Nestle Nhật Bản nói.
Vậy là Kit Kat vị dâu tây được ra mắt người tiêu dùng Hokkaido vào thời gian đó để rồi hàng loạt phiên bản có giới hạn của Kit Kat liên tiếp được sản xuất sau này. Phương pháp này đã thu được thành công vang dội khi chiếm được cảm tình của người Nhật và Kit Kat nghiễm nhiên trở thành mặt hàng lưu niệm bán chạy nhất Hokkaido.
Dần dần, những món quà lưu niệm này lan ra các thị trường khác của Nhật Bản với ngày càng nhiều hương vị độc đáo, lạ mắt mà không có nơi nào trên thế giới sản xuất. Sự tiếp cận độc đáo với nền văn hóa địa phương từng vùng đã giúp Kit Kat thành công với người tiêu dùng Nhật Bản trong khi chiến lược phát triển thành một dạng quà lưu niệm lại thúc đẩy doanh số của hãng qua du khách.
Theo báo cáo của Nestle, mỗi giây có khoảng 700 thanh KitKat được tiêu thụ trên toàn thế giới, tương đương 22 tỷ thanh được tiêu thụ mỗi năm. Năm 2014, doanh số bán lẻ KitKat tại Nhật đạt 17 tỷ Yên, tương đương 96 triệu Bảng Anh, dù vẫn còn kém 243 triệu Bảng Anh doanh số tại quê hương Anh quốc nhưng lượng tiêu thụ lại tăng liên tục từ năm 2011. Trái ngược lại, doanh số KitKat của Anh lại liên tiếp giảm 4 năm nay do người dân sợ béo phì lẫn tiểu đường.
Gắn sản phẩm với niềm tự hào dân tộc
Khi được hỏi về thành công vang dội của Kit Kat tại thị trường Nhật, Nestle đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do quan trọng nhất là sự tự hào của người Nhật với truyền thống ẩm thực cũng như nền công nghiệp bánh kẹo quê nhà.
Đối với người tiêu dùng Nhật, những sản phẩm mang hương vị quê hương truyền thống được sản xuất trong nước dù mang thương hiệu nước ngoài vẫn đang để họ tự hào bởi chúng vẫn đại diện cho một nền văn hóa, ẩm thực Nhật Bản. Việc bày bán những chiếc bánh Kit Kat mang hương vị truyền thống Nhật Bản cho thấy Nestle đã biết khéo léo cài cắm niềm tự hào dân tộc với sản phẩm của họ.
Ngoài hương vị trà xanh độc đáo, KitKat còn nghiên cứu hàng loạt những hương vị tượng trưng cho văn hóa của từng vùng miền. Năm 2003, KitKat ra hương vị dưa hấu vùng Yubari-Hokkaido để quảng bá cho văn hóa địa phương. Năm 2016, Nestle cho ra đời KitKat Itoh Kyuemon Uji Matcha để tưởng nhớ nhà sáng lập thương hiệu trà Uji tại Kyoto năm 1832.
Không dừng lại ở đó, Kit Kat với phát âm khá tương đồng Kitto Kattsu (Chắc chắn thành công) trong tiếng Nhật tạo nên một kiểu chúc may mắn mới trong cộng đồng. Nestle đã vô cùng nhanh chóng tạo nên các sản phẩm đi kèm để cổ súy cho cách chúc may mắn này.
Năm 2009, Nestle thành lập nên “KitKat Mall”, hợp tác với bưu chính viễn thông để cung cấp dịch vụ gửi sản phẩm KitKat kèm vòng may mắn đến những 600.000 sĩ tử tham gia kỳ thi tuyển đại học hàng năm. Năm 2011, KitKat cho ra đời dịch vụ gửi sản phẩm của họ kèm dòng nhắn nhủ “Kitto Fukkyu Kanau” (bạn chắc chắn sẽ phục hồi) đến những người dân chịu thiệt hại.
Bên cạnh đó là hàng loạt những hoạt động từ thiện hay các chương trình chúc may mắn của Nestle tới bất kỳ sự kiện nóng nào tại Nhật Bản. Động thái này không chỉ làm tăng doanh thu của công ty mà còn nâng cao rất nhiều hình ảnh sản phẩm.
Trong khoảng 2010-2016, doanh số KitKat tại Nhật đã tăng 50% và hãng mới phải xây thêm nhà máy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao từ trong nước cũng như du khách quốc tế. hàng năm, công ty cho ra đời khoảng 20 hương vị KitKat mới và thay thế các dòng sản phẩm trên kệ quà lưu niệm 2 tháng/lần.
Công ty mất khoảng 6 tháng cho việc lên ý tưởng đến sản xuất những hương vị mới cho KitKat và tất nhiên không phải loại nào cũng thành công. Dẫu vậy, người tiêu dùng vẫn háo hức với loại sản phẩm này bởi bên cạnh niềm tự hào dân tộc, tính tò mò vì không biết trước bạn sẽ được thưởng thức hương vị thế nào cũng khiến nhiều khách hàng chọn mua KitKat.
Theo GenK
Samsung vẫn là thương hiệu phổ biến nhất thế giới, vượt mặt Apple nhưng đang bị các hãng Trung Quốc áp sát
Xét về doanh số, Samsung đang đánh bại cả Apple lẫn các hãng smartphone Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên xét về lợi nhuận cả Samsung lẫn các hãng như Xiaomi, Oppo vẫn còn thua xa Apple.
Theo hãng nghiên cứu dữ liệu di động Newzoo, Samsung đã và đang thể hiện rất tốt danh xưng là hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với doanh số smartphone toàn cầu vượt xa so với Apple. Tuy nhiên, Samsung cũng phải đối mặt với tình thế cam go hơn khi các hãng Trung Quốc đang bám đuổi rất sát nút.
Báo cáo của Newzoo cho biết, thế giới hiện có 3,6 tỷ smartphone đang hoạt động tính tới tháng 6/2018. Thương hiệu smartphone phổ biến nhất vẫn là Samsung với 893 triệu máy với thị phần 27%. Apple đứng thứ hai với 24% thị phần.
Việc Samsung duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc đua smartphone chủ yếu nhờ các dòng sản phẩm giá rẻ hút khách tại thị trường Ấn Độ. Các vị trí còn lại lần lượt thuộc về Oppo, Xiaomi, Huawei và Vivo. Trong đó, bốn công ty này chiếm tới 1/3 thị phần smartphone trên thế giới.
Việc Apple có thị phần cao thứ hai không phải là điều lạ bởi thương hiệu của Apple đã được công chúng công nhận và đánh giá cao từ lâu. Không phải ngẫu nhiên mà hãng luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng thương hiệu của các đơn vị uy tín như Forbes hay gần đây nhất là việc trở thành công ty ngàn tỷ đô đầu tiên trên thế giới.
Không chỉ có sức hút lớn với người dùng, chiến lược tập trung cho phân khúc cao cấp với tỷ suất lợi nhuận cao còn giúp Apple luôn có lợi nhuận khủng nhất trong số các hãng smartphone trên thị trường.
Ngược lại, các hãng sản xuất smartphone khác như Samsung hoặc các hãng Trung Quốc lại tập trung chủ yếu vào phân khúc giá rẻ như một cách để "vét" sạch lợi nhuận của thị trường.
Xiaomi là một trong những đối thủ khó chơi nhất với Samsung tại các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc
Theo đánh giá, phân khúc giá rẻ vẫn có tiềm năng thu về tới hàng ngàn tỷ đô nên các hãng như Samsung hay Xiaomi, Oppo, Huawei không muốn rời xa cũng bởi vậy. Chỉ có điều khi có quá nhiều đối thủ trong phân khúc này, sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Mặc dù vậy các hãng trên chẳng còn lựa chọn nào khác khi Apple gần như đã "thầu" toàn bộ phân khúc cao cấp, nơi người tiêu dùng chẳng ngại bỏ một khoản tiền lớn để sở hữu iPhone. Còn với phân khúc giá rẻ, giá bán lại là thứ nhạy cảm nhất chứ không phải là cấu hình. Đó là chưa kể, doanh thu kiếm về chẳng lại được với chi phí bỏ ra càng khiến cho lợi nhuận của các hãng thấp hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa, Samsung và Xiaomi, Oppo, Xiaomi,...chỉ có thể giảnh chiến thắng về doanh số chứ khó có cơ hội cạnh tranh được với Apple về báo cáo lợi nhuận hàng năm.
Tham khảo Forbes
S-Pen: Khi ngòi bút mạnh hơn "gươm giáo" S-Pen, cây bút thông minh làm nên thương hiệu và sự khác biệt của dòng Galaxy Note lại tiếp tục được nâng cấp trên phiên bản Note9 năm nay. Nếu như năm 2017, S-Pen đã phục vụ cho việc vẽ và ghi chú tốt hơn với độ nhạy nâng cấp lên đến 4096 lực nhấn thì giờ đây cây bút ấy lại đem...